Our Service
Hotline: 1900 5247
Headquarter: 171 Tran Nao street, D2, Thu Duc City, HCMC
Business registration code: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn
- 13
- 30,901
Hiện nay, ngày càng nhiều người mắc bệnh gút, một phần do thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống và nhiều lí do khác. Bệnh gút không chỉ gây nên sự đau đớn cho người bệnh, khiến khó khăn trong việc vận động, đồng thời làm giảm sút chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vậy, triệu chứng nào cảnh báo bệnh nhân đã mắc bệnh gút? Dựa vào đâu để phân biệt các giai đoạn của bệnh, để từ đó có cách chăm sóc người bệnh gút hiệu quả? Tất cả các câu hỏi trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Bệnh gút (hay còn gọi là gout) là một dạng bệnh viêm khớp do sự tích tụ quá mức của axit uric trong cơ thể, dẫn đến sự hình thành các tinh thể urat tại các khớp và mô xung quanh. Khi các tinh thể này gây ra phản ứng viêm, nó có thể dẫn đến các triệu chứng như đau, sưng tấy, và đỏ tại các khớp.
Nguyên nhân chính của bệnh gút là do cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric hoặc thận không thể loại bỏ đủ lượng axit uric cần thiết. Điều này gây ra sự tích tụ của axit uric trong máu, và khi nồng độ axit uric vượt quá mức bình thường và dẫn đến hình thành các tinh thể urat gây viêm khớp. Vì vậy, đối với căn bệnh này cần có cách chăm sóc người bệnh phù hợp để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Triệu chứng của bệnh gút thường bao gồm:
Thông thường, người bị gút thường nhầm lẫn cảm giác đau do gút với các bệnh lý khác về xương khớp. Tuy nhiên, những cơn đau do bệnh gút thường xảy ra đột ngột, dữ dội và xuất hiện về đêm, gây ra nỗi sợ hãi cho người bệnh. Hơn nữa, vị trí khớp bị viêm thường sưng, đỏ, nóng.
Ngoài những dấu hiệu trên, bệnh gút còn có hơn 20 dấu hiệu không điển hình khiến người bệnh dễ lầm tưởng và khó khăn trong chẩn đoán lâm sàng. Vì vậy, cách chăm sóc người bệnh gút tốt nhất là đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế thăm khám sớm nhất để và tìm nguyên nhân khi có dấu hiệu bất thường ở xương khớp.
Bệnh gút phát triển qua 4 giai đoạn chính, mỗi giai đoạn có các đặc điểm và triệu chứng riêng. Dưới đây là cách nhận biết 4 giai đoạn của bệnh gút để đánh giá tình trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh, từ đó có cách chăm sóc người bệnh đúng và hiệu quả hơn.
Trong giai đoạn 1, bệnh gút còn đang ở tình trạng ẩn bệnh. Người bệnh lúc này chỉ có mức axit uric trong máu cao hơn bình thường, nhưng không có triệu chứng đau rõ ràng. Do đó, người bệnh cũng không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Tình trạng này có thể kéo dài nhiều năm mà vẫn không phát triệu chứng. Tuy nhiên, điều này cũng tiềm ẩn nguy cơ khiến người bệnh chủ quan và không nhận thức được tình trạng sức khỏe của mình, dẫn đến bệnh có thể phát triển lên giai đoạn 2.
Ở giai đoạn này, hầu hết các trường hợp được phát hiện không cần điều trị. Tuy nhiên, bác sĩ thường vẫn khuyến nghị người bệnh thay đổi chế độ ăn uống và lối sống để giảm mức axit uric.
Trong giai đoạn 1, những yếu tố nguy cơ là thành tố dẫn đến tình trạng dư thừa acid uric, từ đó tiến triển thành bệnh gút cấp tính. Đây là giai đoạn khi các tinh thể urat bắt đầu tích tụ tại các khớp, gây ra phản ứng viêm và hình thành các triệu chứng của bệnh gút, đặc biệt là đau cấp tính và sưng tại các khớp. Giai đoạn này thường bắt đầu đột ngột và xảy ra vào ban đêm. Người bị bệnh gút cấp sẽ đau nhức dữ dội, đặc biệt ở khớp ngón chân cái, đồng thời các khớp sưng, đỏ và ấm. Người bệnh sẽ khó khăn trong việc di chuyển và linh động khớp.
Cách chăm sóc người bệnh ở giai đoạn này là cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc giảm đau và chống viêm như NSAIDs, colchicine, hoặc corticosteroid. Đồng thời, nên đưa người bệnh đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị đúng đắn.
Trong những cơn gút cấp tính sẽ có các giai đoạn giữa các cơn đau.. Đây là giai đoạn mà người bệnh không thấy triệu chứng gì nhưng vẫn có nồng độ axit uric cao trong máu. Giai đoạn này có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm. Tình trạng này cảnh báo tinh thể uric đang lắng đọng không ngừng trong các mô, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các khớp.
Mặc dù không có triệu chứng rõ ràng, nhưng vẫn cần cho người bệnh duy trì uống thuốc làm giảm axit uric trong máu (như allopurinol). Đây là cách chăm sóc người bệnh tốt nhất được khuyến nghị để ngăn ngừa các cơn gút cấp tính trong tương lai.
Nếu bệnh gút không được điều trị kịp thời và không có cách chăm sóc người bệnh đúng đắn, bệnh có thể tiến triển thành giai đoạn mãn tính. Ở giai đoạn này, các cơn đau tái phát thường xuyên hơn, có thể ảnh hưởng đến nhiều khớp cùng một lúc và xuất hiện các biến chứng lâu dài. Lúc này, các tinh thể urat có thể tích tụ trong các mô khác ngoài khớp, tạo thành các khối u gọi là tophi. Tophi có thể khiến các khớp bị hư hại, gây tàn tật nếu không được điều trị kịp thời.
Vì vậy, nếu gia đình bạn có người bị gút mãn tính, cách chăm sóc người bệnh tốt nhất là điều trị lâu dài để kiểm soát mức axit uric trong máu và ngăn ngừa các cơn gút cấp tính. Các thuốc giảm axit uric như allopurinol hoặc febuxostat là phương án hiệu quả có thể sử dụng trong giai đoạn này.
Điều trị sớm và duy trì mức axit uric ổn định là cách chăm sóc người bệnh chính xác và quan trọng để ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh gút, giảm nguy cơ tổn thương khớp lâu dài.
Đọc thêm:
Độc giả quan tâm thông tin về cách chăm sóc người bệnh gút hoặc có nhu cầu đăng ký đặt dịch vụ chăm sóc người bệnh tại nhà vui lòng bấm theo dõi hoặc liên hệ chúng tôi qua:
|
Bài viết có tham khảo thông tin từ website của Báo Sức khỏe và Đời sống & Tâm Anh Hospital.
Đánh giá bài viết
Hotline: 1900 5247
Headquarter: 171 Tran Nao street, D2, Thu Duc City, HCMC
Business registration code: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn