Bệnh Thường Gặp Khi Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình: Zona Thần Kinh

Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi để bệnh zona thần kinh bùng phát. Do đó, chúng ta cần hiểu về nguyên nhân cũng như dấu hiệu của bệnh zona thần kinh để có thể chăm sóc tốt sức khỏe gia đình và giúp ngăn ngừa biến chứng.

Bệnh zona thần kinh là gì?

Bệnh zona thần kinh (hay còn gọi là giời leo) là bệnh lý nhiễm trùng da do virus Varicella Zoster (VZV) gây ra – đây cũng là virus gây ra bệnh thủy đậu. Virus VZV có thể tồn tại âm thầm trong hạch thần kinh của cơ thể nhiều năm sau khi gây ra bệnh thủy đậu và tái hoạt động khi hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, gây bệnh zona thần kinh.

Tuy là bệnh lành tính, nhưng nếu không được điều trị có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cả về thể chất và tinh thần.

Triệu chứng của bệnh zona thần kinh
Dấu hiệu của bệnh zona thần kinh | Nguồn: Pinterest

Bệnh zona thần kinh ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe gia đình. Khi bùng phát, virus VZV sinh sản và lan truyền theo các dây thần kinh, gây ra các triệu chứng đặc trưng làm tổn thương da và thần kinh.

Nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh

Sự tái hoạt động của virus VZV là nguyên nhân chính gây bệnh zona thần kinh. Một vài yếu tố khiến virus VZV có thể tái hoạt động như:

  • Căng thẳng và stress thường xuyên
  • Hệ miễn dịch suy yếu (người lớn tuổi, người mắc bệnh HIV/AIDS, …);
  • Mắc bệnh ung thư và đang thực hiện các phương pháp điều trị như hóa xạ trị có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể;
  • Vùng da bị nổi ban bị tổn thương;
  • Phẫu thuật.

Nhìn chung, sự tái hoạt động của virus VZV chủ yếu cho hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu. Do đó, tăng cường miễn dịch tự nhiên là yếu tố mấu chốt trong việc chăm sóc sức khỏe gia đình phòng ngừa bệnh zona.

Triệu chứng phổ biến nhận biết bệnh zona thần kinh

Nóng rát và đau

Cảm giác ngứa, đau hoặc nóng rát là biểu hiện đặc trưng của bệnh zona thần kinh. Người bệnh sẽ cảm thấy đau dọc dây thần kinh nửa bên người, cảm giác như kim châm cực kỳ khó chịu. 

Bọng nước có chứa nhiều dịch

Trong vòng 3 – 4 ngày sau triệu chứng nóng rát ban đầu, người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng phát ban. Ban đầu là các đám mụn nước nhỏ, sau đó chúng dần liên kết lại thành bọng nước lớn hình bầu dục hoặc hình tròn, chứa nhiều dịch, tập trung thành từng cụm dọc theo đường đi của dây thần kinh ngoại biên.

Zona thần kinh
Nguồn: Freepik

Các bọng nước này sau khi lành sẽ để lại sẹo, không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây đau nhức, ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình trong các hoạt động thường ngày.

Nổi hạch và sưng đau các vùng lân cận

Các vùng da lân cận với vị trí phát ban zona có thể xuất hiện triệu chứng sưng đau và nổi hạch, chẳng hạn như: nếu zona xuất hiện ở cổ, vai thì cơn đau có thể lan đến vùng cánh tay, nổi hạch ở cổ và nách,… Ngoài ra, bệnh zona thần kinh còn gây các triệu chứng như đau đầu, đau nửa đầu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình, đặc biệt ở người cao tuổi sẽ cảm thấy đau dữ dội hơn.

Các dấu hiệu khác

Ngoài các triệu chứng phổ biến nêu trên, bệnh zona thần kinh có các biểu hiện khác như:

  • Sốt nhẹ 38 – 39 độ C
  • Luôn có cảm giác ớn lạnh.
  • Mệt mỏi, cảm giác suy nhược, yếu cơ
  • Nhạy cảm với ánh sáng (cảm thấy khó chịu và sợ ánh sáng)
  • Suy giảm thị lực và thính lực

Biến chứng nguy hiểm của bệnh zona thần kinh ảnh hưởng sức khỏe gia đình

Nhiễm trùng da

Trong giai đoạn mụn nước, nếu các bóng nước bị vỡ sẽ tạo điều kiện để các loại vi khuẩn xâm nhập gây tầm trọng thêm các tổn thương da như mưng mủ, chảy dịch, khiến cho vết thương trên da trở nặng.

Nếu bệnh zona không được xử lý sớm, tình trạng tổn thương và nhiễm trùng da sẽ lan rộng, không chỉ gây khó khăn cho việc chăm sóc sức khỏe gia đình mà còn gây nên những vấn đề tâm lý cho người bệnh do phải chịu cảm giác đau, rát kéo dài, thậm chí còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng máu rất nguy hiểm.

Tổn thương hệ thần kinh

Bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Đau dây thần kinh sau zona là biến chứng phổ biến ở người lớn tuổi (>50 tuổi) sau khi tổn thương da đã lành, các cơn đau có thể kéo dài trong nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm, làm người bệnh khó chịu và ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày.

Tổn thương thị lực

Bệnh zona xảy ra gần hoặc trong mắt, nếu không được thăm khám và điều trị bởi bác sĩ nhãn khoa, có nguy cơ phát triển các biến chứng nghiêm trọng bao gồm nhạy cảm với ánh sáng, tăng nhãn áp, viêm giác mạc, suy giảm thị lực, mù lòa.

Viêm não và viêm màng não

Viêm não và viêm màng não là một biến chứng zona nguy hiểm xuất hiện sau vài ngày trong giai đoạn tổn thương da, đặc biệt là zona ở vùng tai.

Bổ sung nước để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Nguồn: Freepik

Do đó, khi phát hiện bản thân hoặc người nhà bị nhiễm zona vùng tai, cách chăm sóc sức khỏe gia đình tốt nhất lúc này là nên nhanh chóng đưa người bệnh đi thăm khám tại các cơ sở y tế. Bên cạnh đó, người bệnh zona cũng cần tuân thủ theo phác đồ điều trị để có thể nhanh chóng khỏi bệnh và hạn chế được những biến chứng nguy hiểm.

Những biến chứng hiếm gặp khác

Các biến chứng của zona thần kinh hiếm gặp như viêm gan và viêm phổi gây nguy hiểm đến hệ thần trung trung ương. Khi gặp các biến chứng này, người bệnh cần nhanh chóng nhập viện để được can thiệp điều trị ngay lập tức.

Cẩm nang chăm sóc sức khỏe gia đình: Cách điều trị zona thần kinh hiệu quả

Trong việc chăm sóc sức khỏe gia đình, để chữa trị zona thần kinh hiệu quả, người bệnh và người nhà có thể tham khảo phương pháp điều trị bằng thuốc sau đây:

  • Thuốc kháng virus: Acyclovir, famciclovir, valacyclovir,… thường được dùng với mục đích giảm sự khó chịu và chấm dứt sớm các triệu chứng bệnh zona thần kinh.
  • Thuốc giảm đau: có tác dụng giúp giảm sự khó chịu do các cơn đau của bệnh zona thần kinh. Một số thuốc giảm đau thường dùng như: miếng dán tại chỗ capsaicin, acetaminophen, ibuprofen,…
  • Thuốc khác: Tùy theo thể trạng và tình trạng sức khỏe người bệnh, bác sĩ sẽ kê thêm một số loại thuốc với tác dụng chống viêm, chẳng hạn như gabapentin, pregabalin, prednisone,…
Bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: WeCare 247

Nguyên tắc điều trị zona thần kinh bảo vệ sức khỏe gia đình:

  • Để tránh nguy cơ để lại sẹo do nhiễm trùng da, cần hạn chế việc gãi lên vùng bị ngứa.
  • Nếu cảm thấy đau và rát, có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau. Tuy nhiên, cũng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ khi sử dụng những loại thuốc này.
  • Để tránh nguy cơ nhiễm trùng, cần vệ sinh vùng da bị tổn thương bằng xà phòng và nước sạch.
  • Tuân thủ nghiêm túc các chỉ định của bác sĩ khi điều trị.

Cẩm nang chăm sóc sức khỏe gia đình: Cách chăm sóc bệnh nhân zona thần kinh tại nhà

Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân zona thần kinh

Khi gia đình có người mắc zona thần kinh, có một số biện pháp chăm sóc sức khỏe gia đình hữu ích bạn có thể thực hiện để giúp giảm triệu chứng và nhanh hồi phục như:

  • Giữ vùng da bị tổn thương sạch và khô, tránh cọ rửa quá mạnh.
  • Không gãi, chà xát hoặc để vùng da bị ảnh hưởng bởi zona tiếp xúc với nước bẩn để tránh nguy cơ nhiễm trùng thứ phát.
  • Sử dụng nước muối loãng để rửa nhẹ nhàng các vết thương trên da do zona gây ra.
  • Đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất và uống đủ nước để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Bổ sung nước để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Nguồn: Freepik
  • Chọn quần áo thoải mái từ chất liệu sợi tự nhiên, như cotton hoặc lanh. Quần áo nên rộng rãi, không bó sát vào vùng da bị tổn thương để tránh kích ứng.
  • Tạo môi trường sống thoải mái với nhiệt độ và độ ẩm phù hợp.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước và sau khi tiếp xúc với vùng da bị tổn thương để ngăn chặn sự lây lan của virus.
  • Sử dụng kem chống ngứa theo chỉ định bác sĩ để giảm ngứa và khó chịu.
  • Sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol theo liều lượng được khuyến nghị.
  • Không tự ý mua hoặc sử dụng thuốc mà không có sự đồng ý của bác sĩ.
Bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Biện pháp phòng ngừa bệnh zona thần kinh bảo vệ sức khỏe gia đình

Các phương pháp phòng ngừa zona thần kinh đơn giản và hiệu quả giúp bảo vệ sức khỏe gia đình:

  • Tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh zona khi cơ thể còn vết mụn nước. Đặc biệt là phụ nữ mang thai, trẻ em, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch yếu,  bao gồm cả những người chưa từng mắc thủy đậu hoặc chưa được chích ngừa là những đối tượng cần cẩn trọng.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, xanh và sạch
  • Tiêm vắc xin ngừa bệnh
  • Ngủ đủ giấc
  • Không hút thuốc
  • Hạn chế rượu bia, chất kích thích
  • Chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng quá mức
  • Tập thể dục để tăng sức đề kháng
Bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Những câu hỏi thường gặp về bệnh zona thần kinh

Bệnh zona thần kinh có lây không? 

Zona thần kinh là cách mô tả bệnh zona khi có biến chứng ở dây thần kinh, ở giai đoạn này thì bệnh không còn bóng nước, không có virus nên không có khả năng lây truyền. Tuy nhiên, nếu bệnh zona ở giai đoạn mụn nước, virus zona có thể lây truyền cho người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch do mụn nước bị vỡ (nếu bị nhiễm lần đầu thì biểu hiện sẽ là bệnh thủy đậu).

Bệnh dễ bùng phát hơn vào mùa hè, mùa mưa, khi thời tiết giao mùa, do đó, cần áp dụng tốt các biện pháp chăm sóc sức khỏe gia đình để tăng cường sức đề kháng giúp phòng tránh bệnh zona thần kinh.

Bệnh zona thần kinh có nguy hiểm không?

Zona thần kinh là bệnh tương đối lành tính nhưng nếu không được phát hiện sớm để điều trị và chăm sóc đúng cách, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Khi bị zona thần kinh, người bệnh và gia đình không nên quá lo lắng. Chỉ cần có quyết tâm và kiên trì điều trị theo đúng chỉ định, cũng như chăm sóc sức khỏe gia đình đúng cách, thì bệnh sẽ nhanh hồi phục.

Đối tượng nào dễ mắc zona thần kinh?

Các đối tượng sau có nguy cơ cao mắc bệnh zona thần kinh:

  • Người lớn >50 tuổi
  • Người mắc bệnh lý nền, bệnh mạn tính
  • Người suy giảm miễn dịch
  • Người sử dụng các loại thuốc điều trị trong thời gian dài

Đọc thêm:

Bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Tuy zona thần kinh là bệnh lý khá lành tính nhưng biến chứng của bệnh gây ra làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe gia đình bạn. 

WeCare 247 hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn và gia đình những thông tin hữu ích cần biết về căn bệnh zona thần kinh, cũng như giúp bạn bổ sung được những phương pháp và kinh nghiệm vào cẩm nang chăm sóc sức khỏe gia đình, để theo dõi sức khỏe bản thân và những người thân yêu, đặc biệt là chủ động phòng tránh bệnh zona thần kinh.

Hãy theo dõi Fanpage WeCare 247 để luôn cập nhật những kiến thức bổ ích về sức khỏe bạn nhé!

Bài viết có sử dụng thông tin từ website của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.

Đánh giá bài viết

5/5 - (7 votes)

Bài viết khác

Bí Kíp Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình: 5 Lợi Ích Của Gừng Mà Không Phải Ai Cũng Biết
Bí Kíp Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình: 5 Lợi Ích Của Gừng Mà Không Phải Ai Cũng Biết
Thực Đơn Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình: 5 Loại Gia Vị Giúp Cơ Thể Khỏe Mạnh & Làm Chậm Lão Hóa
Thực Đơn Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình: 5 Loại Gia Vị Giúp Cơ Thể Khỏe Mạnh & Làm Chậm Lão Hóa
Hướng Dẫn Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: 5 Hội Chứng Lão Khoa Thường Gặp
Hướng Dẫn Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: 5 Hội Chứng Lão Khoa Thường Gặp
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments