Bí Quyết Bảo Vệ Sức Khỏe Gia Đình: 9 Dấu Hiệu Cảnh Báo Ung Thư Cần Lưu Ý 

Ung thư là một trong những bệnh lý nghiêm trọng và được quan tâm nhiều nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận biết được những dấu hiệu ban đầu của bệnh, dẫn đến tình trạng bệnh tiến triển gây ảnh hưởng sức khỏe gia đình mà không được kiểm soát.

Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 9 dấu hiệu cảnh báo ung thư mà mọi người cần lưu ý khi chăm sóc gia đình nhằm giúp người bệnh được phát hiện kịp thời và không bỏ lỡ thời gian điều trị hiệu quả nhất.

Thực trạng ung thư trên thế giới và Việt Nam hiện nay

Hiện nay, ung thư là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 19,3 triệu ca mắc mới ung thư, và 10 triệu người tử vong do căn bệnh này. Các loại ung thư phổ biến trên toàn cầu bao gồm ung thư phổi, ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư vú và ung thư đại trực tràng.

Dấu hiệu ung thư cần cảnh giác để bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Tại Việt Nam, tình hình ung thư cũng đáng lo ngại. Năm 2020, Việt Nam ghi nhận hơn 182.000 ca mắc mới và khoảng 122.000 ca tử vong do ung thư. Do đó, việc nâng cao nhận thức về việc nhận biết sớm các dấu hiệu và cải thiện chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt là điều cấp thiết để giảm thiểu nguy cơ này và bảo vệ sức khỏe gia đình.

Biểu hiện ung thư cảnh báo ngay từ sớm – Nhận biết để chăm sóc tốt sức khỏe gia đình

1. Sụt cân

Sụt cân không rõ nguyên nhân là một trong những dấu hiệu sớm của ung thư. Khi chăm sóc sức khỏe gia đình nếu có thành viên đột ngột giảm 5-10% trọng lượng cơ thể trong thời gian ngắn mà không thay đổi chế độ ăn uống hay tập luyện, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Các loại ung thư thường liên quan đến sụt cân bao gồm ung thư dạ dày, phổi, tụy và thực quản.

Khi khối u phát triển sẽ làm tiêu tốn nhiều năng lượng và làm giảm cân nhanh chóng. Bên cạnh đó, ung thư còn dẫn đến sự thay đổi về trao đổi chất khiến cơ thể sụt cân mà không có lý do rõ ràng.

Dấu hiệu ung thư cần cảnh giác để bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Do đó, việc nhận biết sớm dấu hiệu sụt cân là cách chăm sóc sức khỏe gia đình hiệu quả, để có thể giúp phát hiện ung thư kịp thời, ngăn chặn sự lan rộng của bệnh và cải thiện khả năng điều trị.

2. Sốt

Nếu cơn sốt kéo dài mà không kèm theo triệu chứng của các bệnh thông thường như cảm cúm, nhiễm khuẩn, hoặc viêm nhiễm, bạn nên đặc biệt lưu ý vì đây có thể là dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư. 

Thông thường, ung thư sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn và dẫn đến tình trạng sốt kéo dài. Một số loại ung thư như bệnh bạch cầu, ung thư hạch bạch huyết và ung thư gan thường có triệu chứng này. Khi chăm sóc sức khỏe gia đình, việc phát hiện sớm nguyên nhân gây sốt sẽ giúp người bệnh có hướng điều trị kịp thời và ngăn ngừa biến chứng nặng nề.

Dấu hiệu ung thư cần cảnh giác để bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

3. Chảy máu bất thường

Khi khối u phát triển, nó có thể làm tổn thương các mô và gây ra hiện tượng chảy máu. Chảy máu bất thường là một trong những dấu hiệu rõ ràng của ung thư, nhưng nhiều người lại bỏ qua vì cho rằng đó là triệu chứng của các bệnh lý khác. Chảy máu có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như trong nước tiểu, phân, ho ra máu, hoặc xuất huyết âm đạo ngoài kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Những dấu hiệu này có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư bàng quang, ung thư đại trực tràng, ung thư cổ tử cung hoặc ung thư phổi.

Việc phát hiện và điều trị sớm có thể ngăn ngừa bệnh tiến triển xấu đi. Khi chăm sóc sức khỏe gia đình, nếu nhận thấy người nhà có bất kỳ dấu hiệu chảy máu bất thường nào, hãy liên hệ bác sĩ ngay để người bệnh được kiểm tra và thăm khám.

4. Đau nhức và mệt mỏi

Mệt mỏi kéo dài và đau nhức cơ thể là hai dấu hiệu ung thư sớm thường bị bỏ qua khi chăm sóc sức khỏe gia đình. Nếu bạn cảm thấy kiệt sức ngay cả khi đã nghỉ ngơi đủ và không tham gia hoạt động gắng sức, điều này có thể báo hiệu một vấn đề nghiêm trọng. Mệt mỏi do ung thư khác với mệt mỏi thông thường vì nó không cải thiện sau khi nghỉ ngơi và có thể kèm theo đau nhức dai dẳng.

Dấu hiệu ung thư cần cảnh giác để bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Khi khối u phát triển chúng sẽ lấy đi lượng lớn chất dinh dưỡng của cơ thể, đồng thời gây chèn ép nên gây đau và khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi. Vì vậy, nếu cơ thể bạn cảm thấy mệt mỏi và đau nhức kéo dài mà không có nguyên nhân rõ ràng, hãy đi khám để loại trừ khả năng mắc ung thư.

5. Ho dai dẳng 

Ho dai dẳng là một triệu chứng thường gặp của các bệnh về đường hô hấp khi chăm sóc sức khỏe gia đình, nhưng nếu tình trạng này kéo dài hơn ba tuần mà không cải thiện dù đã điều trị, bạn nên cảnh giác. Ho dai dẳng có thể là dấu hiệu của ung thư phổi, đặc biệt khi kèm theo các triệu chứng khác như khó thở, đau ngực và ho ra máu.

Dấu hiệu ung thư cần cảnh giác để bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Khối u phát triển trong phổi hoặc các cơ quan liên quan có thể kích thích đường hô hấp và gây ra tình trạng ho liên tục. Do đó, nếu bạn bị ho không dứt và không có dấu hiệu thuyên giảm, đừng ngần ngại đi khám để kiểm tra tình trạng sức khỏe hô hấp và loại trừ nguy cơ ung thư.

6. Da thay đổi bất thường

Thay đổi về da cũng là một dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư mà mọi người cần lưu ý khi chăm sóc sức khỏe gia đình. Các loại ung thư da như ung thư hắc tố (melanoma) thường bắt đầu bằng sự thay đổi trên da. Vì vậy, nếu nhận thấy da xuất hiện các nốt ruồi mới, nốt sần, hoặc những vùng da tối màu, sần sùi bất thường, hãy đi kiểm tra ngay. Khi bị ung thư, da có thể trở nên khô, ngứa, xuất hiện vết loét không lành, hoặc thậm chí có vùng da biến đổi màu sắc.

Dấu hiệu ung thư cần cảnh giác để bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Bên cạnh đó, thay đổi về da không chỉ giới hạn ở vùng ngoài mà còn có thể xuất hiện trong miệng hoặc ở các vùng kín đáo hơn. Việc phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường này sẽ giúp người bệnh được chẩn đoán kịp thời và điều trị ung thư da hiệu quả hơn.

7. Hệ tiêu hóa thay đổi

Thay đổi trong hệ tiêu hóa cũng có thể là một dấu hiệu của ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng, dạ dày hoặc tuyến tụy. Khi chăm sóc gia đình, nếu có người thường xuyên gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, hoặc khó tiêu mà không rõ nguyên nhân, hãy đặc biệt lưu ý, vì sự xuất hiện của khối u trong các cơ quan tiêu hóa có thể làm cản trở quá trình tiêu hóa, dẫn đến các triệu chứng này.

Điều quan trọng khi chăm sóc sức khỏe gia đình là không nên bỏ qua các triệu chứng này và cần đưa người bệnh đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Dấu hiệu ung thư cần cảnh giác để bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

8. Thay đổi về vú

Ở cả nam và nữ, bất kỳ sự thay đổi nào về hình dáng, kích thước, hoặc cảm giác của vú đều có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của ung thư vú. Những thay đổi này có thể bao gồm xuất hiện khối u, sưng đau, thay đổi màu sắc, núm vú bị tụt vào trong, hoặc vú có thể tiết dịch bất thường. Những dấu hiệu này thường bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe thông thường, nhưng lại có thể là dấu hiệu ban đầu của ung thư vú.

Do đó, kiểm tra thường xuyên và đi khám bác sĩ ngay khi phát hiện bất kỳ sự thay đổi nào là cách chăm sóc sức khỏe gia đình tốt nhất để phát hiện và điều trị sớm ung thư vú.

9. Sưng hạch bạch huyết

Sưng hạch bạch huyết ở cổ, nách hoặc háng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư, đặc biệt là ung thư hạch hoặc các bệnh liên quan đến hệ bạch huyết. Các hạch bạch huyết thường sưng khi cơ thể chống lại nhiễm trùng, nhưng nếu tình trạng này kéo dài mà không có dấu hiệu của nhiễm trùng, bạn nên đặc biệt lưu ý.

Nếu hạch sưng không đau nhưng kéo dài trong nhiều tuần, đừng ngần ngại đến gặp bác sĩ để kiểm tra và loại trừ nguy cơ ung thư khi chăm sóc sức khỏe gia đình.

Tầm quan trọng của việc tầm soát ung thư trong việc chăm sóc sức khỏe gia đình

Tầm soát ung thư đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe gia đình, đặc biệt là trong việc phát hiện sớm bệnh ở giai đoạn đầu. Khi ung thư được phát hiện sớm, cơ hội chữa trị thành công cao hơn rất nhiều, từ đó giảm nguy cơ biến chứng nghiêm trọng và tử vong. Nhiều loại ung thư như ung thư vú, cổ tử cung, đại trực tràng và phổi có thể được phát hiện qua các phương pháp tầm soát đơn giản như xét nghiệm máu, nội soi, chụp X-quang, hay kiểm tra hình ảnh.

Dấu hiệu ung thư cần cảnh giác để bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Ngoài ra, phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm thường yêu cầu điều trị đơn giản, ít xâm lấn hơn so với khi bệnh đã tiến triển nặng. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn giảm thiểu tác động xấu đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh.

Đọc thêm:

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo ung thư là một trong những bước quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe gia đình. Chính vì vậy, chúng ta không nên bỏ qua bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trên cơ thể.

Hãy luôn chú ý đến sức khỏe gia đình và bản thân, vì chăm sóc sức khỏe chính là chìa khóa dẫn đến hạnh phúc.

Để biết thêm các thông tin hữu ích về chăm sóc sức khỏe gia đình, bạn đọc có thể nhấn theo dõi WeCare 247.

Bài viết có sử dụng thông tin từ Website của Bệnh viện Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh.

Đánh giá bài viết

5/5 - (7 votes)

Bài viết khác

Hướng Dẫn Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Người Già Mất Ngủ Nên Tránh Ăn Gì?
Hướng Dẫn Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Người Già Mất Ngủ Nên Tránh Ăn Gì?
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Gút: Dấu Hiệu Nhận Biết & Các Giai Đoạn Của Bệnh
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Gút: Dấu Hiệu Nhận Biết & Các Giai Đoạn Của Bệnh
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Tâm Thần: Nên Và Không Nên Làm Gì?
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Tâm Thần: Nên Và Không Nên Làm Gì?
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments