6 Môn Thể Thao Phù Hợp Chăm Sóc Người Bệnh Tăng Huyết Áp

Huyết áp cao được xem là “kẻ giết người thầm lặng”và là mối lo ngại lớn toàn cầu khi nó đang là căn bệnh ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Huyết áp cao gây ra nhiều áp lực cho tim và cũng một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các biến chứng tim mạch nguy hiểm. Tập thể dục thể thao là một trong những biện pháp hiệu quả giúp chăm sóc người bệnh tăng huyết áp

Vậy người bệnh tăng huyết áp nên lựa chọn những bài tập thể dục nào? Cùng WeCare 247 tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.

Lợi ích từ việc duy trì luyện tập thể thao đối với việc chăm sóc người bệnh tăng huyết áp

Tập luyện thể dục thể thao phù hợp là một trong những phương pháp điều trị và chăm sóc người bệnh tăng huyết áp hữu hiệu không cần dùng thuốc.

Tập thể dục chăm sóc người bệnh tăng huyết áp
Nguồn: Freepik

Việc duy trì mức độ hoạt động thể chất phù hợp mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh tăng huyết áp, bao gồm:

  • Giúp điều hòa lượng cholesterol máu
  • Khống chế tình trạng xơ vữa động mạch
  • Tăng tính đàn hồi và sự dẻo dai của các mạch máu
  • Giữ cho tinh thần luôn sảng khoái, linh hoạt và yêu đời

Qua đó ta thấy rằng, luyện tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp. Tuy nhiên, để lập kế hoạch chăm sóc người bệnh tăng huyết áp, gia đình và người chăm sóc nên lựa chọn những bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh.

6 môn thể thao phù hợp để lập kế hoạch chăm sóc người bệnh huyết áp cao

1. Đi bộ là bài tập đơn giản để chăm sóc người bệnh tăng huyết áp

Đi bộ đúng cách giúp gân cốt được thư giãn, đả thông kinh mạch, tinh thần sảng khoái và là hình thức luyện tập rất phù hợp để chăm sóc người bệnh tăng huyết áp với cường độ 5 – 7 buổi/tuần, và mỗi buổi từ 30 – 60 phút theo khuyến nghị của các chuyên gia.

Kết hợp hài hòa giữa đi bộ nhanh với tốc độ 100 bước/phút, đi bộ thong thả 70 bước/phút và các khoảng nghỉ vài phút. 

Tập thể dục chăm sóc người bệnh tăng huyết áp
Nguồn: Freepik

Người bệnh tăng huyết áp nên tập vừa sức, nếu vào ngày lạnh, nên mặc đủ ấm và bỏ bớt áo khoác sau khi người nóng dần lên.

2. Đạp xe đạp giúp kiểm soát tốt huyết áp

Đạp xe từ 20 – 30 phút mỗi ngày có lợi ích làm tăng nhịp tim, giúp máu tuần hoàn khắp cơ thể tốt hơn, đốt cháy lượng calo dư thừa, không những hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả mà còn tác động tích cực đến hoạt động của tĩnh mạch, hạn chế sự gia tăng huyết áp đột ngột.

Tập thể dục chăm sóc người bệnh tăng huyết áp
Nguồn: Freepik

Do vậy, đạp xe là một trong những bài tập được các chuyên gia khuyến nghị là bài tập lành mạnh giúp chăm sóc người bệnh tăng huyết áp.

3. Chọn bộ môn khiêu vũ – chọn cách chăm sóc người bệnh tăng huyết áp mang tính nghệ thuật

Nếu người bệnh tăng huyết áp yêu thích các môn nghệ thuật, thì khiêu vũ sẽ là lựa chọn phù hợp. Khiêu vũ giúp tăng độ dẻo dai, sức mạnh cơ bắp và tính linh hoạt của cơ thể.

Một nghiên cứu khoa học còn phát hiện ra rằng ở những người bị suy tim mãn tính, khiêu vũ giúp cải thiện chức năng tim và mạch máu.

Tập thể dục chăm sóc người bệnh tăng huyết áp
Nguồn: Freepik

Một lợi ích khác của khiêu vũ với việc chăm sóc người bệnh tăng huyết áp đó là giảm  mức cholesterol toàn phần trong máu, đặc biệt là cholesterol xấu (LDL).

4. Bơi lội giúp duy trì sự dẻo dai của hệ tim mạch

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, duy trì thói quen bơi lội thường xuyên sẽ có lợi ích cho sức khỏe tổng thể về lâu dài, vì đây là môn thể thao sử dụng gần như toàn bộ các nhóm cơ trên cơ thể, nên sẽ phù hợp khi chăm sóc người bệnh tăng huyết áp.

Bơi lội thường xuyên sẽ giúp giữ cho tim luôn khỏe mạnh, giảm viêm cho cơ thể, đồng thời giúp tăng lượng cholesterol có lợi (HDL), giúp giảm huyết áp.

Tập thể dục chăm sóc người bệnh tăng huyết áp
Nguồn: Freepik

Người bệnh tăng huyết áp cũng cần lưu ý khởi động kĩ trước khi bơi, bơi từ từ rồi mới tăng tốc và không bơi khi trời lạnh.

5. Chăm sóc người bệnh tăng huyết áp với các bài tập Aerobic (thể dục nhịp điệu)

Bài tập aerobic là bài tập sử dụng nhiều nhóm cơ lớn trên cơ thể, với những chuyển động lặp đi lặp lại và nhịp nhàng giúp tim, phổi, mạch máu và cơ bắp hoạt động liên tục. Đồng thời có tác dụng cải thiện khả năng trao đổi oxy của cơ thể, hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim, phổi thông qua vận động và co giãn cơ.

Tập thể dục chăm sóc người bệnh tăng huyết áp
Nguồn: Freepik

Do đó, lựa chọn các bài tập aerobic với cường độ nhẹ nhàng sẽ phù hợp để chăm sóc người bệnh tăng huyết áp, giúp kiểm soát mức huyết áp trong mức bình thường.

6. Người có huyết áp cao nên tập Yoga và dưỡng sinh

Yoga và dưỡng sinh vốn từ lâu đã nổi tiếng là những môn thể thao rất tốt cho sức khỏe và hệ tim mạch. Do đó, đây cũng là bộ môn phù hợp để chăm sóc người bệnh tăng huyết áp.

Tập thể dục chăm sóc người bệnh tăng huyết áp
Nguồn: Freepik

Yoga khi được tập luyện một cách đều đặn, đúng bài bản, có thể làm giảm nguy cơ tăng huyết áp thứ phát, đồng thời giúp làm dịu hệ thần kinh giao cảm và chậm nhịp tim, để các cơ trong cơ thể bước vào trạng thái nghỉ sâu.

Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh tăng huyết áp cần chú ý gì khi luyện tập thể dục, thể thao?

1. Lựa chọn những bài tập phù hợp với thể trạng để chăm sóc người bệnh tăng huyết áp

Những người bị tăng huyết áp kéo dài thường có những vấn đề sức khỏe khác kèm theo, do đó lựa chọn phương pháp tập phải dựa trên độ tuổi, mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe từng người.

Ví dụ:

  • Người cao huyết áp có biến chứng suy tim hoặc bệnh mạch vành thì không nên chạy bộ và tập những bài tập nặng.
  • Những bệnh nhân bị tăng huyết áp độ I (140/90 – 160/95 mmHg) với khả năng huyết áp có thể trở về bình thường mà không phải dùng thuốc thì có thể áp dụng bài tập đạp xe đạp.
  • Với những bệnh nhân có huyết áp cao trên 160/90mmHg thì nên kết hợp rèn luyện sức khỏe kết hợp với sử dụng thuốc hạ huyết áp theo chỉ dẫn của bác sĩ (nên uống thuốc trước khi tập 15 – 30 phút) sau đó mới tiến hành tập luyện bằng các bài tập đi bộ nhanh với tốc  vừa phải và kết hợp với các bài tập thở.

2. Cần có thời gian và tần suất luyện tập vừa phải khi chăm sóc người bệnh tăng huyết áp

Khi chăm sóc người bệnh tăng huyết áp, các bác sĩ khuyến nghị nên luyện tập đều đặn với tần suất vừa phải, không nên hoạt động quá sức gây phản tác dụng.

Chăm sóc người bệnh tăng huyết áp
Nguồn: WeCare 247

3. Lắng nghe cơ thể, luyện tập và nghỉ ngơi hợp lý, không gắng sức

Người bệnh tăng huyết áp cần biết cách lắng nghe cơ thể, nếu thấy mệt, khó thở, đau ngực thì nên dừng lại, nghỉ ngơi, không nên gắng sức.

Nguyên tắc tập luyện khi chăm sóc người bệnh tăng huyết áp là sự duy trì thường xuyên, liên tục và tăng dần thời gian, tốc độ tập.

Tập thể dục
Nguồn: Canva

Người bệnh cần có sự kiên trì luyện tập vì thường sau khoảng 2 – 3 tháng luyện tập thường xuyên huyết áp mới bắt đầu hạ xuống.

4. Người bệnh tăng huyết áp không nên tham gia thi đấu thể thao

Người bệnh tăng huyết áp không nên tập các môn thể thao nặng và tốn sức như: cử tạ, leo núi, bóng đá, quyền anh, tennis… vì sẽ gây tốn sức và tăng gánh nặng cho hệ thống tim mạch.

Đặc biệt, người tăng huyết áp không nên tham gia thi đấu thể thao vì khi đó cơ thể và tinh thần phải chịu sức ép về thời gian, có thể dẫn đến tăng huyết áp đột ngột.

5. Lưu ý trước và sau khi luyện tập thể thao để chăm sóc người bệnh tăng huyết áp

Người bệnh tăng huyết áp cần khởi động trước khi tập và thư giãn sau khi tập để tránh bị chấn thương và cho cơ thể thời gian cân bằng huyết áp.

Mỗi buổi tập nên khởi động từ từ các khớp toàn thân, từ đầu-cổ, tay, hông, đầu gối, cổ chân rồi mới tập. Khi kết thúc buổi tập cũng không nên ngồi nghỉ ngay, mà nên chạy chầm chậm, sau chuyển sang đi bộ một quãng trước khi dừng hẳn.

Khởi động và kết thúc một cách từ từ là yêu cầu kỹ thuật nhất thiết phải tuân theo để bảo đảm an toàn và hiệu quả của tập luyện khi chăm sóc người bệnh tăng huyết áp.

Tập thể dục chăm sóc người bệnh tăng huyết áp
Nguồn: Freepik

Lưu ý uống nhiều nước trước, trong và sau khi tập để tránh việc cơ thể mất nước.

6. Tham khảo ý kiến bác sĩ về chương trình luyện tập phù hợp

Các bài tập trong kế hoạch chăm sóc người bệnh tăng huyết áp cần được bác sĩ tư vấn để phù hợp với mức độ tăng huyết áp, giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả đối với người bị cao huyết áp mãn tính.

Đọc thêm:

Trên đây là những gợi ý về các bài tập thể dục đơn giản phù hợp cho việc chăm sóc người bệnh tăng huyết áp. Bên cạnh việc rèn luyện thể thao, người bệnh cũng cần theo dõi huyết áp mỗi ngày, xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh và khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo sức khỏe và huyết áp luôn trong trạng thái ổn định.

Theo dõi Fanpage FacebookWebsite WeCare 247 để có thêm nhiều thông tin sức khỏe bổ ích, cũng như tích lũy cho bản thân và gia đình những cách chăm sóc sức khỏe người bệnh hiệu quả!

Bài viết có tham khảo thông tin từ Báo điện tử Sức khỏe và Đời sống – Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế.

Đánh giá bài viết

5/5 - (10 votes)

Bài viết khác

wecare247
CHĂM SÓC VIÊN WECARE SẴN SÀNG HỖ TRỢ BỆNH NHÂN DỊP TẾT 2025
Dinh Dưỡng Cho Sức Khỏe Gia Đình: Vì Sao Phụ Nữ Trong Độ Tuổi 20-30 Nên Ăn Chuối?
Dinh Dưỡng Cho Sức Khỏe Gia Đình: Vì Sao Phụ Nữ Trong Độ Tuổi 20-30 Nên Ăn Chuối?
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Tại Nhà: 5 Loại Thuốc Kháng Sinh Phổ Biến Bạn Nên Biết
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Tại Nhà: 5 Loại Thuốc Kháng Sinh Phổ Biến Bạn Nên Biết
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments