Tập Thể Dục Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi – Tập Theo Nhóm Hay Tập Một Mình?

Tập thể dục có nhiều lợi ích đối với sức khỏe như: kéo dài tuổi thọ, cải thiện chất lượng cuộc sống, v.v. Ngay cả khi bắt đầu tập luyện ở độ tuổi muộn, các bài tập cơ bản ở mức độ nhẹ nhàng cũng giúp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, duy trì được các sinh hoạt hàng ngày.

Tuy nhiên, do sự suy giảm thể chất do lão hóa và các bệnh lý liên quan đến tuổi tác, nếu muốn đạt được hiệu quả chăm sóc sức khỏe người cao tuổi bằng việc tập thể dục, người lớn tuổi cần có chế độ tập luyện phù hợp. Cùng WeCare 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Những lưu ý khi tập thể dục để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Dù ở bất kỳ độ tuổi nào, khi bắt đầu tập thể dục, việc nắm rõ phương thức tập luyện sẽ giúp người tập đạt được tối đa những lợi ích mà bài tập thể dục mang lại cho sức khỏe. Đặc biệt, đối với sức khỏe người cao tuổi, việc nắm vững phương pháp tập luyện còn giúp họ tránh được những rủi ro không đáng có.

Tập thể dục chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Ảnh: Freepik

Dưới đây là một số lưu ý có thể tham khảo và áp dụng để có buổi tập năng suất giúp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi hiệu quả:

1. Hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bản thân trước khi tập luyện

Để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đúng đắn và hiệu quả bằng phương pháp tập luyện, trước khi bắt đầu thực hiện bất kỳ bài tập nào, người tập cần hiểu rõ sức khỏe tuổi già của mình. Cần kiểm tra bản thân có đang bị chấn thương hay mắc phải vấn đề sức khoẻ khác hay không. Căn cứ vào thể lực và độ tuổi của từng cá nhân, những người cao tuổi nên tham khảo khuyến nghị của bác sĩ để lựa chọn những môn thể thao phù hợp.

Tập thể dục để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Ảnh: Freepik

Đặc biệt, với những người cao tuổi có các bệnh nền, cần lưu ý tránh những bài tập gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 

2. Ăn nhẹ trước khi luyện tập thể dục

Theo khuyến nghị từ các chuyên gia, người cao tuổi nên ăn nhẹ trước khi tập luyện từ 45-60 phút. Trong quá trình hoạt động thể chất, cơ thể sẽ cần có một lượng đường Glucose nhất định để duy trì năng lượng. Nếu nhịn đói trong lúc tập, người cao tuổi dễ có nguy cơ bị hạ đường huyết.

Ngoài ra, lượng đường huyết thấp cũng khiến cơ thể chúng ta uể oải, mệt mỏi hoặc chóng mặt khi tập luyện thể dục. Bữa ăn nhẹ trước buổi tập giúp cung cấp nguồn năng lượng cần thiết để sử dụng trong việc tập luyện.

Những loại thực phẩm lành mạnh như sữa chua ít béo, nho, táo, trứng gà,… là lựa chọn phù hợp để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trước khi tập thể dục. Người già cũng nên uống khoảng 450ml nước nhằm tăng cường giải độc, hạn chế tích tụ mỡ thừa và tránh mất nước khi tập luyện. Đây là cách đơn giản để đảm bảo chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trước khi bước vào bài tập.

Thực phẩm lành mạnh giúp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Nguồn: Freepik

3. Thực hiện các động tác giãn cơ trước khi bước vào bài tập luyện

Giãn cơ là một trong những bước chuẩn bị vô cùng quan trọng giúp bài tập thể dục lành mạnh và hiệu quả hơn, từ đó đạt được hiệu quả trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Thực hiện các động tác kéo giãn cơ, làm nóng người giúp người lớn tuổi hạn chế tối đa nguy cơ chấn thương trong quá trình tập luyện, nâng cao hiệu suất tập luyện và cải thiện sức khỏe tuổi già.

Tập thể dục cải thiện sức khoẻ tuổi già
Nguồn: Freepik

4. Thiết lập chương trình tập luyện chăm sóc sức khỏe người cao tuổi toàn diện

Việc giữ thói quen chỉ tập một bài thể dục mỗi ngày sẽ khiến cơ thể quen dần và giảm bớt những lợi ích tập luyện, không đạt được hiệu quả tối đa cho việc tập luyện để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo thời gian. 

Chính vì vậy, người cao tuổi nên cố gắng thiết lập một chương trình tập luyện toàn diện, bao gồm:

  • Các bài tập hiếu khí
  • Các bài luyện tập sức mạnh
  • Các bài tập linh hoạt và thăng bằng
Tập thể dục cải thiện sức khoẻ người già
Ảnh: Freepik

Các bài tập hiếu khí là các bài tập thể dục về sức bền, trong đó cơ bắp phối hợp và vận động một cách nhịp nhàng trong một thời gian dài. Các bài tập sức mạnh cũng giúp cải thiện khối lượng, sức bền, và sức mạnh cơ bắp. Các bài tập này đa phần cũng giúp cải thiện tính linh hoạt, cải thiện sự ổn định khớp, và từ đó dẫn tới cải thiện khả năng thăng bằng. Hơn nữa, nếu các quãng nghỉ giữa các bài tập là tối thiểu, chức năng tim mạch cũng được cải thiện.

Thiết lập một bài tập kết hợp được đặc tính của cả 3 bài tập này sẽ giúp người tập đạt được mục tiêu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi một cách toàn diện và hiệu quả nhất.

Tập thể dục theo nhóm hay tập thể dục một mình hiệu quả hơn?

Mặc dù tập thể dục là phương pháp vận động an toàn để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, nhưng nên để họ tập thể dục theo nhóm hay tập một mình thì sẽ đạt hiệu quả tốt nhất? Mỗi phương pháp tập luyện có những ưu điểm và hạn chế gì?

1. Tập thể dục theo nhóm

Tập thể dục theo nhóm
Ảnh: Freepik

Ưu điểm

  • Tập thể dục theo nhóm không chỉ giúp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống một cách toàn diện, cả về tinh thần và cảm xúc.
  • Người cao tuổi tập luyện theo nhóm có thể hỗ trợ hướng dẫn, giúp đỡ lẫn nhau trong việc tập luyện, thúc đẩy tinh thần và ý chí tập luyện, từ đó nâng cao sức khỏe tuổi già.
  • Việc tập luyện theo nhóm giúp người cao tuổi bớt cảm thấy căng thẳng, cô đơn. Người già chăm sóc người già giúp các mối quan hệ xã hội trở nên gắn kết hơn.

Nhược điểm

  • Các bài tập luyện tập thể có thể không phù hợp và không tương thích với thể lực, mức độ giới hạn riêng của từng cá nhân. Do vậy, người cao tuổi có thể gặp tình trạng cố tập theo các thành viên khác trong nhóm và không phải huy hiệu quả lợi ích của việc tập luyện.
  • Việc đuổi theo bài tập hay nhịp độ của người khác có thể dẫn đến tình trạng quá sức đối với sức khỏe người già. Đặc biệt, việc này có nguy cơ cao dẫn đến chấn thương và nhiều vấn đề nguy hiểm khác cho sức khỏe người cao tuổi.
  • Khi tập luyện theo nhóm, người cao tuổi khó xây dựng chế độ tập luyện chuyên biệt. Từ đó dẫn đến vấn đề luyện tập thể dục không thực sự hiệu quả trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

2. Tập thể dục một mình

Tập thể dục một mình
Ảnh: Freepik

Ưu điểm

  • Khi tập luyện một mình, người lớn tuổi có thể chủ động xây dựng chế độ tập luyện riêng. Đặc biệt, họ có thể tham khảo và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi chuyên nghiệp, từ đó đưa ra những khuyến nghị và thiết lập bài tập luyện riêng đối với thể lực từng cá nhân để chăm sóc người già một cách chỉn chu nhất.
  • Khi thực hiện các bài tập một mình, người tập có thể tập trung tập luyện chậm rãi và hiểu rõ bản thân mình, từ đó góp phần cải thiện và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, hạn chế được những chấn thương không đáng có.

Nhược điểm

  • Tập thể dục một mình thường chỉ có hiệu quả chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Ngược lại vấn đề sức khỏe tinh thần của họ lại khó có thể cải thiện.
  • Việc tập luyện một mình dễ gây nên cảm giác chán nản. Do vậy, khi luyện tập một mình sau một khoảng thời gian, người cao tuổi thường có xu hướng từ bỏ.

Đọc thêm:

Nhìn chung, không có kết luận chính xác rằng người lớn tuổi nên tập thể dục theo nhóm hay một mình, bởi, mỗi người sẽ có nhu cầu, cá tính và vấn đề sức khoẻ khác nhau. Cách tốt nhất để cải thiện và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi chính là hiểu rõ bản thân để chọn ra phương thức luyện tập thể dục đúng và phù hợp nhất.

Độc giả quan tâm tìm hiểu thêm thông tin hữu ích về sức khỏe hoặc có nhu cầu đăng ký đặt dịch vụ chăm sóc người bệnh tại nhà vui lòng bấm theo dõi hoặc liên hệ chúng tôi qua:

  1. Website: WeCare 247
  2. Hotline: 1900 5247
  3. Facebook: https://www.facebook.com/WeCare247VN 

Bài viết có tham khảo thông tin từ Báo Thanh niên và Báo Tuổi trẻ.

Đánh giá bài viết

5/5 - (5 votes)

Bài viết khác

Cách Chăm Sóc Người Bệnh Gút: Dấu Hiệu Nhận Biết & Các Giai Đoạn Của Bệnh
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Gút: Dấu Hiệu Nhận Biết & Các Giai Đoạn Của Bệnh
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Tâm Thần: Nên Và Không Nên Làm Gì?
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Tâm Thần: Nên Và Không Nên Làm Gì?
Giải Pháp Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Ăn Gì Chữa Mất Ngủ?
Giải Pháp Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Ăn Gì Chữa Mất Ngủ?
Subscribe
Notify of
guest
2 Góp ý
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

[…] vẫn còn sức khỏe có thể sử dụng thời gian nhàn rỗi của mình để tự tập luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe tuổi già. Lúc này, các câu lạc bộ hưu trí là nơi sinh hoạt […]

[…] Tập thể dục đều đặn là một phần quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe gia đình. Hoạt động thể chất thường xuyên không chỉ giúp cải thiện thể trạng mà còn hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lý mãn tính, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến thận. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, mỗi ngày bạn nên dành khoảng 30 đến 60 phút cho việc tập luyện. […]