Our Service
Hotline: 1900 5247
Headquarter: 171 Tran Nao street, D2, Thu Duc City, HCMC
Business registration code: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn
- 28
- 30,916
Mùa lạnh, đặc biệt khi thời tiết khô hanh, nhiều người thường bị nẻ gót chân hoặc khô nứt gót chân. Tình trạng này không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn gây đau đớn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng nứt chân vào mùa đông? Liệu có biện pháp nào để khắc phục tình trạng này để chăm sóc sức khỏe gia đình tốt hơn?
Bài viết sau đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về tình trạng nứt gót chân vào mùa đông và cách khắc phục hiệu quả mà bạn có thể áp dụng để chăm sóc sức khỏe gia đình một cách tốt nhất.
Nứt gót chân là một tình trạng phổ biến và có thể xảy ra quanh năm. Tuy nhiên, tình trạng này thường có xu hướng trở nặng khi thời tiết lạnh. Ngoài việc do khí hậu lạnh mà nên, bệnh lý và thói quen sinh hoạt cũng là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nứt gót chân.
Nứt gót chân là một trong những tình trạng thường gặp của người bệnh đái tháo đường. Điều này là bởi, bệnh tiểu đường có thể gây dòng máu lưu thông kém đến các chi, đặc biệt là bàn chân, làm cho da ở gót chân dễ bị khô và nứt nẻ. Trong những trường hợp nghiêm trọng, nếu không được chăm sóc đúng cách, người bệnh có thể gặp phải nhiễm trùng hoặc loét chân.
Ngoài ra, người bị bệnh chàm, bệnh nhiễm nấm ngoài da, thiếu vitamin, bệnh vảy nến,… đều là những nguyên nhân dẫn đến nứt nẻ gót chân. Đây đều là những bệnh lý da liễu có thể gây ra tình trạng da khô, ngứa, và viêm, khiến làn da nhạy cảm và dễ bị tổn thương, đặc biệt khi tiếp xúc với các yếu tố môi trường như thời tiết lạnh.
Vì vậy, nếu người thân của bạn mắc một số bệnh lý kể trên, hãy chú ý chăm sóc sức khỏe gia đình một cách chu đáo để tránh tình trạng nẻ gót chân vào mùa đông.
Không chỉ các bệnh lý có thể gây nứt gót chân, một số thói quen sinh hoạt không phù hợp cũng gây nên tình trạng tương tự, ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình.
Nếu gặp tình trạng nứt gót chân do các bệnh lý nền như tiểu đường, vảy nến, chàm, hoặc vấn đề tuần hoàn máu, cần điều trị và kiểm soát bệnh lý để từ đó khắc phục tình trạng nứt gót chân, đồng thời bảo vệ sức khỏe gia đình.
Chắc hẳn nhiều người còn khá lạ lẫm với khái niệm “tắm chân”. Tuy nhiên, đây lại là cách chăm sóc sức khỏe gia đình hiệu quả để phòng ngừa tình trạng nứt gót chân.
Khi tắm chân, nên sử dụng nước ấm thay vì nước quá nóng vì nước nóng có thể làm da mất độ ẩm tự nhiên. Trong nước tắm chân, bạn có thể pha thêm một ít muối hoặc dầu dừa để làm mềm da.
Sau khi tắm, lau khô chân và thoa kem dưỡng ngay lập tức để dưỡng ẩm cho da.
Dưỡng ẩm chân là yếu tố quan trọng nhất trong việc điều trị và phòng ngừa tình trạng nứt gót chân, bảo vệ sức khỏe gia đình. Hãy sử dụng các loại kem dưỡng ẩm chuyên dụng cho chân, đặc biệt là loại có chứa ure, glycerin, vaseline, hoặc các dầu tự nhiên (dầu dừa, dầu ô liu).
Thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm, lúc da vẫn còn ẩm có thể khóa ẩm tốt hơn. Nên thoa kem 2-3 lần/ngày nhằm đảm bảo cung cấp đủ độ ẩm cho da và luôn đi tất, giày, dép kín để bảo vệ gót chân. Nếu có thể, thoa kem dưỡng ẩm vào ban đêm trước khi đi ngủ và đeo tất cotton để giúp dưỡng chất thấm sâu vào da.
Mặc dù tẩy da chết là một bước rất quan trọng để bảo vệ gót chân nhưng đa số chúng ta thường bỏ qua. Gót chân là vùng da thô ráp và dày hơn nhiều so với những vùng da khác trên cơ thể. Vì vậy, tế bào chết ở vùng da này cũng nhiều hơn. Nếu không được tẩy da chết thường xuyên, lượng tế bào chết này có thể tích tụ gây sần sùi và nứt nẻ gót chân.
Vì vậy, cứ khoảng 1-2 lần/tuần, bạn hãy thực hiện tẩy da chết bằng đá cuội hoặc dụng cụ chà gót chân. Ngâm chân trong nước ấm khoảng 10-15 phút để mềm da trước khi tẩy. Không tẩy da chết khi da đang khô hoặc khi da gót chân chưa đủ mềm, vì sẽ gây tổn thương.
Vào mùa đông, để tránh tổn thương cho bàn chân, nên chọn giày dép thoải mái, không quá chật hoặc quá rộng, để giảm áp lực lên gót chân. Giày dép nên có độ thấm hút mồ hôi tốt và êm ái để tránh ma sát và giúp da chân mềm mại hơn. Đặc biệt, tránh đi giày dép có gót nhọn hoặc giày dép cứng, vì chúng có thể gây tổn thương và làm tăng tình trạng nứt nẻ ở gót chân.
Nếu cần đi bộ nhiều hoặc đứng lâu, bạn có thể dùng miếng đệm hoặc miếng lót gót chân để giảm ma sát và áp lực lên gót chân, giúp bảo vệ da khỏi bị nứt.
Đọc thêm:
Nứt gót chân là một tình trạng phổ biến nhưng có thể được phòng ngừa và khắc phục nếu chăm sóc đúng cách. Việc duy trì dưỡng ẩm, tẩy tế bào chết nhẹ nhàng, lựa chọn giày dép phù hợp, và chú ý đến các yếu tố sức khỏe nền là những bước quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa tình trạng nứt gót chân. Khi chăm sóc sức khỏe gia đình, hãy đảm bảo áp dụng các biện pháp chăm sóc chân phù hợp để bảo vệ sức khỏe bàn chân lâu dài.
Độc giả quan tâm thông tin về sức khỏe gia đình hoặc có nhu cầu đăng ký đặt dịch vụ chăm sóc sức khỏe gia đình tại nhà vui lòng bấm theo dõi hoặc liên hệ chúng tôi qua:
|
Bài viết có tham khảo thông tin từ Website của Báo Đảng cộng sản và Trung tâm y tế Quận 3, TP. HCM.
Đánh giá bài viết
Hotline: 1900 5247
Headquarter: 171 Tran Nao street, D2, Thu Duc City, HCMC
Business registration code: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn
[…] Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: Khắc Phục Tình Trạng Nứt Gót Chân Vào Mùa Đông […]