Cẩm Nang Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình: 7 Dấu Hiệu Đường Ruột Không Khỏe

Sức khỏe đường ruột có tầm quan trọng đối với sức khỏe gia đình, góp phần tạo nên hệ thống miễn dịch mạnh mẽ, sức khỏe tim mạch, sức khỏe não bộ, cải thiện tâm trạng, giấc ngủ khỏe mạnh và tiêu hóa hiệu quả.

Do đó, việc nhận biết được những dấu hiệu đường ruột không khỏe và đưa ra những biện pháp giúp bảo vệ sức khỏe đường ruột là một điều rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho gia đình bạn.

Cùng WeCare 247 tìm hiểu 7 dấu hiệu cảnh báo đường ruột không khoẻ và hậu quả qua bài viết này.

Sức khỏe đường ruột kém ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe gia đình?

Sức khỏe đường ruột có vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể và sức khỏe gia đình. Khi đường ruột khỏe mạnh thì cơ thể luôn trong trạng thái tốt và giúp các cơ quan hoạt động hiệu quả.

Cùng điểm qua những ảnh hưởng của sức khỏe đường ruột đến sức khỏe tổng thể.

1. Sức khỏe thần kinh

Dấu hiệu đường ruột không khỏe
Nguồn: WeCare 247

Trục thần kinh não ruột có vai trò quan trọng giúp duy trì sự cân bằng về sức khỏe thể chất và tinh thần. Do đó, trạng thái căng thẳng, lo lắng lâu dài sẽ là một yếu tố nguy cơ dẫn đến sức khỏe tiêu hóa kém và ngược lại.

2. Sự phát triển của cơ thể

Đường ruột khỏe mạnh là đóng góp quan trọng cho sự phát triển của cơ thể. Khi một trong các cơ quan của hệ tiêu hóa, trong đó có ruột, gặp vấn đề sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng. Đặc biệt, đối với những người đang mắc bệnh hoặc vừa mới phẫu thuật, người có khả năng ăn uống kém sẽ làm kéo dài thời gian phục hồi.

3. Sản xuất yếu tố miễn dịch cho cơ thể

Hệ đường ruột có cấu tạo đặc biệt, là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn có lợi, thực hiện đồng thời nhiệm vụ cung cấp dinh dưỡng và sản xuất các yếu tố miễn dịch cho cơ thể. Do đó, khi đường ruột không khỏe sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho cơ thể, gây suy giảm miễn dịch và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình.

7 dấu hiệu cảnh báo đường ruột không khỏe – Lưu ý để bảo vệ sức khỏe gia đình

1. Tình trạng rối loạn tiêu hóa diễn ra thường xuyên hơn

Các rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, ợ chua, tiêu chảy và táo bón đều được xem là dấu hiệu của một đường ruột kém. Điều này xảy ra do lượng vi sinh vật cơ lợi trong ruột bị sụt giảm, làm cho hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng, khiến cơ thể gặp khó khăn hơn khi tiêu hóa thức ăn và loại bỏ chất thải.

Dấu hiệu đường ruột không khỏe
Nguồn: Freepik

Tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài không chỉ khiến cơ thể suy nhược do thiếu hụt dinh dưỡng mà còn làm giảm sức đề kháng và tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm như viêm dạ dày, viêm ruột, viêm đại tràng,… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe gia đình.

2. Ăn nhiều đường hơn bình thường

Cảm giác thèm ngọt bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo sự mất cân bằng hệ khuẩn ruột. Việc sử dụng quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn có lượng đường cao có nguy cơ làm giảm số lượng vi khuẩn có lợi, gia tăng vi khuẩn có hại trong đường ruột, gây nên sự mất cân bằng, từ đó làm tăng cảm giác thèm ăn ngọt.

Mặt khác, việc ăn nhiều đường cũng không tốt cho sức khỏe gia đình khi nó có liên quan đến tình trạng viêm trong cơ thể và là tiền đề của một số bệnh lý nguy hiểm như ung thư.

3. Thay đổi trọng lượng một cách bất thường không chủ ý

Tăng cân bất thường
Nguồn: Freepik

Khi chăm sóc sức khỏe bản thân và sức khỏe gia đình, nếu nhận thấy cân nặng thay đổi bất thường mà không thay đổi chế độ ăn uống hoặc thói quen luyện tập sẽ được xem là một trong những dấu hiệu đường ruột không khỏe.

Nguyên nhân được lý giải là khi đường ruột mất cân bằng có thể làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, việc điều chỉnh lượng đường trong máu và dự trữ chất béo của cơ thể.

4. Rối loạn giấc ngủ gây mệt mỏi kéo dài

Giấc ngủ ngon có tác động tích cực lên sức khỏe gia đình, giúp cải thiện tinh thần và duy trì hoạt động bình thường của cơ thể. Trong đó, hệ vi sinh đường ruột đóng một vai trò quan trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng đến tiêu hóa, quá trình trao đổi chất và miễn dịch mà còn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ thông qua trục thần kinh não – ruột.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Nguồn: WeCare 247

Bên cạnh đó, hormone serotonin (giúp kiểm soát tâm trạng và giấc ngủ) phần lớn được sản xuất ở ruột. Do đó, đường ruột không khỏe mạnh có thể góp phần gây ra rối loạn giấc ngủ như mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc và dẫn đến mệt mỏi mãn tính.

5. Kích ứng da

Một số bệnh ngoài da có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề bên trong cơ thể, trong đó có sức khỏe đường ruột.

Chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Khi ruột bị tổn thương hoặc viêm ruột do ăn uống kém, dị ứng thực phẩm có thể làm tăng các yếu tố gây kích ứng da, dẫn đến các bệnh về da như chàm, vảy nến,…

Do đó cẩm nang chăm sóc sức khỏe gia đình cần bổ sung những dấu hiệu về da để giúp nhận biết các vấn đề về sức khỏe đường ruột và đảm bảo sự hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa.

6. Khả năng miễn dịch kém

“70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại ruột” – do đó, sức đề kháng yếu không chỉ là yếu tố là gia tăng nguy cơ mắc bệnh và ảnh hưởng sức khỏe gia đình, mà còn là một trong những dấu hiệu cảnh báo đường ruột không khỏe.

Hầu hết các kết quả nghiên cứu đều đã tìm thấy bằng chứng cho rằng đường ruột không khỏe có thể làm tăng nguy cơ viêm và ảnh hưởng chức năng hoạt động của hệ miễn dịch. Điều này có thể dẫn đến các bệnh tự miễn dịch, nơi các tế bào miễn dịch tự tấn công các tế bào bình thường của cơ thể chứ không phải là những kẻ xâm lược có hại.

7. Chứng không dung nạp thực phẩm

Việc mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột có thể dẫn đến khó tiêu hóa một số loại thức ăn và gây ra các triệu chứng khó chịu như đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy,…

Dấu hiệu đường ruột không khỏe
Nguồn: Freepik

Tình trạng không dung nạp thực phẩm kéo dài khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng và gây ra tác động tiêu cực đến sức khỏe gia đình.

Cẩm nang chăm sóc sức khỏe gia đình: Điều cần làm giúp bảo vệ và cải thiện hệ đường ruột

Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh không những giúp bạn ăn uống ngon miệng mà còn giúp cơ thể hấp thu tốt các chất dinh dưỡng và có một sức khỏe tốt hơn. 

Hãy áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ sức khỏe đường ruột và chăm sóc sức khỏe gia đình:

1. Giảm căng thẳng thần kinh 

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Nguồn: Freepik

Giữ tinh thần thoải mái, giảm mức độ căng thẳng bằng cách ngồi thiền, yoga, sử dụng tinh dầu hoặc đơn giản như dành thời gian cho bạn bè hoặc gia đình, cười nhiều hơn, nuôi thú cưng,…

2. Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc ít nhất từ 7 – 8 tiếng mỗi đêm. Hạn chế thức khuya hoặc làm việc quá sức, vì điều này có thể dẫn đến việc ăn uống bất thường và dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa.

3. Ăn đúng cách

Ăn chậm, nhai kỹ có thể giúp cải thiện quá trình tiêu hóa, sự hấp thụ các chất dinh dưỡng và duy trì đường ruột khỏe mạnh.

4. Uống đủ nước mỗi ngày

Bổ sung nước để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Nguồn: Freepik

Uống đủ từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày được chứng minh là có lợi đối với niêm mạc ruột và sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột. 

5. Bổ sung probiotic vào thực đơn hàng ngày

Bổ sung prebiotic hoặc probiotic vào chế độ ăn uống hàng ngày là một cách tuyệt vời để cải thiện sức khỏe đường ruột và chăm sóc sức khỏe gia đình. Prebiotics cung cấp “thức ăn” thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường ruột, trong khi probiotics là vi khuẩn sống có lợi, giúp duy trì sự cân bằng hệ vi sinh ở ruột.

6. Hạn chế thực phẩm gây kích thích, nhiều đường & chất béo

Hãy thay đổi chế độ ăn uống của gia đình theo hướng lành mạnh bằng cách hạn chế sử dụng các thực phẩm gây kích thích như rượu, bia, cà phê, giảm tiêu thụ thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nhiều đường và chất béo. Một chế độ ăn giàu chất xơ và một bữa ăn nhiều màu sắc đóng góp nhiều lợi ích giúp đường ruột khỏe mạnh.

Đọc thêm:

Tổng kết lại, sức khỏe đường ruột không chỉ liên quan đến chức năng tiêu hóa mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch và tình trạng sức khỏe tổng thể của cơ thể.

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo từ đường ruột là điều hết sức cần thiết để có những biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe gia đình.

Chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Hy vọng những chia sẻ từ bài viết này có thể giúp bạn bổ sung những kinh nghiệm bổ ích trong việc nhận biết dấu hiệu đường ruột không khỏe, cũng như những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ sức khỏe tiêu hóa và sức khỏe tổng thể cho gia đình.

Đọc giả có thể xem thêm những thông tin sức khỏe bổ ích tại Fanpage FacebookWebsite của WeCare 247.

Bài viết có sử dụng thông tin từ website của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Đánh giá bài viết

5/5 - (7 votes)

Bài viết khác

Cải thiện đau đầu khi chăm sóc sức khỏe gia đình
Cẩm Nang Cải Thiện Sức Khỏe Gia Đình: Hay Đau Đầu Nên Bổ Sung Dưỡng Chất Gì?
Phòng ngừa bệnh xơ cứng động mạch khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Lưu Ý Khi Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Không Nên Chủ Quan Với Bệnh Xơ Cứng Động Mạch
Cách chăm sóc người bệnh nằm một chỗ
Cẩm Nang Cách Chăm Sóc Người Bệnh Nằm Một Chỗ Thời Gian Dài
Subscribe
Notify of
guest
1 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

[…] >> Đọc thêm: Cẩm Nang Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình: 7 Dấu Hiệu Đường Ruột Không Khỏe […]