Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: 10 Cách Điều Trị Hạ Đường Huyết Đơn Giản Tại Nhà Bằng Thực Phẩm

“Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, nhìn mờ” – là những mô tả về cảm giác khó chịu của người bệnh bị hạ đường huyết. Đây là căn bệnh phổ biến diễn ra do sự thiếu hụt nghiêm trọng glucose, khiến cơ thể rơi vào trạng thái suy nhược và rối loạn. Dưới đây là những cách chăm sóc sức khỏe gia đình giúp khắc phục nhanh tình trạng hạ đường huyết đơn giản tại nhà bằng thực phẩm.

Trường hợp 1: Nếu lượng đường trong máu cao hơn 80 mg/dL

Chỉ số glucose máu bình thường nằm ở mức 100 mg/dL khi không ăn trong ít nhất 8 tiếng và lượng đường trong máu có xu hướng xuống thấp vào thời điểm ngay trước bữa ăn và dao động trong khoảng 70 – 80 mg/dL.

Nếu một người đang có mức đường huyết trên 80 mg/dL nhưng lại xuất hiện các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu,… thì đây có thể là cảnh báo sớm của cơ thể về nguy cơ hạ đường huyết.

Thực phẩm chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Khi nhận thấy những dấu hiệu trên, bạn và gia đình không cần quá lo lắng, có thể lựa chọn các thực phẩm ăn nhẹ có chứa protein và chất béo, điển hình như bơ đậu phộng, để giúp ngăn ngừa hạ đường huyết.

Tại sao lại là bơ đậu phộng? Bơ đậu phộng là loại bơ phổ biến, dễ mua, dễ chế biến, có vị ngon, kết cấu đơn giản, tiện dụng và tốt cho sức khỏe gia đình. Đây là loại thực phẩm có nguồn năng lượng khá cân bằng vì nó cung cấp đầy đủ cả ba nhóm chất dinh dưỡng quan trọng bao gồm carbohydrate, protein và chất béo.

Mỗi 2 muỗng bơ đậu phộng có thể cung cấp cho cơ thể 90 calo. Đồng thời, protein và chất béo tốt có trong bơ đậu phộng có thể cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng dồi dào, giảm triệu chứng buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu, giữ cho lượng đường trong máu ổn định.

Thực phẩm chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Trường hợp 2: Nếu lượng đường trong máu là 70–80 mg/dL

Như đã đề cập ở trên, mức đường huyết 70 – 80 mg/dL vẫn nằm trong ngưỡng an toàn. Tuy nhiên đối với những bệnh nhân tiểu đường thì không nên chủ quan, vì đây là lúc cần bổ sung thêm carbohydrate để tăng dần lượng đường cho cơ thể.

Khi chỉ số đường huyết rơi vào khung 70 – 80 mg/dL, các chuyên gia khuyến dùng bơ đậu phộng và bánh quy giòn. Sự kết hợp của bánh quy giòn và bơ đậu phộng không chỉ làm tăng cảm giác ngon miệng mà còn tốt cho sức khỏe gia đình trong việc cải thiện tình trạng hạ đường huyết.

Thực phẩm chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Chỉ với 3 – 4 chiếc bánh quy (ít đường) là có thể cung cấp nhanh chóng cho cơ thể 15 – 20g carbohydrate, giúp tăng mức đường huyết một cách an toàn. Tuy nhiên, nếu kết hợp cùng 1 – 2 muỗng bơ đậu phộng thì hiệu quả duy trì mức đường trong máu sẽ ổn định hơn.

Trường hợp 3: Nếu lượng đường trong máu là 55–70 mg/dL

Khi chăm sóc sức khỏe gia đình, nếu người bệnh đo được lượng đường trong khoảng 55 – 70 mg/dL, gia đình cần hết sức lưu ý đây là mức đường huyết thấp và có thể dẫn đến biến chứng nếu không được bổ sung đường kịp thời.

Lúc này, bên cạnh việc bổ sung carbohydrate như bánh quy thì những thực phẩm dưới đây cũng được khuyên dùng nhằm giúp nhanh chóng cải thiện lượng đường trong máu.

1. Nho khô – thực phẩm lành mạnh cho sức khỏe gia đình

Nho khô có vị ngọt tự nhiên, chứa nhiều đường và calo, là thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe gia đình khi được ăn điều độ.

Với hàm lượng carbohydrate cao, chỉ cần 1 – 2 muỗng nho khô có thể cung cấp 15g carbohydrate, giúp tăng nhanh mức đường trong máu và giảm các triệu chứng hạ đường huyết.

Thực phẩm chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Mặt khác, nho khô nhẹ và nhỏ gọn, cũng như dễ bảo quản nên có thể mang theo bên người, giúp bạn và gia đình luôn sẵn sàng để đối phó với tình trạng hạ đường huyết bất ngờ.

2. Chà là mang nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe gia đình

Chà là là loại quả có bảng thành phần các dưỡng chất vô cùng tuyệt vời đối với sức khỏe gia đình, bao gồm carbohydrate, protein, chất xơ và vitamin.

Chỉ với vài quả chà là, cơ thể sẽ được cung cấp đủ lượng đường cần thiết để cải thiện tình trạng hạ đường huyết một cách nhanh chóng.

Thực phẩm chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Bên cạnh đó, chà là còn là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời, cứ 100g chà là sẽ có khoảng 7g chất xơ. Hàm lượng chất xơ có trong loại quả này tốt cho việc kiểm soát lượng đường trong máu.

3. Táo giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả

Táo là loại trái cây vừa dễ ăn vừa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe gia đình. Đặc biệt, có nhiều chuyên gia dinh dưỡng đánh giá việc ăn táo có thể giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết.

Carbohydrate có trong táo dưới dạng đường tự nhiên, chủ yếu là fructose, glucose và sucrose. Những loại đường này giúp tăng nhanh mức đường trong máu khi bị hạ đường huyết. Theo ước tính, một quả táo trung bình cung cấp khoảng 25g carbohydrate, đủ để cải thiện tình trạng hạ đường huyết một cách nhanh chóng.

Thực phẩm chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Đồng thời, táo chứa chất xơ hòa tan, đặc biệt là pectin, giúp giữ cho mức đường trong máu ổn định sau khi tiêu thụ. Điều này giúp ngăn ngừa sự dao động đột ngột của đường huyết.

4. Chuối – thực phẩm thân thiện với người bệnh tiểu đường

Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, thực phẩm giàu chất xơ như chuối rất thân thiện với người bệnh tiểu đường vì chất xơ giúp giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định.

Đồng thời, chuối còn là loại trái cây chứa nhiều đường, carb và tinh bột kháng. Do đó, khi bạn hoặc người thân cảm thấy có triệu chứng hạ đường huyết, hãy ăn một quả chuối cỡ trung bình (khoảng 120 – 150g), giúp cung cấp khoảng 27g carbohydrate để cải thiện tình trạng hạ đường huyết một cách nhanh chóng.

Chuối cũng là thực phẩm dễ mua, dễ ăn, dễ chế biến, rất phù hợp để sử dụng mỗi ngày khi ​​chăm sóc sức khỏe gia đình.

Thực phẩm chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

5. Nước cam thơm ngon và tốt cho sức khỏe gia đình

Với lượng đường tự nhiên cao và dễ hấp thụ, một cốc nước cam (khoảng 240ml) có thể cung cấp khoảng 21g carbohydrate, giúp tăng mức đường trong máu một cách nhanh chóng và an toàn.

Khi chăm sóc sức khỏe gia đình có người thường xuyên bị hạ đường huyết, bạn rất nên trữ sẵn nước cam hoặc các loại nước ép tương tự bởi carbohydrate đơn giản có trong nước trái cây có thể làm tăng lượng đường trong máu trong vòng 15 phút.

Thực phẩm chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

6. Dứa – trái cây chứa nhiều đường tự nhiên và chất xơ

Khi chăm sóc sức khỏe gia đình có người bị hạ đường huyết, hãy cho người bệnh ăn khoảng ½ cốc dứa tươi hoặc uống một cốc nhỏ nước ép dứa. Theo các chuyên gia, lượng chất xơ và đường tự nhiên có trong dứa nhiều hơn các loại trái cây khác, vì thế dứa có thể làm tăng đường huyết khá nhanh.

Ngoài ra, dứa còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin C, vitamin B6 và mangan. Những dưỡng chất này không chỉ giúp tăng cường sức khỏe tổng thể mà còn hỗ trợ các chức năng cơ bản, bao gồm việc điều chỉnh mức đường huyết.

Thực phẩm chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Trường hợp 4: Nếu lượng đường trong máu dưới 55 mg/dL

Tình trạng này được gọi là hạ đường huyết nghiêm trọng, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khoẻ nếu không được điều trị kịp thời.

Lúc này gia đình nên ưu tiên cho người bệnh những thực phẩm cung cấp carbohydrate dạng lỏng có tác dụng nhanh, không nên có chất xơ, chất béo hoặc protein.

1. Nước ép nho 100% – giải pháp nhanh chóng giúp tăng đường huyết

Nước ép nho là một trong những loại nước ép chứa nhiều carbohydrate nhất, chủ yếu là glucose và fructose, giúp tăng nhanh mức đường trong máu. Một cốc nước ép nho (khoảng 240ml) cung cấp nhanh cho cơ thể 36g carbohydrate.

Đồng thời, nước ép nho rất dễ để cơ thể hấp thụ nhanh vào máu, giúp tăng mức đường trong máu gần như ngay lập tức. Điều này đặc biệt quan trọng khi chăm sóc sức khỏe gia đình có người bệnh cần một biện pháp nhanh chóng để đối phó với triệu chứng hạ đường huyết.

Thực phẩm chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

2. Mật ong và vai trò trong việc điều trị hạ đường huyết

Mật ong là một sản phẩm tự nhiên được tạo ra từ ong, chứa nhiều loại đường đơn giản như glucose và fructose, cũng như một số vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe gia đình.

Thành phần dinh dưỡng của mật ong có thể biến đổi tùy theo loại hoa mà ong thu thập mật. Tuy nhiên, nhìn chung mật ong chứa khoảng:

  • 80% đường
  • 18% nước
  • 2% các chất khác như axit amin, vitamin, khoáng chất, enzyme và chất chống oxy hóa
Thực phẩm chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Chính yếu tố giàu glucose này khiến mật ong trở thành một phương pháp khắc phục hiệu quả cho vấn đề hạ đường huyết. Mặt khác, so với các nguồn carbohydrate khác, mật ong có khả năng hấp thụ vào máu nhanh hơn, giúp cải thiện tình trạng hạ đường huyết trong thời gian ngắn.

Cẩm nang sức khỏe gia đình: Một số lưu ý về chế độ ăn uống để kiểm soát lượng đường trong máu

Bên cạnh các phương pháp khắc phục nhanh tình trạng hạ đường huyết bằng thực phẩm, thì việc làm thế nào để kiểm soát tốt lượng đường trong máu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe gia đình.

Để kiểm soát tốt đường huyết, cần lưu ý:

  • Không nên nhịn đói, đặc biệt là nhịn đói khi hoạt động thể chất quá mức.

  • Nên ăn sáng đầy đủ, nhất là những trường hợp người mắc bệnh mạn tính, trẻ em, người già hoặc người có sức đề kháng yếu.

  • Chia đều lượng carbohydrate cho các bữa ăn trong ngày, tốt nhất nên ăn sau khoảng 3-4 giờ/lần.

  • Nên ăn đa dạng thực phẩm để bổ sung đủ các dưỡng chất cho cơ thể như protein, chất béo tốt, chất xơ, vitamin và khoáng chất.

Thực phẩm chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Đọc thêm:

Theo Hiệp Hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ, người bị hạ đường huyết nên ăn theo quy tắc 15 – 15. Cụ thể, người bệnh cần ăn ngay 15g carbohydrate để tăng đường huyết nhanh chóng; sau khi ăn được 15 phút thì cần đo lại đường huyết; trường hợp đường huyết vẫn thấp thì lặp lại các bước cho đến khi lượng đường trong máu về mức ổn định.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi bị đau nửa đầu
Nguồn: WeCare 247

Hy vọng những thông tin trên từ WeCare 247 có thể giúp bạn bổ sung thêm những cách chăm sóc sức khỏe gia đình hữu ích trong việc khắc phục tình trạng hạ đường huyết. Cũng nên lưu ý rằng, nếu bạn hoặc người thân thường xuyên gặp phải tình trạng hạ đường huyết, thì cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị và kiểm soát đường huyết hiệu quả.

Để có thêm nhiều thông tin và kiến thức sức khỏe gia đình bổ ích, bạn đọc hãy theo dõi Fanpage FacebookWebsite WeCare 247.

Bài viết có sử dụng thông tin từ website của Bệnh viện Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec và Trang Tin Y Tế & Sức Khỏe Healthline.




Đánh giá bài viết

5/5 - (8 votes)

Bài viết khác

Cải thiện đau đầu khi chăm sóc sức khỏe gia đình
Cẩm Nang Cải Thiện Sức Khỏe Gia Đình: Hay Đau Đầu Nên Bổ Sung Dưỡng Chất Gì?
Phòng ngừa bệnh xơ cứng động mạch khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Lưu Ý Khi Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Không Nên Chủ Quan Với Bệnh Xơ Cứng Động Mạch
Cách chăm sóc người bệnh nằm một chỗ
Cẩm Nang Cách Chăm Sóc Người Bệnh Nằm Một Chỗ Thời Gian Dài
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments