Mẹo Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình: 10 Cách Điều Trị Viêm Mũi Dị Ứng An Toàn Tại Nhà

Viêm mũi dị ứng là một vấn đề sức khỏe phổ biến, đặc biệt trong các gia đình có người mắc bệnh dị ứng theo mùa hoặc dị ứng với các tác nhân từ môi trường. Tuy nhiên, việc điều trị không nhất thiết phải dựa hoàn toàn vào thuốc, mà có thể sử dụng những biện pháp tự nhiên, an toàn để giảm thiểu triệu chứng và cải thiện sức khỏe gia đình.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá 10 mẹo chăm sóc sức khỏe gia đình hiệu quả để điều trị viêm mũi dị ứng ngay tại nhà, giúp bạn và người thân cảm thấy dễ chịu hơn mà không lo tác dụng phụ của thuốc.

Viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi dị ứng là một phản ứng của hệ thống miễn dịch khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi, lông thú hoặc nấm mốc. Khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng này, cơ thể sẽ sản xuất histamine, gây ra các triệu chứng như hắt hơi, ngứa mũi, nghẹt mũi và chảy nước mũi. Viêm mũi dị ứng có thể được phân loại với khoảng 20% ​​trường hợp là theo mùa, 40% lâu năm mãn tính và 40% có các đặc điểm của cả hai loại trên.

Chăm sóc sức khỏe gia đình có người bị viêm mũi dị ứng
Nguồn: Freepik

Cách điều trị viêm mũi dị ứng theo y khoa

1. Dùng thuốc

Căn cứ vào tình trạng của từng người bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giúp giảm triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. Khi chăm sóc sức khỏe gia đình có người bị viêm mũi dị ứng phải điều trị bằng thuốc, thì chỉ có thể khống chế hoặc giảm triệu chứng bệnh trong một khoảng thời gian ngắn.

2. Phẫu thuật

Viêm mũi dị ứng điều trị bằng biện pháp phẫu thuật chỉ định cho những trường hợp bị viêm mũi dị ứng có polyp, thoái hóa cuốn mũi hoặc gặp một số yếu tố bất thường về cấu trúc giải phẫu như lệch vách ngăn, gai vách ngăn.

Chăm sóc sức khỏe gia đình có người bị viêm mũi dị ứng
Nguồn: Freepik

3. Điều trị đặc hiệu

Với biện pháp này, sự đáp ứng miễn dịch của người bệnh được làm thay đổi bằng cách đưa nguyên nhân gây dị ứng vào cơ thể người bệnh số lượng tăng dần chất chiết xuất từ dị nguyên để tạo kháng thể bao vây, tăng dần và cách quãng.

Cẩm nang sức khỏe gia đình: 10 Cách điều trị viêm mũi dị ứng lành tính tại nhà

1. Sử dụng nước muối sinh lý

Sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch khoang mũi, loại bỏ dịch mũi và các bụi bẩn tích tục tại niêm mạc là cách chăm sóc sức khỏe gia đình có người bị viêm mũi dị ứng hiệu quả.

Khi mũi được vệ sinh sạch sẽ giúp hạn chế viêm nhiễm và các triệu chứng viêm mũi dị ứng. Một nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng thường xuyên nước muối 1.8% ở người bệnh viêm mũi dị ứng có hiệu quả vượt trội trong việc làm giảm tắc nghẽn và cải thiện các triệu chứng viêm mũi dị ứng.

Hướng dẫn thực hiện rửa mũi bằng nước muối đơn giản tại nhà:

  • Pha 1 thìa cà phê muối vào 2 cốc nước ấm hoặc sử dụng dung dịch nước muối có sẵn.
  • Đổ lượng nhỏ dung dịch vào một lỗ mũi bằng ống tiêm và để dung dịch chảy qua lỗ mũi còn lại.
  • Xì mũi nhẹ nhàng để loại bỏ chất nhầy và dung dịch còn sót lại.
  • Lặp lại tương tự với lỗ mũi còn lại.
  • Thực hiện hai lần mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng giảm dần.
Chăm sóc sức khỏe gia đình có người bị viêm mũi dị ứng
Nguồn: Freepik

2. Dùng tinh bột nghệ

Nghệ chứa nhiều curcumin có tác dụng chống viêm và tăng cường hệ miễn dịch. Một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng năm 2016 cho thấy curcumin có trong nghệ giúp cải thiện luồng khí qua mũi, giảm nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi và điều chỉnh phản ứng miễn dịch ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng.

Khi chăm sóc sức khỏe gia đình có người bị viêm mũi dị ứng có thể sử dụng tinh bột nghệ như một loại gia vị thêm vào các món ăn hàng ngày hoặc uống cùng mật ong vào mỗi buổi sáng.

3. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C và Quercetin

Những thực phẩm giàu vitamin C như súp lơ, ớt chuông, cam, bưởi, chanh, ổi, dâu tây, mâm xôi…rất tốt khi dùng chăm sóc sức khỏe gia đình có người hay bị viêm mũi dị ứng. Vì vitamin C vừa có khả năng chống oxy hoá vừa có khả năng tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

Thực phẩm chăm sóc sức khỏe gia đình có người bị viêm mũi dị ứng
Nguồn: Freepik

Còn Quercetin là một flavonoid có khả năng chống oxy hoá và có cách thức hoạt động tương tự như chất kháng histamin, giúp cải thiện khá hiệu quả các triệu chứng do viêm mũi dị ứng gây ra. Chăm sóc sức khỏe gia đình tốt hơn khi bổ sung các thực phẩm giàu Quercetin trong các loại rau củ có màu sắc như bông cải xanh, táo, nho hoặc thảo mộc tự nhiên.

4. Xông mặt

Xông hơi là một trong những phương pháp điều trị tại nhà phổ biến để chăm sóc sức khỏe gia đình có người bị viêm mũi dị ứng. Phương pháp này sử dụng hơi nước có nhiệt độ 42 – 44°C để làm dịu đường thở, cải thiện tình trạng nghẹt mũi.

Nghiên cứu cho thấy rằng việc xông hơi làm giảm độ đặc của đờm, giúp dễ tống chúng ra ngoài, cải thiện các triệu chứng ngứa mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, nghẹt mũi và chảy nước mắt do viêm mũi dị ứng gây ra.

Người bệnh có thể tham khảo thực hiện xông hơi theo các bước sau:

  • Đun sôi nước rồi đổ ra bát to.
  • Thêm một vài giọt tinh dầu như bạc hà, bạch đàn, tràm trà hoặc dầu hương thảo.
  • Dùng khăn trùm lên đầu và úp người vào bát.
  • Hít bằng hơi thở sâu trong 5 – 10 phút và xì mũi thật sạch.
  • Lặp lại nhiều lần một ngày cho đến khi các triệu chứng giảm dần.

5. Sử dụng giấm táo pha loãng

Giấm táo có đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn và giải độc giúp loại bỏ vi khuẩn gây nên tình trạng viêm mũi dị ứng. Hơn nữa, giấm táo có tính acid nhẹ giúp phá vỡ đờm tích tụ và tống ra khỏi đường hô hấp, khôi phục sự thông thoáng của đường thở. Do đó, sử dụng giấm táo trong cách chăm sóc sức khỏe gia đình có người bị viêm mũi dị ứng là biện pháp mang lại hiệu quả cao.

Tuy nhiên, cũng nên cẩn thận khi dùng giấm táo do tính acid có thể gây trào ngược và ăn mòn men răng nếu dùng ở dạng không pha loãng hoặc lượng quá nhiều.

6. Dùng mật ong

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2013 cho kết luận rằng uống 20g mật ong mỗi ngày giúp cải thiện các triệu chứng như ngứa mũi và hắt hơi của viêm mũi dị ứng. Mật ong có đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn, giúp làm dịu niêm mạc mũi bị kích ứng.

Do đó, uống mật ong được xem như là một liệu pháp bổ sung khi chăm sóc sức khỏe gia đình có người bị viêm mũi dị ứng.

Thực phẩm chăm sóc sức khỏe gia đình có người bị viêm mũi dị ứng
Nguồn: Freepik

7. Dùng gừng

Một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng cho kết quả chiết xuất từ gừng có tác dụng gần tương đương với thuốc chống dị ứng loratadin trong việc giảm triệu chứng và ít gây ra tác dụng phụ hơn ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng. Đặc biệt, hợp chất chính 6-gingerol có trong gừng giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng của hắt hơi và sự nhạy cảm mũi.

Bổ sung gừng trong các bữa ăn hàng ngày hoặc uống trà gừng là cách chăm sóc sức khỏe gia đình hiệu quả giúp ngăn ngừa viêm mũi dị ứng.

8. Dùng tía tô

Tía tô là một loại thảo dược được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền để hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng. Lá tía tô chứa nhiều tinh dầu và các chất chống viêm như acid rosmarinic và luteolin, giúp làm giảm triệu chứng như nghẹt mũi, hắt hơi và ngứa mũi. Uống nước lá tía tô hoặc sử dụng lá tía tô tươi trong bữa ăn hàng ngày có thể giúp giảm viêm và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ chống lại các tác nhân gây dị ứng và bảo vệ sức khỏe gia đình.

9. Dùng men vi sinh

Nhắc tới men vi sinh, chắc hẳn ai cũng sẽ nghĩ tới những lợi ích đối với hệ tiêu hoá. Nhưng điều tuyệt vời hơn nữa là men vi sinh còn có khả năng tăng cường và củng cố hệ thống miễn dịch của cơ thể trước những tác nhân vi khuẩn, bao gồm cả viêm mũi dị ứng.

Sử dụng men vi sinh thông qua các thực phẩm lên men như sữa chua, kim chi, hoặc bổ sung từ viên uống có thể giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, gián tiếp làm giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng và tốt cho sức khỏe gia đình.

Thực phẩm chăm sóc sức khỏe gia đình có người bị viêm mũi dị ứng
Nguồn: Freepik

Tuy nhiên, men vi sinh nên được sử dụng như một phần của chế độ chăm sóc sức khỏe gia đình, không thay thế các phương pháp điều trị chuyên khoa.

10. Ăn nhiều cá

Theo nghiên cứu ở Thuỵ Điển năm 2018, trẻ trên 12 tháng ăn cá tối thiểu 1 lần/tháng có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh lý viêm mũi dị ứng. Vì thế, tăng cường thực phẩm này hàng ngày là một phương pháp cực kỳ đơn giản để chăm sóc sức khỏe gia đình giúp phòng ngừa viêm mũi dị ứng.

Hơn nữa, cá cũng nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ các chuyên gia dinh dưỡng về khả năng ức chế tình trạng viêm nhiễm và các phản ứng dị ứng.

Cẩm nang sức khỏe gia đình: Những lưu ý trong chế độ sinh hoạt giúp phòng viêm mũi dị ứng

Để phòng ngừa viêm mũi dị ứng khi chăm sóc sức khỏe gia đình, chế độ sinh hoạt của mọi thành viên trong gia đình cần được điều chỉnh hợp lý với một số lưu ý quan trọng sau:

  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là những nơi dễ tích tụ bụi, nấm mốc như thảm, rèm cửa và điều hòa không khí.

  • Hạn chế ra ngoài khi có nhiều phấn hoa hoặc ô nhiễm không khí, đeo khẩu trang khi dọn dẹp nhà cửa để tránh hít phải bụi.

  • Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc máy hút ẩm để giữ độ ẩm không khí ở mức phù hợp, giúp giảm nguy cơ viêm mũi do khô hoặc ẩm quá mức.

  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, omega-3 và chất chống oxy hóa để tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ bị dị ứng.

  • Tăng cường sức khỏe tổng thể và hệ miễn dịch bằng cách duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên.

  • Hạn chế tiếp xúc với lông thú cưng và giữ chúng ngoài phòng ngủ.

  • Sử dụng máy lọc không khí có thể giúp loại bỏ các hạt nhỏ trong không khí như phấn hoa, bụi mịn và lông thú.

Chăm sóc sức khỏe gia đình có người bị viêm mũi dị ứng
Nguồn: Freepik

Áp dụng những biện pháp này trong sinh hoạt hàng ngày sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc viêm mũi dị ứng và bảo vệ sức khỏe gia đình bạn.

Bị viêm mũi dị ứng khi nào nên gặp bác sĩ?

Mặc dù viêm mũi dị ứng thường có thể được kiểm soát tại nhà, nhưng có một số trường hợp khi chăm sóc sức khỏe gia đình có người bị viêm mũi dị ứng nên gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị:

  • Triệu chứng kéo dài hơn một tuần và không cải thiện dù đã thử các biện pháp tự chăm sóc.

  • Triệu chứng nặng ảnh hưởng đến giấc ngủ, hoạt động sinh hoạt hàng ngày hoặc công việc.

  • Nếu người bệnh bị đau ở vùng xoang, sốt, đau đầu nặng, hoặc có dịch mũi đặc màu vàng hoặc xanh, có thể bạn đã bị nhiễm trùng xoang và cần được điều trị bằng kháng sinh.

  • Trong trường hợp có dấu hiệu của phản ứng dị ứng nghiêm trọng như khó thở, sưng phù mặt hoặc cổ họng, cần tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức vì đây có thể là triệu chứng của phản vệ, một tình trạng nguy hiểm.

Chăm sóc sức khỏe gia đình có người bị viêm mũi dị ứng
Nguồn: Freepik

Việc gặp bác sĩ trong những trường hợp này sẽ giúp người bệnh nhận được chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả hơn.

Đọc thêm:

Viêm mũi dị ứng là một tình trạng thường gặp khi chăm sóc sức khỏe gia đình nhưng hoàn toàn có thể được kiểm soát hiệu quả bằng các biện pháp điều trị an toàn tại nhà. Việc kết hợp giữa thay đổi lối sống, sử dụng các liệu pháp tự nhiên và duy trì một môi trường sống sạch sẽ sẽ giúp giảm thiểu triệu chứng của viêm mũi dị ứng.

Tuy nhiên, nếu các triệu chứng viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, việc thăm khám bác sĩ là cần thiết để đảm bảo điều trị kịp thời và chính xác. Chăm sóc sức khỏe gia đình chủ động và áp dụng các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp người bệnh kiểm soát viêm mũi dị ứng một cách hiệu quả, mang lại sự thoải mái và an lành cho cuộc sống hàng ngày.

Cách chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật
Nguồn: WeCare 247

Hãy theo dõi Fanpage Facebook WeCare 247 để luôn cập nhật sớm những thông tin bổ ích giúp chăm sóc gia đình.

Bài viết có sử dụng thông tin từ website của Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn.

Đánh giá bài viết

5/5 - (6 votes)

Bài viết khác

Hướng Dẫn Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Người Già Mất Ngủ Nên Tránh Ăn Gì?
Hướng Dẫn Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Người Già Mất Ngủ Nên Tránh Ăn Gì?
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Gút: Dấu Hiệu Nhận Biết & Các Giai Đoạn Của Bệnh
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Gút: Dấu Hiệu Nhận Biết & Các Giai Đoạn Của Bệnh
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Tâm Thần: Nên Và Không Nên Làm Gì?
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Tâm Thần: Nên Và Không Nên Làm Gì?
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments