Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: 10 Phương Pháp Phòng Ngừa Suy Giảm Trí Nhớ

Suy giảm trí nhớ là một phần của quá trình lão hóa tự nhiên có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào mà khi chăm sóc sức khỏe gia đình chúng ta cần lưu ý, đặc biệt là gia đình có người cao tuổi. Theo nghiên cứu, khi cơ thể bước sang tuổi 25, cứ mỗi ngày sẽ có 3000 tế bào thần kinh trong não mất đi và có xu hướng tăng dần theo tuổi tác.

Để giảm nguy cơ suy giảm trí nhớ, có nhiều biện pháp đơn giản mà bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để áp dụng trong việc chăm sóc sức khỏe gia đình hàng ngày.

1. Cải thiện trí nhớ bằng cách rèn luyện bộ não

Cũng như cơ thể, não bộ cần được rèn luyện thường xuyên để duy trì sức khỏe và chức năng. Cải thiện trí nhớ bằng cách rèn luyện bộ não là cách chăm sóc sức khỏe gia đình hiệu quả giúp tăng cường khả năng tư suy và ghi nhớ.

Chăm sóc sức khỏe gia đình có người mắc chứng mất trí nhớ
Nguồn: Freepik

Một số cách rèn luyện trí não đơn giản, hiệu quả như:

  • Tạo thói quen ghi chép và ghi nhớ các sự kiện quan trọng.
  • Tăng dần tốc độ phản xạ và phản ứng linh hoạt của não bộ bằng cách suy luận và diễn đạt theo nguyên tắc nhất định.
  • Thường xuyên đọc sách là một cách tuyệt vời để kích thích não bộ.
  • Tham gia các trò chơi giải đố, sudoku hoặc chơi cờ là những cách tốt để rèn luyện trí não.
  • Học một ngôn ngữ mới, một kiến thức mới sẽ giúp kích thích các vùng não khác nhau.

Chỉ cần duy trì hoạt động rèn luyện trí não mỗi ngày 15 phút và 5 lần/tuần sẽ giúp cải thiện trí nhớ một cách hữu hiệu.

2. Ngủ đủ giấc – cách chăm sóc sức khỏe gia đình giúp phòng suy giảm trí nhớ

Để duy trì trí nhớ tốt, việc đảm bảo giấc ngủ chất lượng và đủ từ 7-8 giờ mỗi đêm là yếu tố không thể thiếu khi chăm sóc sức khỏe gia đình. Một giấc ngủ chất lượng sẽ giúp não bộ tái tạo và sắp xếp lại thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghi nhớ và học tập. 

Chăm sóc sức khỏe gia đình có người mắc chứng mất trí nhớ
Nguồn: Freepik

Ngoài ra, hệ thống glymphatic khi cơ thể ở trạng thái ngủ còn giúp loại bỏ các chất thải và độc tố tích tụ trong não, từ đó giảm nguy cơ phát triển các bệnh liên quan đến suy giảm nhận thức như Alzheimer.

3. Giảm tiêu thụ đường để cải thiện trí nhớ

Giảm tiêu thụ đường là một cách chăm sóc sức khỏe gia đình hiệu quả để phòng ngừa suy giảm trí nhớ. Thường xuyên tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường, đặc biệt là đường tinh luyện, không những làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch mà còn có thể gây hại cho sức khỏe não bộ nếu tiêu thụ quá mức.

Các nghiên cứu về dinh dưỡng cho thấy, việc ăn nhiều đường dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và stress oxy hóa – hai yếu tố góp phần vào suy giảm chức năng nhận thức và tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. 

Chăm sóc sức khỏe gia đình có người mắc chứng mất trí nhớ
Nguồn: Freepik

Bằng cách giảm lượng đường trong chế độ ăn uống hàng ngày, ưu tiên sử dụng thực phẩm có độ ngọt tự nhiên như trái cây, củ quả,… chúng ta có thể bảo vệ sức khỏe não bộ, cải thiện khả năng tư duy và giảm nguy cơ suy giảm trí nhớ theo thời gian.

4. Tăng lượng caffeine ở mức vừa phải

Caffeine thường có trong cà phê và trà là một chất kích thích tự nhiên giúp tăng cường hoạt động của hệ thần kinh, giúp cải thiện khả năng tập trung, ghi nhớ thông tin tốt hơn và duy trì sự tỉnh táo trong thời gian dài.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nạp khoảng 200mg caffeine vào cơ thể mỗi ngày có thể giúp tăng cường trí nhớ ngắn hạn, đặc biệt là trong các tình huống cần tập trung cao độ. Tuy nhiên, việc tiêu thụ caffeine cần được kiểm soát hợp lý khi chăm sóc sức khỏe gia đình, đặc biệt đối với các trường hợp có bệnh lý về huyết áp, tim mạch hoặc rối loạn thần kinh vì dùng quá mức có thể dẫn đến lo âu, mất ngủ và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể.

Chăm sóc sức khỏe gia đình có người mắc chứng mất trí nhớ
Nguồn: Freepik

5. Tập thể dục thường xuyên để cải thiện trí nhớ và chăm sóc sức khỏe gia đình

Tập thể dục thường xuyên không chỉ tốt cho sức khỏe thể chất mà còn có lợi cho trí não, do có khả năng giúp bảo vệ bão bộ chống lại tác động của sự lão hóa. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thường xuyên tập thể dục có nguy cơ mắc các bệnh về trí nhớ thấp hơn. 

Các hoạt động như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, yoga,… chỉ với 30 phút mỗi ngày đều giúp cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường lưu thông máu đến não, từ đó cải thiện chức năng não, giúp tăng cường trí nhớ và nâng cao sức khỏe tinh thần.

Chăm sóc sức khỏe gia đình có người mắc chứng mất trí nhớ
Nguồn: Freepik

6. Thiền – phương pháp cải thiện trí nhớ hiệu quả

Tập thiền là một cách chăm sóc sức khỏe gia đình hiệu quả để giảm các dấu hiệu thoái hóa não, cải thiện trí nhớ và tăng cường sự tập trung.

Khi thiền, não bộ sẽ được thư giãn, giảm căng thẳng và lo âu, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghi nhớ thông tin. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiền giúp tăng cường khả năng tập trung và ổn định cảm xúc – đây là những yếu tố quan trọng cho việc cải thiện trí nhớ. Ngoài ra, thiền còn giúp điều chỉnh sóng não, kích thích hoạt động của các vùng chức năng não liên quan đến trí nhớ và học tập.

Chăm sóc sức khỏe gia đình có người mắc chứng mất trí nhớ
Nguồn: Freepik

Bằng cách dành thời gian và khuyến khích các thành viên trong gia đình tham gia thiền định hàng ngày, sẽ giúp nâng cao khả năng tư duy, ghi nhớ và duy trì sức khỏe tinh thần.

7. Hạn chế nạp nhiều calories – cách chăm sóc gia đình giúp cải thiện trí nhớ

Hạn chế nạp nhiều calories là một biện pháp quan trọng để phòng ngừa suy giảm trí nhớ, bởi việc tiêu thụ quá nhiều calories, đặc biệt từ các loại thực phẩm nhiều đường và chất béo có thể gây tổn hại cho tế bào não và làm suy giảm khả năng nhận thức.

Một chế độ ăn uống kiểm soát tốt lượng calories khi chăm sóc sức khỏe gia đình có thể giúp cải thiện chức năng não bộ, tăng cường khả năng học tập và ghi nhớ. Ngoài ra, duy trì cân nặng hợp lý thông qua việc hạn chế calories cũng góp phần giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến suy giảm trí nhớ như Alzheimer.

Chăm sóc sức khỏe gia đình có người mắc chứng mất trí nhớ
Nguồn: Freepik

Việc thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dưỡng chất và kiểm soát lượng calories sẽ là cách chăm sóc gia đình giúp bảo vệ sức khỏe trí não lâu dài.

8. Giao tiếp xã hội

Các mối quan hệ xã hội lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe não bộ. Các chuyên gia y khoa cho biết, những người có mối quan hệ xã hội tốt và thường xuyên tham gia các hoạt động cộng đồng có nguy cơ mắc bệnh suy giảm trí nhớ thấp hơn.

Vì vậy, hãy dành thời gian gặp gỡ bạn bè và người thân để giúp tạo dựng mối quan hệ xã hội bền vững và khuyến khích các thành viên trong gia đình, nhất là người lớn tuổi tham gia các câu lạc bộ hoặc nhóm hoạt động cộng đồng để kết nối với những người có cùng sở thích.

Chăm sóc sức khỏe gia đình có người mắc chứng mất trí nhớ
Nguồn: Freepik

Việc khuyến khích các thành viên trong gia đình hòa nhập và thích nghi với xã hội là cách chăm sóc sức khỏe gia đình hiệu quả giúp kích thích hoạt động như suy nghĩ, suy luận, trực giác,… tạo điều kiện giúp các liên kết mới trong não được hình thành và bảo vệ tế bào não.

9. Giảm căng thẳng & stress

Căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến trí nhớ và sức khỏe não bộ. Do đó việc kiểm soát căng thẳng là một phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe gia đình để phòng ngừa suy giảm trí nhớ.

Một số gợi ý giúp giảm căng thẳng hiệu quả như:

  • Tập thiền hoặc yoga giúp giảm căng thẳng, cải thiện sự tập trung và giúp bạn có tinh thần sáng suốt hơn.
  • Tập kỹ thuật thở sâu giúp giảm căng thẳng ngay lập tức và cải thiện tinh thần.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ bằng cách ngủ đủ giấc là yếu tố then chốt để duy trì sức khỏe trí não.
  • Thư giãn qua các hoạt động yêu thích như xem phim, nghe nhạc, gặp gỡ bạn bè, massage, …

10. Chơi trò chơi trí tuệ giúp cải thiện trí nhớ và bảo vệ sức khỏe não bộ

Tham gia các trò chơi trí tuệ là một cách chăm sóc sức khỏe gia đình hiệu quả để cải thiện trí nhớ và bảo vệ sức khỏe não bộ. Các trò chơi như cờ vua, cờ tướng, lắp ráp lego, sudoku hay các trò giải đố đòi hỏi người chơi phải suy nghĩ logic, phân tích và ghi nhớ thông tin, từ đó kích thích hoạt động của não bộ.

Nghiên cứu cho thấy rằng, những từ vựng, hình ảnh không được sử dụng hàng ngày sẽ được cất giữ ở một vị trí khó tìm trong não, lâu dần sẽ bị quên lãng. Do đó, tham gia thường xuyên vào các trò chơi trí tuệ sẽ giúp tăng cường kết nối giữa các tế bào não, cải thiện khả năng tư duy và ghi nhớ. Ngoài ra, các trò chơi trí tuệ còn giúp giảm nguy cơ suy giảm trí nhớ, duy trì sự minh mẫn và tăng cường khả năng tập trung.

Chăm sóc sức khỏe gia đình có người mắc chứng mất trí nhớ
Nguồn: Freepik

Bằng cách rèn luyện trí óc thông qua các trò chơi này, chúng ta có thể bảo vệ và phát triển chức năng não bộ một cách hiệu quả.

Đọc thêm:

Phòng ngừa suy giảm trí nhớ là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự kiên nhẫn. Trong đó, gia đình là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và khuyến khích các thành viên duy trì lối sống lành mạnh. Bằng cách thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe gia đình và duy trì lối sống lành mạnh, sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ suy giảm trí nhớ và giữ cho não bộ luôn khỏe mạnh.

Chăm sóc sức khỏe gia đình có người mắc chứng mất trí nhớ
Nguồn: Freepik

Đồng thời, việc tạo ra một môi trường gia đình yêu thương, khuyến khích và hỗ trợ nhau trong việc thực hiện các phương pháp phòng ngừa suy giảm trí nhớ sẽ giúp mỗi thành viên duy trì một cuộc sống chất lượng và tinh thần minh mẫn.

Độc giả quan tâm thông tin sức khỏe gia đình hoặc có nhu cầu đăng ký đặt dịch vụ chăm sóc người bệnh tại nhà vui lòng nhấn theo dõi hoặc liên hệ chúng tôi qua:

  1. Website: WeCare 247
  2. Hotline: 1900 5247
  3. Facebook: WeCare 247

Bài viết có tham khảo thông tin từ website của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.

Đánh giá bài viết

5/5 - (8 votes)

Bài viết khác

Hướng Dẫn Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Người Già Mất Ngủ Nên Tránh Ăn Gì?
Hướng Dẫn Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Người Già Mất Ngủ Nên Tránh Ăn Gì?
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Gút: Dấu Hiệu Nhận Biết & Các Giai Đoạn Của Bệnh
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Gút: Dấu Hiệu Nhận Biết & Các Giai Đoạn Của Bệnh
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Tâm Thần: Nên Và Không Nên Làm Gì?
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Tâm Thần: Nên Và Không Nên Làm Gì?
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments