Chế Độ Dinh Dưỡng Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình: Nên & Không Nên Ăn Gì Để Phòng Ung Thư?

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, mối liên hệ giữa dinh dưỡng và ung thư được thể hiện ở hai điểm chính là sự có mặt của các chất sinh ung thư có trong thực phẩm và chế độ ăn thiếu tính khoa học. Như vậy, việc lựa chọn dinh dưỡng phòng ung thư và bảo vệ sức khỏe gia đình có thể tóm gọn trong hai khía cạnh:

  • Hạn chế các thực phẩm chứa chất sinh ung thư
  • Tăng cường các thực phẩm chứa chất ngừa ung thư

Chế độ dinh dưỡng và bệnh ung thư có liên quan như thế nào?

Chế độ dinh dưỡng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng sự sống: một sức khỏe tốt là một sức khỏe có sự tương quan giữa các nhân tố gây bệnh và nhân tố ngăn chặn bệnh, trong đó phần lớn các nhân tố ngăn chặn bệnh có nguồn gốc từ dinh dưỡng.

Thực phẩm chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Chúng ta có thể hình dung cơ thể là một “chiến trường” nghiệt ngã: các tế bào đột biến luôn tìm kiếm cơ chế phát triển tự chủ và thoái hóa thành ung thư. Nếu chế độ ăn nghèo dưỡng chất, thiếu các chất thiết yếu từ rau củ quả hoặc chứa quá nhiều chất sinh ung thư thì đây sẽ là một điều kiện thuận lợi cho các khối u tiềm tàng phát triển, dần hình thành ung thư ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình; còn khi chế độ ăn giàu dưỡng chất và các chất thiết yếu, sự phát triển của các vi khối u hình thành ung thư sẽ bị hạn chế.

Nhóm thực phẩm nên tránh để phòng ung thư bảo vệ sức khỏe gia đình

1. Đồ chiên nướng

Các loại thịt như thịt bò, thịt heo, thịt gia cầm, cá khi được chế biến bằng các phương pháp sử dụng nhiệt độ cao, đặc biệt khi nhiệt độ trên 149 độ C như chiên hay nướng hoặc được chế biến trong thời gian dài sẽ sinh ra nhiều chất hóa học, trong đó có chất HCA (heterocyclic amines) và chất PAH (polycyclic aromatic hydrocarbons).

Các nghiên cứu cho thấy:

  • Chất HCA gây ra ung thư vú, đại tràng, gan, da, phổi, tiền liệt tuyến và các cơ quan khác.
  • Chất PAH gây ra bệnh bạch cầu, u ở phổi và đường tiêu hóa

Do đó, cách chăm sóc gia đình phòng ngừa ung thư hiệu quả là nên hạn chế thực phẩm chiên, nướng hoặc có thời gian chế biến quá lâu.

Thực phẩm cần tránh để chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

2. Thực phẩm chứa nhiều muối

Ăn nhiều muối là yếu tố nguy cơ của đột quỵ, tăng huyết áp, ung thư dạ dày và nhiều bệnh lý khác.

Nhiều nghiên cứu dịch tễ học cho thấy mối liên hệ giữa ăn mặn và ung thư dạ dày càng rõ ràng hơn ở những người nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (HP) và những người bị viêm dạ dày.

Dựa trên các nghiên cứu ở Nhật Bản và các quốc gia khác, giảm lượng muối trong chế độ ăn có thể giúp bảo vệ sức khỏe gia đình qua việc làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày, ung thư vú, béo phì và nhiều bệnh khác.

3. Thực phẩm chứa nitrosamine

Nitrosamine là một nhóm các chất sinh ung thư đã được chứng minh bằng thực nghiệm trên 40 loài động vật. Hai loại nitrosamine quan trọng là NDEA và NDMA đã được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) xếp vào nhóm 2A, tức là nhóm các chất có thể gây ung thư cho người, đặc biệt liên quan đến sự gia tăng nguy cơ ung thư mũi hầu, ung thư thực quản, ung thư dạ dày.

Do đó, cách chăm sóc sức khỏe gia đình để phòng ung thư cần hạn chế các thực phẩm chứa nhiều nitrosamine như các loại thịt ướp muối, thực phẩm xông khói, thực phẩm làm khô bằng phụ gia, thực phẩm ngâm dấm, ngâm muối.

Thực phẩm cần tránh để chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

4. Thực phẩm chứa aflatoxin

Aflatoxin là một chất sinh ung thư, sản sinh từ nấm mốc Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus. Aflatoxin đã được chứng minh làm tăng nguy cơ ung thư gan.

Con người có thể bị nhiễm aflatoxin từ việc ăn uống các thực phẩm bị nấm mốc như ngô, đậu đỗ, lạc và các loại ngũ cốc; hoặc qua thịt, sữa và các chế phẩm sữa từ nguồn động vật đã ăn thực phẩm nhiễm aflatoxin.

Cách chăm sóc sức khỏe gia đình tránh nhiễm aflatoxin:

  • Không ăn thực phẩm đã mốc, đổi màu, mùi, vị.
  • Không chế biến thực phẩm từ loại ngũ cốc đã hư.
  • Chú ý nhiệt độ và độ ẩm khi bảo quản thực phẩm để hạn chế nấm mốc gây hại.
  • Không sử dụng thực phẩm có dấu hiệu nấm mốc và nhiễm aflatoxin cho động vật chăn nuôi lấy thịt.

Nhóm thực phẩm giúp ngừa ung thư để chăm sóc sức khỏe gia đình

1. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Gốc tự do được tạo ra tự nhiên trong cơ thể và giữ vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động chuyển hóa. Tuy nhiên, khi gốc tự do được tạo ra quá nhiều do tác động đến từ môi trường bên ngoài, bao gồm cả thực phẩm bẩn và việc ăn uống mất cân đối,… chúng sẽ gây tổn thương DNA, có thể dẫn tới nguy cơ ung thư.

Chất chống oxy hóa là những chất có khả năng trung hòa các gốc tự do và ngăn chặn sự tổn thương của tế bào. Cơ thể có thể sản xuất một số chất chống oxy hóa nội sinh, còn lại phần lớn đến từ chế độ dinh dưỡng.

Bổ sung các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như quả mọng, trái cây, các loại hạt, socola, rau, trà xanh,… là cách chăm sóc sức khỏe gia đình hữu hiệu giúp đẩy lùi ung thư.

Thực phẩm chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

2. Thực vật họ cải

Bên cạnh một lượng lớn carotene, vitamin và khoáng chất, trong thực vật họ cải còn có một nhóm các chất gọi là glucosinolate. Thông qua quá trình chế biến và tiêu hóa, các glucosinolate phân rã thành nhiều chất khác, trong đó có indole, được chứng minh có khả năng ngăn ngừa ung thư bàng quang, vú, đại tràng, gan, phổi và dạ dày.

3. Tỏi

Theo các nghiên cứu khoa học, chế độ ăn nhiều tỏi (khoảng trên 10g mỗi ngày) làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày, đại tràng, ruột non, thực quản, tụy, vú, tuyến tiền liệt. Cơ chế ngừa ung thư của tỏi có thể liên quan đến tính kháng khuẩn hoặc khả năng ức chế các chất sinh ung thư, sửa chữa DNA, làm chết nhanh các tế bào đã bị hư hại.

Thực phẩm chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Cùng tham khảo khuyến cáo lượng tỏi mỗi ngày cho người lớn của WHO để bảo vệ sức khỏe gia đình:

  • Tỏi tươi: 2 – 5 g
  • Dầu tỏi: 2 – 5 ml
  • Bột tỏi sấy khô: 0,4 – 1,2 g
  • Tỏi chiết xuất: 0,3 – 1 g

4. Trà

Các polyphenol có trong trà là một nhóm lớn các chất hóa học đem lại tác dụng tốt cho sức khỏe. Ví dụ catechin có nhiều trong trà xanh, thearubigin và theaflavin có nhiều trong trà đen.

Thực phẩm tốt cho sức khỏe gia đình
Trà xanh. Nguồn: Wikimedia

Các polyphenol này có tác dụng chống oxy hóa, ngăn chặn sự phát triển quá mức của tế bào, làm chết nhanh các tế bào đã bị hư hại, bảo vệ cơ thể chống lại các tổn thương của tia cực tím, kích hoạt các enzyme giải độc làm ức chế sự phát triển của khối u.

Vì vậy, uống trà ngoài việc để thưởng thức thì còn giúp bảo vệ sức khỏe gia đình bạn.

Cẩm nang sức khỏe gia đình: Một số khuyến cáo về dinh dưỡng để ngừa ung thư

1. Hạn chế thịt chế biến sẵn

Đối với các bữa ăn hằng ngày của gia đình, điểm mấu chốt để chăm sóc sức khỏe gia đình giúp phòng ngừa ung thư là hạn chế ăn thịt chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, và thịt đỏ như thịt bò, cừu, lợn. Nếu chế biến thịt đỏ hãy cắt lát mỏng và ăn từng miếng nhỏ. Nên thay thế thịt đỏ bằng cá, gia cầm hoặc các loại đậu.

2. Ăn nhiều rau xanh

Ăn tối thiểu 2,5 chén rau và trái cây mỗi ngày tốt cho sức khỏe gia đình bạn. Nên ăn đa dạng các loại rau và trái cây, nếu uống nước ép nên chọn loại nguyên chất, không thêm đường. Khi ăn rau xanh, nên hạn chế các loại sốt kem, nước sốt và nước chấm kèm theo.

Top 5 thực phẩm giàu vitamin A bạn cần biết
Nguồn: Pxhere

3. Chọn ngũ cốc thô

Chọn ngũ cốc thô (nguyên hạt hoặc nguyên cám) thay cho ngũ cốc tinh chế sẽ tốt hơn cho sức khỏe gia đình.

Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm dùng carbohydrate tinh chế như bánh ngọt, kẹo, ngũ cốc dinh dưỡng chứa đường và các loại thực phẩm chứa nhiều đường khác.

4. Hạn chế rượu, bia

Hạn chế uống rượu, bia và các thức uống chứa cồn không những tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn giúp bảo vệ sức khỏe gia đình ngăn ngừa nguy cơ ung thư.

Đọc thêm:

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, lựa chọn thực phẩm khoa học là trung tâm của chế độ dinh dưỡng ngừa ung thư và bảo vệ sức khỏe gia đình.

Nhìn chung, việc khắc chế ung thư thông qua chế độ dinh dưỡng đồng nghĩa với việc sử dụng các phân tử chống ung thư hiện diện trong thực phẩm làm vũ khí để tạo môi trường bất lợi cho khối u phát triển.

Thực phẩm chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: WeCare 247

Hiểu được mối liên hệ mật thiết giữa dinh dưỡng và ung thư, cũng như tầm quan trọng của chế độ ăn uống đối với sức khỏe, sẽ giúp bạn và gia đình có cái nhìn bao quát hơn về dinh dưỡng và tìm ra được cách chăm sóc gia đình hiệu quả nhất.

Độc giả quan tâm tìm hiểu thêm thông tin hữu ích về sức khỏe hoặc có nhu cầu đăng ký đặt dịch vụ chăm sóc người bệnh tại nhà vui lòng bấm theo dõi hoặc liên hệ chúng tôi qua:

  1. Website: WeCare 247
  2. Hotline: 1900 5247
  3. Facebook: WeCare 247

Bài viết có sử dụng thông tin từ website của Bệnh viện Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Đánh giá bài viết

5/5 - (10 votes)

Bài viết khác

Dinh Dưỡng Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: 10 Thực Phẩm Người Già Cần Hạn Chế Ăn
Dinh Dưỡng Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: 10 Thực Phẩm Người Già Cần Hạn Chế Ăn
Tăng Cường Sức Khoẻ Gia Đình Từ Xây Dựng Khẩu Phần Ăn Hợp Lý
Tăng Cường Sức Khỏe Gia Đình Từ Xây Dựng Khẩu Phần Ăn Hợp Lý
Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: Làm Thế Nào Để Phòng Ngừa Ốm Trong Mùa Đông?
Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: Làm Thế Nào Để Phòng Ngừa Ốm Trong Mùa Đông?
Subscribe
Notify of
guest
1 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

[…] vấn về nguy cơ di truyền cho các thành viên trong gia đình từ đó lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe gia đình hoặc điều trị bệnh hiệu quả […]