Hướng Dẫn Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Người Bệnh Tăng Huyết Áp: 8 Quan Điểm Sai Lầm Phổ Biến

Một số khảo sát đã chỉ ra rằng, ở Việt Nam, cứ 4 người lớn là có 1 người bị cao huyết áp. Trên thực tế, tỷ lệ người mắc bệnh cao huyết áp có thể còn cao hơn do bệnh lý này có chiều hướng phát triển thầm lặng và khó phát hiện sớm. Bài viết này sẽ phổ cập đến độc giả những kiến thức đúng đắn về căn bệnh tăng huyết áp, qua đó làm sáng tỏ những nhận định sai lầm về căn bệnh nguy hiểm này. Đây là kiến thức vô cùng cần thiết giúp kiểm soát huyết áp, giảm thiểu những biến chứng của bệnh, từ đó giúp chăm sóc người bệnh tăng huyết áp một cách tốt nhất.

Hiểu lầm 1: Chỉ khi huyết áp trên 160mmHg mới là tăng huyết áp

Sự thật

Như chúng ta đã biết, chỉ số huyết áp được đo bằng: huyết áp tâm thu (số trên) và huyết áp tâm trương (số dưới). Huyết áp bình thường được xác định là: dưới 120/80 mmHg.

Hướng Dẫn Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Người Bệnh Tăng Huyết Áp: 8 Quan Điểm Sai Lầm Phổ Biến
Nguồn: Freepik

Theo Hội tim mạch và huyết áp Châu âu (ESC/ESH), phân độ tăng huyết áp được xác định khi: Huyết áp tâm thu (số trên) từ 130 mmHg trở lên, hoặc huyết áp tâm trương (số dưới) từ 80 mmHg trở lên.

Cụ thể:

– Tăng huyết áp mức độ 1: Tâm thu từ 130–139 mmHg và/hoặc tâm trương từ 80–89 mmHg.

– Tăng huyết áp mức độ 2: Tâm thu từ 140 mmHg trở lên và/hoặc tâm trương từ 90 mmHg trở lên.

– Tăng huyết áp mức độ 3 (huyết áp cao nghiêm trọng): Tâm thu trên 180 mmHg và/hoặc tâm trương trên 120 mmHg.

Như vậy, không phải chỉ khi huyết áp trên 160mmHg mới là tăng huyết áp. Căn cứ theo phân độ tăng huyết áp, chỉ cần chỉ số huyết áp của bạn trên 120/80 mmHg đã được gọi là tiền tăng huyết áp và bắt buộc đã phải theo dõi để có phương án chăm sóc người bệnh tăng huyết áp sao cho phù hợp.

Hướng Dẫn Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Người Bệnh Tăng Huyết Áp: 8 Quan Điểm Sai Lầm Phổ Biến
Nguồn: Freepik

Đọc thêm: Chăm Sóc Người Bệnh Tại Nhà: 5 Chỉ Số Gia Đình Cần Quan Tâm

Hiểu lầm 2: Bệnh tăng huyết áp không thể chữa khỏi được

Nhiều người lầm tưởng rằng bệnh tăng huyết áp là một bệnh không thể chữa khỏi được. Điều này không hoàn toàn đúng sự thật.

Sự thật

Thực tế, bệnh tăng huyết áp (hay huyết áp cao) mặc dù là một tình trạng bệnh lý mạn tính, nhưng có thể kiểm soát được và phòng ngừa được biến chứng của bệnh này thông qua việc điều trị đúng cách và chăm sóc người bệnh tăng huyết áp phù hợp.

Hướng Dẫn Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Người Bệnh Tăng Huyết Áp: 8 Quan Điểm Sai Lầm Phổ Biến
Nguồn: Freepik

Theo các chuyên gia, bệnh tăng huyết áp được chia làm 2 loại: nguyên phát và thứ phát.

Tăng huyết áp thứ phát là gì?

Tăng huyết áp thứ phát là loại tăng huyết áp có nguyên nhân gây bệnh rõ ràng như do u tủy thượng thận, do bệnh lý thận, do một số bệnh nội tiết…  Vì vậy, đối với loại tăng huyết áp có nguyên nhân rõ ràng, nếu điều trị dứt điểm được yếu tố gây bệnh thì có thể chữa khỏi bệnh tăng huyết áp hoàn toàn.

Hướng Dẫn Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Người Bệnh Tăng Huyết Áp: 8 Quan Điểm Sai Lầm Phổ Biến
Nguồn: Freepik

Tăng huyết áp nguyên phát là gì?

Đối với tăng huyết áp nguyên phát, mặc dù không thể “chữa khỏi” hoàn toàn như một số bệnh cấp tính, nhưng khi kết hợp của các phương pháp điều trị y tế và chăm sóc người bệnh tăng huyết áp đúng cách có thể giúp duy trì huyết áp của người bệnh trong mức bình thường hoặc gần bình thường.

Hiểu lầm 3: Bệnh tăng huyết áp ở người già là chuyện bình thường, không cần điều trị

Rất nhiều người tin rằng tăng huyết áp là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa và không cần phải điều trị. Tuy nhiên, đây là một hiểu lầm nguy hiểm làm cản trở quá trình chăm sóc người bệnh tăng huyết áp.

Sự thật

Huyết áp tăng là bệnh lý thường gặp ở người già, nhưng đây vẫn là một loại bệnh nguy hiểm, cần được kiểm soát chặt chẽ, không phải là chuyện bình thường mà có thể bỏ qua. Việc điều trị và chăm sóc người bệnh tăng huyết áp không chỉ giúp giảm nguy cơ biến chứng của bệnh tật mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống.

Để chăm sóc người bệnh tăng huyết áp và điều trị bệnh hiệu quả, chúng ta có thể kết hợp các biện pháp sau:

1. Thuốc điều trị huyết áp

Việc duy trì uống thuốc hạ huyết áp theo chỉ dẫn của bác sĩ giúp người bệnh giảm nguy cơ đột quỵ, suy tim và các vấn đề sức khỏe khác.

2. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Trong thực đơn chăm sóc người bệnh tăng huyết áp, cần lưu ý giảm muối, hạn chế chất béo và thực phẩm chế biến sẵn, đồng thời tăng cường rau xanh, củ quả tươi để kiểm soát huyết áp.

Hướng Dẫn Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Người Bệnh Tăng Huyết Áp: 8 Quan Điểm Sai Lầm Phổ Biến
Nguồn: Freepik

3. Tập thể dục nhẹ nhàng

Không quên vận động và tập luyện nhẹ nhàng mỗi ngày với các bài tập như đi bộ, yoga để tăng cường sức khỏe tim mạch và giảm huyết áp.

4. Kiểm soát stress và nghỉ ngơi đầy đủ

Người cao tuổi cần thư giãn tâm trí, giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Tóm lại, tăng huyết áp ở người già không phải là chuyện bình thường mà cần phải được chẩn đoán, điều trị kịp thời và chăm sóc người bệnh tăng huyết áp đúng cách. Nếu không kiểm soát tốt, bệnh lý có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm và phải đối diện với nhiều rủi ro sức khỏe trong những năm tháng tuổi già.

Hướng Dẫn Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Người Bệnh Tăng Huyết Áp: 8 Quan Điểm Sai Lầm Phổ Biến
Nguồn: Freepik

Hiểu lầm 4: Trẻ em và thanh niên không thể bị tăng huyết áp

Một trong những suy nghĩ chủ quan của nhiều người là bệnh tăng huyết áp chỉ xảy ra ở người lớn tuổi hoặc những người có lối sống không lành mạnh. Do đó, nhiều người có thái độ hờ hững và không có ý định kiểm tra chỉ số huyết áp của bản thân cho đến khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường về sức khỏe.

Sự thật

Thực tế, bệnh tăng huyết áp có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và thanh niên. Không những thế, bệnh tăng huyết áp hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa do có nhiều yếu tố nguy cơ ở người trẻ này như: nghiện rượu, nghiện thuốc lá, thuốc lào, béo phì, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, tăng axit uric máu, ăn nhiều muối, lười vận động, làm việc trong môi trường căng thẳng,… 

Hướng Dẫn Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Người Bệnh Tăng Huyết Áp: 8 Quan Điểm Sai Lầm Phổ Biến
Nguồn: Freepik

Trước tình trạng bệnh tăng huyết áp ngày càng trở nên phổ biến ở người trẻ, và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, những người trong độ tuổi thanh niên cũng cần kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là đo huyết áp để kịp thời phát hiện bệnh. Nếu chẳng may, bạn là một trong những người mắc tiền tăng huyết áp, cần sớm có phương án điều trị và chăm sóc người bệnh tăng huyết áp một cách hiệu quả.

Hướng Dẫn Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Người Bệnh Tăng Huyết Áp: 8 Quan Điểm Sai Lầm Phổ Biến
Nguồn: Freepik

Hiểu lầm 5: Không cần kiểm tra huyết áp nếu sức khỏe bình thường

Nếu cảm thấy khỏe mạnh và không có triệu chứng bất thường, thì không cần kiểm tra huyết áp – đây là một quan điểm sai lầm của nhiều người hiện nay.

