Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: 5 Hệ Lụy Không Ngờ Của Lối Sống Ít Vận Động

Theo Tổ chức Y tế thế giới, lối sống ít vận động là một trong bốn nguyên nhân chính dẫn đến nguy cơ tử vong. Do đó, để bảo vệ sức khỏe gia đình, việc vận động thể lực đầy đủ có thể đẩy lùi những nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm về cả sức khỏe thể chất và tinh thần, đồng thời giảm đến 30% nguy cơ gây tử vong.

Vậy, lối sống ít vận động nguy hiểm như thế nào? Thông tin cụ thể sẽ được cung cấp trong bài viết dưới đây.

Vì sao lối sống ít vận động ngày càng phổ biến?

Như chúng ta đã biết, việc tập thể dục thường xuyên mang lại nhiều lợi ích về cả thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, ngày càng nhiều người có lối sống ít vận động. Điều này là bởi một số nguyên nhân sau:

– Cuộc sống hiện đại với công việc xô bồ khiến con người bị cuốn theo công việc mà ít quan tâm tới sức khỏe bản thân.

– Người làm công việc trí óc ngày càng nhiều, ngược lại các công việc chân tay ngày càng ít đi. Điều này khiến lối sống ít vận động ngày càng phổ biến.

– Sự phát triển của mạng xã hội và công nghệ khiến con người dành phần lớn thời gian rảnh vào những hoạt động trên các thiết bị điện tử và lười tập thể dục.

– Những người ít vận động lâu ngày, hooc-môn cơ thể sinh ra cảm giác mệt mỏi, chán chường và khiến bạn ngày càng lười vận động hơn.

– Một số người không nhận thức được tầm quan trọng của việc tập thể dục nên chưa tìm được các bài tập thể dục phù hợp hoặc chưa xây dựng được một chế độ tập luyện phù hợp.

Vận động nhiều hơn để bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Nếu những thành viên trong gia đình bạn đang giữ lối sống này, đây là một trong những nguy cơ tiềm ẩn gây nguy hiểm cho sức khỏe gia đình.

Lối sống ít vận động ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe gia đình?

1. Tăng nguy cơ phát triển các vấn đề sức khỏe mãn tính

1.1. Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Lối sống ít vận động có thể là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của bệnh tiểu đường. Theo đó, người không thường xuyên vận động sẽ đốt cháy quá ít calo, khiến các thụ thể Insulin giảm độ nhạy. Điều này làm tăng tình trạng kháng insulin trong cơ thể, tế bào của cơ thể cũng trở nên kém phản ứng với insulin, dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao.

Vận động nhiều hơn để bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Ngược lại, nếu bạn chăm hoạt động thể chất thường xuyên, cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn, từ đó giảm lượng đường trong máu và ngăn ngừa hoặc kiểm soát tiểu đường. Để bảo vệ sức khỏe gia đình, tránh xa bệnh tiểu đường, cần vận động các thành viên trong gia đình tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày.

Đọc thêm: Cách Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi Mắc Tiểu Đường Type 1 – 7 Biến Chứng Nghiêm Trọng Cần Biết

1.2. Tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Thói quen lười vận động khiến năng lượng tích tụ lại trong cơ thể tạo thành mỡ. Điều này làm tăng lượng Cholesterol xấu (LDL) và giảm lượng Cholesterol tốt (HDL), từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch nguy hiểm.

Vận động nhiều hơn để bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Để tránh những triệu chứng nguy hiểm của bệnh tim, mỗi người cần bổ sung thêm các hoạt động thể chất một cách đều đặn và giảm thời gian ngồi yên một chỗ mỗi ngày. Điều này giúp chăm sóc sức khỏe gia đình một cách tốt nhất, ngăn ngừa những bệnh lý nguy hiểm.

Đọc thêm: Tràn Dịch Màng Ngoài Tim Là Gì? Nguyên Nhân Và Các Phương Pháp Chẩn Đoán

1.3. Dễ mắc chứng nghẽn mạch và suy tĩnh mạch

Cơ thể bước qua tuổi trung niên mà thường ngồi nhiều, ít vận động sẽ dễ mắc bệnh suy tĩnh mạch ngoại biên, từ đó, dễ hình thành huyết khối ở chân. Nếu cục máu đông này di chuyển đến phổi sẽ làm tình trạng sức khỏe trở nên nghiêm trọng hơn.

Cùng với đó, những người thường xuyên ngồi quá lâu, lưu lượng máu chảy về chân giảm đi, làm tăng thêm áp lực trong tĩnh mạch, dẫn tới tình trạng giãn tĩnh mạch, gây đau đớn, làm giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình.

Vận động nhiều hơn để bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Nếu gia đình bạn có người ngoài tuổi trung niên hoặc người lớn tuổi, cần lưu ý chăm sóc sức khỏe gia đình thông qua việc động viên người thân tập thể dục để giảm nguy cơ mắc các chứng nghẽn mạch và suy tĩnh mạch nguy hiểm.

1.4. Làm chậm quá trình trao đổi chất

Một trong những hệ lụy ít ai ngờ đến của lối sống ít vận động là làm chậm quá trình trao đổi chất. Trao đổi chất có thể hiểu là quá trình biến đổi thức ăn thành năng lượng để cơ thể hoạt động. Chất đạm, tinh bột và chất béo là các chất dinh dưỡng được enzyme phân giải trong hệ tiêu hóa, sau đó đưa đến các tế bào trong cơ thể. Cơ thể bạn sẽ sử dụng các chất này ngay lập tức hoặc dự trữ chúng ở gan, mỡ hoặc các mô cơ bắp. 

Khi cơ thể không vận động thường xuyên, quá trình trao đổi chất cũng theo đó bị chậm lại, làm cho máu lưu thông chậm. Đây là nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề đáng lo ngại đối với sức khỏe gia đình, bởi cơ thể không cung cấp đủ năng lượng để phục vụ các hoạt động thường ngày.

Vận động nhiều hơn để bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

1.5. Tăng nguy cơ tử vong sớm

Hệ lụy nguy hiểm nhất của lối sống ít vận động là làm tăng nguy cơ tử vong, rút ngắn tuổi thọ, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của con người. Theo nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu, khi bạn sống 20 năm với lối sống ít vận động, nguy cơ tử vong sớm có thể tăng gấp đôi.

Khi cơ thể ngồi một chỗ quá lâu không vận động, cơ bắp không co bóp nhiều, tiêu hao năng lượng ít đi và nhịp tim thấp hơn, từ đó dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm về thể chất lẫn tinh thần cho cơ thể. Có thể nói, tác hại của việc lười vận động, ngồi lâu có thể so sánh tương đương với việc hút thuốc lá.

Vận động nhiều hơn để bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Từ đó, có thể thấy vai trò quan trọng của việc hoạt động thể chất như giúp bảo vệ sức khỏe gia đình, ngăn ngừa những tác động nguy hiểm lên sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ.

Đọc thêm: Chăm Sóc Bệnh Nhân Giai Đoạn Cuối Đời: Cần Chuẩn Bị Những Gì?

2. Mất sự cân đối về hình thể

2.1. Gây béo phì

Ai cũng mong muốn có một cơ thể cân đối và khỏe mạnh, tuy nhiên, lối sống ít vận động có thể dẫn đến tình trạng béo phì từ đó gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần.

Càng ít hoạt động, bạn sẽ càng đốt cháy ít calo tích trữ trong cơ thể. Khi lượng calo nạp vào cơ thể cao hơn mức calo đốt cháy, bạn sẽ tăng cân và có nguy cơ mắc nhiều biến chứng nguy hiểm từ bệnh béo phì.

Vận động nhiều hơn để bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Theo các chuyên gia, béo phì không chỉ khiến cơ thể mất đi sự cân đối về hình thể, mà còn có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình.

Đọc thêm: Lưu Ý Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình: Đối Tượng, Tác Hại & Cách Phòng Ngừa Béo Phì

2.2. Mất khối lượng cơ bắp và sức mạnh

Bên cạnh việc gây tăng cân và mỡ thừa, lối sống ít vận động sẽ khiến cơ thể mất dần khối cơ bắp, từ đó khiến kết cấu hình thể xấu đi trông thấy. Trong nhiều trường hợp, khi sức mạnh cơ bắp giảm đi, bạn sẽ dễ cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, yếu đuối trong việc thao tác mọi việc trong cuộc sống và có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

3. Ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần

Lối sống ít vận động cũng có tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần. Những người lười vận động thường dễ bị stress và trầm cảm do không hoạt động nên cơ thể không giải phóng Endorphin, một dạng Hormone giúp giảm cảm giác đau và tăng cảm giác hạnh phúc.

Thực tế, một nghiên cứu gần đây cho thấy, hơn 10 nghìn người có lối sống ít vận động có nguy cơ phát triển rối loạn sức khỏe tâm thần cao hơn những người thường xuyên tập luyện thể lực. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, hơn 100 nghìn người ít vận động đều có nguy cơ trầm cảm.

Vận động nhiều hơn để bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Có thể thấy, lối sống ít vận động đặc biệt tai hại bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng cả sức khỏe tinh thần. Do đó, nếu gia đình bạn còn có người giữ lối sống này, cần thay đổi ngay để bảo vệ sức khỏe gia đình.

Đọc thêm: Sức Khỏe Tinh Thần Trong Chăm Sóc Người Lớn Tuổi: Điều Quan Trọng Không Thể Bỏ Qua

Cẩm nang sức khỏe gia đình: Giải pháp nào cho người có lối sống ít vận động?

1. Tăng cường hoạt động thể chất

Để khắc phục tình trạng lười vận động, không có cách nào khác ngoài việc tăng cường hoạt động thể chất. Có thể kết hợp nhiều bài tập để chăm sóc sức khỏe gia đình một cách toàn diện, chẳng hạn như chạy hoặc đi xe đạp, đi kèm với các bài tập rèn luyện sức mạnh như tập tạ hoặc các bài tập kháng lực khác.

Mỗi ngày, cần dành ít nhất 30 phút chạy bộ. Mỗi tuần cần thực hiện hai buổi tập sức mạnh, mỗi buổi 30 phút để đáp ứng hoạt động thể chất tối thiểu và bảo vệ sức khỏe gia đình.

Vận động nhiều hơn để bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

2. Giảm thời gian ít vận động

Hãy thay đổi thói quen trong những hoạt động nhỏ thường ngày để tăng thời gian vận động cơ thể, từ đó giảm thiểu tác hại của lối sống ít vận động. Sau đây là một số gợi ý tiêu biểu bạn có thể tham khảo như:

  • Đứng thay vì ngồi trên phương tiện giao thông công cộng
  • Đi bộ đi làm
Vận động nhiều hơn để bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik
  • Đặt lời nhắc để đứng lên sau mỗi 30 phút ngồi làm việc tại bàn
  • Đi dạo hoặc đứng trong khi nghỉ giải lao uống cà phê hoặc trà
  • Dành thêm thời gian để làm việc nhà, đặc biệt là làm đồ thủ công hoặc làm vườn
  • Dành thời gian rỗi rãi để hoạt động thay vì xem tivi hoặc chơi trò chơi điện tử
  • Đi cầu thang bộ thay vì sử dụng thang máy

Đây là những việc làm rất đơn giản, dễ thực hiện nhưng lại rất có ích trong việc chăm sóc sức khỏe gia đình. Những thay đổi nhỏ có thể tạo nên lối sống lành mạnh, cơ thể cường tráng và tinh thần phấn khởi.

3. Tập thể dục nhóm

Để củng cố thêm tinh thần vận động thể lực mỗi ngày, chúng ta nên lập nhóm để tập thể dục cùng nhau. Những thành viên trong gia đình cũng có thể tạo thành một nhóm cùng nhau tập luyện để cùng nâng cao sức khỏe gia đình. Việc tập thể dục theo nhóm giúp bạn có nhiều hoạt động hơn trong tuần, đồng thời tránh cảm giác chán nản và giảm tỉ lệ bỏ cuộc khi tập luyện.

Vận động nhiều hơn để bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Đọc thêm: Tập Thể Dục Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi – Tập Theo Nhóm Hay Tập Một Mình?

4. Lựa chọn thời gian vận động thích hợp

Việc tập luyện hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào thời điểm tập luyện. Tập thể dục vào sáng sớm là tốt nhất vì không khí buổi sáng tương đối trong lành, nồng độ dưỡng khí nhiều, lượng khí cacbon thấp.

Vận động nhiều hơn để bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Nếu bạn tập luyện vào buổi chiều hoặc buổi tối sẽ giúp cho cơ thể giải tỏa mọi căng thẳng sau một ngày làm việc vất vả, giúp cải thiện sức khỏe gia đình cả về thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, trong buổi này, bạn không nên tập quá sức vì sẽ khiến hệ thần kinh bị hưng phấn, làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.

Đọc thêm: 

Tổng kết

Có thể thấy, thiếu vận động thể chất sẽ gây ra những hệ lụy sâu sắc và lâu dài đối với sức khỏe gia đình. Vì vậy, mỗi người hãy tự ý thức tập luyện mỗi ngày, dù chỉ bằng những động tác đơn giản cũng có ích cho cơ thể, tránh tình trạng trì trệ. Việc tạo thói quen rèn luyện thể chất cho cả gia đình chính là tác động hữu hiệu nhất để chống lại bệnh tật và chăm sóc sức khỏe gia đình hiệu quả.

Độc giả quan tâm đến các vấn đề liên quan đến sức khỏe gia đình hoặc có nhu cầu đặt dịch vụ chăm sóc sức khỏe gia đình tại nhà vui lòng bấm theo dõi hoặc liên hệ chúng tôi qua:

  1. Website: WeCare 247
  2. Hotline: 1900 5247
  3. Facebook: WeCare 247

Bài viết có tham khảo thông tin từ Website của Bệnh viện đa khoa MEDLATEC.

Đánh giá bài viết

5/5 - (8 votes)

Bài viết khác

wecare247
CHĂM SÓC VIÊN WECARE SẴN SÀNG HỖ TRỢ BỆNH NHÂN DỊP TẾT 2025
Dinh Dưỡng Cho Sức Khỏe Gia Đình: Vì Sao Phụ Nữ Trong Độ Tuổi 20-30 Nên Ăn Chuối?
Dinh Dưỡng Cho Sức Khỏe Gia Đình: Vì Sao Phụ Nữ Trong Độ Tuổi 20-30 Nên Ăn Chuối?
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Tại Nhà: 5 Loại Thuốc Kháng Sinh Phổ Biến Bạn Nên Biết
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Tại Nhà: 5 Loại Thuốc Kháng Sinh Phổ Biến Bạn Nên Biết
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments