Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình Tốt Hơn Với 6 Cách Phòng Tránh Bệnh Bạch Hầu Hiệu Quả

Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra, ảnh hưởng đến đường hô hấp. Bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Việc chăm sóc người bệnh bạch hầu tại nhà đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt và cẩn trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả người bệnh lẫn an toàn sức khỏe gia đình.

Cùng WeCare 247 tìm hiểu những lưu ý quan trọng khi chăm sóc người bệnh bạch hầu tại nhà.

1. Cần có sự hiểu biết nhất định về bệnh bạch hầu để bảo vệ sức khỏe gia đình

1.1 Triệu chứng bệnh bạch hầu

Bạch hầu thường bắt đầu với các triệu chứng nhẹ như sốt, đau họng và mệt mỏi. Sau đó, các triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện như:

  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ
  • Giả mạc màu xám hoặc trắng xuất hiện trên amidan hoặc họng
  • Khó thở hoặc khó nuốt
  • Yếu cơ và mệt mỏi
Chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Nếu nhận thấy thành viên trong gia đình có các dấu hiệu ban đầu nghi ngờ bệnh bạch hầu, để giữ an toàn sức khỏe gia đình, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

1.2 Các biến chứng nguy hiểm

Người bệnh bạch hầu nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Viêm cơ tim
  • Tổn thương thần kinh
  • Cổ họng nghẹt amidan
  • Mệt mỏi, khả năng ăn uống kém
  • Đờ đẫn, mặt tái, hôn mê, thậm chí là tử vong nhanh nếu không được điều trị tích cực
  • Phát ban trên da, gây loét hoặc mụn nước

Vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm có ý nghĩa rất quan trọng trong chăm sóc và giữ an toàn sức khỏe gia đình.

2. Lưu ý trong việc cách ly người bệnh giữ an toàn sức khỏe gia đình

2.1 Thiết lập khu vực cách ly

Để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình, người bệnh bạch hầu cần được cách ly trong một khu vực riêng biệt trong nhà và đảm bảo rằng khu vực này đạt đủ các yếu tố sau:

  • Có đủ ánh sáng và thông gió tốt
  • Dễ dàng vệ sinh và khử trùng
  • Được trang bị đủ vật dụng cần thiết như giường, chăn, gối và vật dụng cá nhân
Chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

2.2 Hạn chế tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình

Để giữ an toàn sức khỏe gia đình, chỉ những người trực tiếp chăm sóc mới được tiếp xúc với người bệnh bạch hầu. 

Hạn chế tối đa số lượng người vào khu vực cách ly và đảm bảo rằng họ tuân thủ các biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên.

3. Duy trì vệ sinh cá nhân cho người bệnh và gia đình

3.1 Rửa tay thường xuyên

Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm ít nhất 20 giây trước và sau khi tiếp xúc với người bệnh là cách hiệu quả giúp giữ an toàn sức khỏe gia đình bạn. Nếu không có sẵn xà phòng và nước, có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn.

Chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

3.2 Khử trùng bề mặt vật dụng khu cách ly giữ an toàn sức khỏe gia đình

Các bề mặt thường xuyên tiếp xúc như tay nắm cửa, bàn, ghế và các vật dụng trong khu vực cách ly cần được khử trùng hàng ngày. Nên sử dụng các dung dịch khử trùng chứa clo hoặc cồn để đảm bảo hiệu quả.

4. Lưu ý trong việc chăm sóc y tế cho người bệnh bạch hầu

4.1 Theo dõi triệu chứng

Người chăm sóc cần thường xuyên theo dõi triệu chứng của người bệnh và ghi chép lại để báo cáo cho bác sĩ. Nếu người bệnh có bất kỳ dấu hiệu nào của biến chứng nghiêm trọng như khó thở, đau ngực, hoặc sưng phù bất thường, gia đình cần liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất hoặc bác sĩ phụ trách để tìm ra biện pháp xử lý nhanh và phù hợp.

4.2 Đảm bảo người bệnh tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ

Người chăm sóc cần đảm bảo rằng người bệnh uống thuốc đúng liều và đúng thời gian theo chỉ định của bác sĩ. Việc tuân thủ điều trị đúng cách sẽ giúp người bệnh bạch hầu ngăn ngừa biến chứng và tăng tốc độ phục hồi.

Chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

5. Chăm sóc dinh dưỡng và nghỉ ngơi của người bệnh

5.1 Những thực phẩm nên tăng cường để chăm sóc người bệnh và chăm sóc gia đình

Bữa ăn hằng ngày của người bệnh bạch hầu cần đảm bảo đầy đủ các thực phẩm giàu protein, vitamin và khoáng chất phù hợp với từng lứa tuổi. Tránh các thực phẩm gây kích thích hoặc khó tiêu hóa.

Bữa ăn gia đình cân đối và giàu dinh dưỡng không những giúp tăng cường hệ miễn dịch của người bệnh và đẩy nhanh quá trình phục hồi, mà còn giúp các thành viên khác nâng cao đề kháng phòng nguy cơ lây nhiễm bạch hầu, giữ an toàn cho sức khỏe gia đình.

Chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

5.2 Lưu ý khi chăm sóc ăn uống cho người bệnh bạch hầu

  • Tránh các thực phẩm không rõ nguồn gốc rõ ràng, nên ăn chín uống sôi.
  • Chia nhỏ bữa ăn (5 – 6 bữa/ngày), do giai đoạn đầu người bệnh bị đau họng, gặp khó khăn về khả năng nuốt.
  • Ưu tiên đồ ăn lỏng, mềm hoặc xay nhuyễn.
  • Sử dụng đồ ăn ở nhiệt độ vừa phải, không quá nóng hoặc quá lạnh
  • Ăn chậm, nhai kỹ và ăn đúng giờ
  • Người bệnh cần uống đủ nước, uống từng ngụm nhỏ, ưu tiên nước ấm

5.3 Đảm bảo người bệnh bạch hầu được nghỉ ngơi đầy đủ

Người bệnh bạch hầu cần ngủ đủ giấc 6 – 8 tiếng mỗi ngày để cơ thể có thời gian hồi phục. Tạo một môi trường yên tĩnh và thoải mái để người bệnh có thể nghỉ ngơi tốt nhất.

6. Giữ an toàn sức khỏe gia đình khỏi bệnh bạch hầu

6.1 Tiêm phòng là cách chăm sóc gia đình hiệu quả

Tiêm phòng đầy đủ cho tất cả thành viên trong gia đình là cách chăm sóc sức khỏe gia đình an toàn và hiệu quả giúp phòng bệnh bạch hầu.

Nếu có bất kỳ thành viên nào có triệu chứng nghi ngờ bệnh bạch hầu, cần đưa họ đi kiểm tra sức khỏe ngay lập tức.

6.2 Giáo dục và nâng cao nhận thức về bệnh

Thường xuyên cập nhật thông tin tình hình dịch bệnh từ nguồn uy tín. Đồng thời, tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức về bệnh bạch hầu cho tất cả các thành viên trong nhà là cách chăm sóc sức khỏe gia đình thiết thực để phòng ngừa bệnh bạch hầu.

Hiểu rõ về cách phòng ngừa và xử lý khi có người mắc bệnh sẽ giúp giảm nguy cơ lây lan và bảo vệ sức khỏe gia đình.

Chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Đọc thêm:

Chăm sóc người bệnh bạch hầu tại nhà đòi hỏi sự cẩn trọng và kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho cả người bệnh và các thành viên trong gia đình. Bằng cách tuân thủ các hướng dẫn và lưu ý trên, bạn có thể giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng,  ngăn ngừa sự lây lan của bệnh trong cộng đồng và giữ an toàn cho sức khỏe gia đình.

Để có thêm nhiều thông tin và kiến thức sức khỏe bổ ích, bạn đọc hãy theo dõi Fanpage Facebook Website WeCare 247.

Bài viết có sử dụng thông tin từ website của Báo Tuổi Trẻ.

 

Đánh giá bài viết

5/5 - (8 votes)

Bài viết khác

Những Dịch Vụ Chăm Sóc Người Bệnh Toàn Diện Tại Nhà Phổ Biến
Những Dịch Vụ Chăm Sóc Người Bệnh Toàn Diện Tại Nhà Phổ Biến
Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Những Bệnh Dễ Mắc Vào Mùa Đông Và Cách Phòng Tránh
Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Những Bệnh Dễ Mắc Vào Mùa Đông Và Cách Phòng Tránh
Cần Lưu Ý Gì Trong Cách Chăm Sóc Người Bệnh Có Vấn Đề Về Sức Khỏe Tâm Thần?
Cần Lưu Ý Gì Trong Cách Chăm Sóc Người Bệnh Có Vấn Đề Về Sức Khỏe Tâm Thần?
Subscribe
Notify of
guest
1 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

[…] Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình Tốt Hơn Với 6 Cách Phòng Tránh Bệnh Bạch Hầu Hiệu… […]