Sự thật

Được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”, tăng huyết áp có thể không có triệu chứng rõ ràng và âm thầm gây hại cho sức khỏe trong thời gian dài. Người bệnh không cảm thấy đau đớn hay khó chịu ngay cả khi huyết áp cao. Do đó, nhiều người không nhận ra mình đang mắc bệnh cho đến khi có biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ, bệnh tim, hoặc suy thận. Và ngay cả khi không có triệu chứng, bệnh huyết áp cao vẫn có thể gây tổn thương cho các mạch máu, tim, thận và các cơ quan quan trọng khác trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

Hướng Dẫn Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Người Bệnh Tăng Huyết Áp: 8 Quan Điểm Sai Lầm Phổ Biến
Nguồn: Freepik

Do đó, dù bạn cảm thấy khỏe mạnh và không có triệu chứng, việc kiểm tra huyết áp định kỳ vẫn rất quan trọng để sớm phát hiện và kiểm soát tăng huyết áp, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Đồng thời, phát hiện bệnh lý sớm giúp bạn thiết lập một chế độ chăm sóc người bệnh tăng huyết áp một cách khuôn khổ, điều chỉnh chế độ ăn uống, tập thể dục, và dùng thuốc khi cần thiết để duy trì huyết áp trong phạm vi an toàn.

Hướng Dẫn Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Người Bệnh Tăng Huyết Áp: 8 Quan Điểm Sai Lầm Phổ Biến
Nguồn: Freepik

Hiểu lầm 6: Bỏ qua một số yếu tố có nguy cơ gây tăng huyết áp

Một số người có xu hướng bỏ qua hoặc không chú ý đến các yếu tố gây tăng huyết áp khi họ không cảm thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của sức khỏe. Đây là một nhận định sai lầm khi chăm sóc người bệnh tăng huyết áp có thể khiến bệnh tình ngày càng trầm trọng.

Sự thật

Việc bỏ quan những yếu tố gây tăng huyết áp có thể vô tình khiến các yếu tố này âm thầm tác động vào cơ thể và làm tăng huyết áp theo thời gian, khiến tình trạng bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn và dẫn đến các biến chứng sức khỏe lâu dài.

Một trong những điều không phải ai cũng biết là thói quen ăn mặn có thể tác động đáng kể đến tình trạng bệnh tăng huyết áp. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy một chế độ ăn nhạt giúp hạ huyết áp tâm thu tới 20 mmHg. Cùng với đó, những thói quen tiêu thụ các chất gây nghiện như bia rượu, hút thuốc lá, thuốc lào cũng khiến chỉ số huyết áp của bạn tăng đáng kể. Đồng thời, việc ăn uống quá mức cần thiết và lười vận động dẫn đến béo phì,… cũng góp phần làm huyết áp tăng thêm từ 10 mmHg trở lên.

Hướng Dẫn Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Người Bệnh Tăng Huyết Áp: 8 Quan Điểm Sai Lầm Phổ Biến
Nguồn: Freepik

Việc bỏ qua các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp là một sai lầm có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Vì vậy, dù cảm thấy khỏe mạnh, chúng ta vẫn cần chú ý đến các yếu tố là nguy cơ gây tăng huyết áp như chế độ ăn uống, lối sống ít vận động, áp lực trong cuộc sống, hoặc tiền sử gia đình để chủ động kiểm soát huyết áp, phòng ngừa các biến chứng, cũng như chăm sóc người bệnh tăng huyết áp một cách phù hợp.

Hiểu lầm 7: Khi chăm sóc người bệnh tăng huyết áp, thấy huyết áp về bình thường là có thể dừng uống thuốc

Một trong những hiểu lầm phổ biến trong việc chăm sóc người bệnh tăng huyết áp là người bệnh nghĩ rằng khi huyết áp đã về mức bình thường, họ có thể dừng uống thuốc mà không cần sự hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, đây là một sai lầm nghiêm trọng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Sự thật

Bản thân tăng huyết áp là một bệnh mạn tính, tức là tình trạng này có thể kéo dài suốt đời và cần được kiểm soát liên tục. Dù huyết áp đã được kiểm soát tạm thời, bệnh vẫn chưa khỏi hoàn toàn và có thể tái phát nếu ngừng thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Khi chăm sóc người bệnh tăng huyết áp, nếu ngừng thuốc mà không có sự giám sát, huyết áp có thể tăng cao trở lại một cách đột ngột mà không có triệu chứng rõ rệt, dẫn đến tổn thương các cơ quan quan trọng bên trong cơ thể như tim, thận và não, gây nên tình trạng đột quỵ, nhồi máu cơ tim, hoặc suy thận cực kỳ nguy hiểm cho người bệnh.

Hướng Dẫn Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Người Bệnh Tăng Huyết Áp: 8 Quan Điểm Sai Lầm Phổ Biến
Nguồn: Freepik

Suy cho cùng, chỉ có bác sĩ mới có thể đưa ra quyết định về việc giảm liều thuốc hoặc ngừng thuốc khi cần thiết. Việc tuân thủ phác đồ điều trị và kiểm tra huyết áp định kỳ sẽ giúp chăm sóc người bệnh tăng huyết áp một cách hiệu quả, duy trì sức khỏe ổn định và phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng của bệnh.

Hướng Dẫn Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Người Bệnh Tăng Huyết Áp: 8 Quan Điểm Sai Lầm Phổ Biến
Nguồn: Freepik

Đọc thêm: 5 Câu Hỏi Thường Gặp Khi Chăm Sóc Người Bệnh Tăng Huyết Áp

Hiểu lầm 8: Tự ý thay thuốc khi chăm sóc người bệnh tăng huyết áp

Khi chăm sóc người bệnh tăng huyết áp, việc tự ý thay đổi thuốc điều trị mà không tham khảo ý kiến bác sĩ là một sai lầm nghiêm trọng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh.

Sự thật

Mỗi bệnh nhân lại được thiết kế một phác đồ điều trị khác nhau tùy vào các yếu tố như tuổi tác, giới tính, tình trạng bệnh nền, mức độ huyết áp và tình trạng sức khỏe tổng thể. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc dựa trên những yếu tố này để việc điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất. Do đó, việc chăm sóc người bệnh tăng huyết áp cần phải theo sát những quy định của bác sĩ, đặc biệt là loại thuốc mà người bệnh sử dụng.

Việc tự ý thay đổi thuốc có thể dẫn đến sự không ổn định trong việc kiểm soát huyết áp và gây hại cho cơ thể. Một số loại thuốc có tác dụng nhanh chóng, trong khi những loại khác cần thời gian để phát huy tác dụng. Nếu không sử dụng thuốc một cách đúng đắn, huyết áp có thể dao động mạnh, tăng lên mức nguy hiểm, gây ra các biến chứng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, hoặc suy thận, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

Hướng Dẫn Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Người Bệnh Tăng Huyết Áp: 8 Quan Điểm Sai Lầm Phổ Biến
Nguồn: Freepik

Tóm lại, khi chăm sóc người bệnh tăng huyết áp, nên tuân thủ phác đồ điều trị và thảo luận với bác sĩ khi gặp bất kỳ vấn đề gì với thuốc điều trị để đảm bảo được chẩn đoán và chữa trị bệnh tốt nhất.

Tổng kết: 8 quan điểm sai lầm phổ biến khi chăm sóc người bệnh tăng huyết áp

Đọc thêm: 

Hy vọng những thông tin cung cấp trong bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn sáng tỏ đối với những nhận định sai lầm về căn bệnh tăng huyết áp. Nhìn nhận đúng đắn về bệnh lý này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để chăm sóc người bệnh tăng huyết áp hiệu quả, giúp người bệnh cải thiện sức khỏe và hỗ trợ điều trị một cách tốt nhất.

Độc giả quan tâm thông tin về việc chăm sóc người bệnh tăng huyết áp hoặc có nhu cầu đăng ký đặt dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại nhà vui lòng bấm theo dõi hoặc liên hệ chúng tôi qua:

  1. Website: WeCare 247
  2. Hotline: 1900 5247
  3. Facebook: WeCare 247

Bài viết có tham khảo thông tin từ Website của Báo Sức khỏe và đời sống.

Đánh giá bài viết

5/5 - (7 bình chọn)

Bài viết khác

Hướng Dẫn Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Điều Trị Viêm Đa Khớp
Hướng Dẫn Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Điều Trị Viêm Đa Khớp
Những Sai Lầm Thường Gặp Phải Khi Chăm Sóc Người Bệnh Tai Biến Mạch Máu Não
Những Sai Lầm Thường Gặp Phải Khi Chăm Sóc Người Bệnh Tai Biến Mạch Máu Não
Bảo Vệ Sức Khỏe Gia Đình Khỏi Căn Bệnh Viêm Mũi Dị Ứng Mùa Lạnh
Bảo Vệ Sức Khỏe Gia Đình Khỏi Bệnh Viêm Mũi Dị Ứng Mùa Lạnh
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận