Lưu Ý khi Xây Dựng Thực Đơn cho Người Bệnh Ung Thư trong Quá Trình Điều Trị

Ung thư là một căn bệnh gây ra nhiều lo lắng và áp lực không chỉ cho bệnh nhân mà còn cả gia đình và người thân. Trong quá trình điều trị, thực đơn cho người bệnh đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân. 

Bên cạnh các phương pháp điều trị và thuốc uống, một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp người bệnh có sức khỏe tốt chiến đấu với mọi bệnh tật trong quá trình chăm sóc sức khỏe cá nhân.

Đọc thêm:

Lưu Ý khi Xây Dựng Thực Đơn cho Người Bệnh Ung Thư trong Quá Trình Điều Trị
Ảnh: Freepik

Lợi ích khi bệnh nhân ung thư ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng

Thực đơn cho người bệnh ung thư được thiết kế cân đối, hợp lý sẽ tăng cường năng lượng cho cơ thể, giúp quá trình phục hồi sau phẫu thuật tốt hơn, giảm mệt mỏi giữa các đợt điều trị. 

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng hạn chế căng thẳng và giảm stress hiệu quả, giúp người bệnh ăn ngon và ngủ sâu hơn.

Nguyên tắc thiết kế thực đơn cho người bệnh ung thư

  • Không nên ăn kiêng

Nguyên tắc thiết kế thực đơn cho người bệnh ung thư
Ảnh: Freepik

Ở giai đoạn điều trị, giữ cân nặng ổn định và cung cấp đủ năng lượng là điều rất quan trọng. Do đó, không nên áp dụng các chế độ ăn kiêng khắt khe mà cần tập trung vào việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Khi xây dựng thực đơn cho người bệnh, gia đình và bệnh nhân cần khéo léo trong việc chọn lựa thực phẩm để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng mà không làm tăng nguy cơ phát triển tế bào ung thư. Khuyến khích tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có thực đơn cho người bệnh ung thư phù hợp.

  • Thiết kế thực đơn cho người bệnh đa dạng và chia thành nhiều bữa nhỏ

Trước khi hóa trị

Trước khi tiến hành liệu pháp hóa trị, bệnh nhân ung thư cần tăng cường ăn nhẹ các thực phẩm cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng để chuẩn bị cho quá trình điều trị như: sữa chua, trứng gà luộc, bánh mì, sữa tươi, cháo, v.v.

Trong quá trình hóa trị

Trong giai đoạn hóa trị, bệnh nhân thường gặp khó khăn trong việc tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.

Bệnh nhân ung thư nên ăn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo, súp, nước ép trái cây có hàm lượng acid thấp như táo giúp giảm bớt cảm giác buồn nôn và tiêu hóa tốt hơn.

Bên cạnh đó, bổ sung nhiều nước và chất lỏng vào thực đơn cho người bệnh ung thư cũng rất quan trọng để duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể.

Sau khi hóa trị

Nguyên tắc thiết kế thực đơn cho người bệnh ung thư
Cháo là món ăn dễ ăn cho bệnh nhân I Ảnh: Freepik

Sau khi hoàn thành liệu pháp hóa trị, cơ thể cần thời gian để phục hồi và tái tạo tế bào. Bạn cần tiếp tục duy trì thực đơn cho người bệnh đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường protein để hỗ trợ quá trình phục hồi cơ bắp và tế bào.

Lời khuyên từ chuyên gia rằng người bệnh ung thư nên chia cắt khẩu phần ăn thành 5-6 bữa nhỏ thay vì 3 bữa chính. Đồng thời, bệnh nhân và người chăm bệnh cần lưu ý những điều sau trong chế độ ăn hàng ngày:

  • Bổ sung năng lượng và protein trong mỗi bữa ăn.
  • Hạn chế thức ăn có chứa nhiều chất béo.
  • Chọn những loại thức ăn lạnh, mát vì chúng sẽ ít mùi, giảm thiểu cảm giác buồn nôn.
  • Uống nước thường xuyên để tránh mất nước và giảm tác dụng phụ của hóa chất.
  • Tránh uống quá nhiều nước cùng lúc với bữa ăn vì có thể làm bạn cảm thấy no bụng.
  • Nếu cần, hãy sử dụng thuốc chống nôn theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Cố gắng bổ sung protein từ sữa, trứng, thịt gia cầm, cá, và các loại đậu.

Lưu ý khi xây dựng thực đơn cho người bệnh đang xạ trị vùng đầu, mặt, cổ, thực quản

Lưu ý khi xây dựng thực đơn cho người bệnh đang xạ trị vùng đầu, mặt, cổ, thực quản
Ảnh: Freepik

Quá trình xạ trị có thể gây ra nhiều hạn chế cho việc ăn uống của bệnh nhân. Cần chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, chọn lựa thực phẩm mềm, dễ nuốt và giàu chất dinh dưỡng để giúp bệnh nhân dễ dàng tiêu hóa.

Tránh ăn thực phẩm cứng và khó nuốt như thịt cứng, bánh mì khô, hoặc thực phẩm có hạt nhỏ. Thay vào đó, hãy chọn những thực phẩm dễ nuốt và có nước, nấu mềm, cháo, súp và sinh tố, hạn chế đồ ăn cay, nóng, thức ăn thô.

Đối với trường hợp đau miệng, họng cần xay nhuyễn thức ăn, không phục vụ đồ ăn còn quá nóng để bệnh nhân dễ tiêu hóa hơn và tránh trầy xước viêm mạc.

Những biện pháp dinh dưỡng trên không chỉ giúp bảo vệ và tăng cường sức khỏe của bệnh nhân ung thư mà còn hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi. 

Tuy nhiên, trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào trong thực đơn cho người bệnh ung thư, gia đình và người chăm bệnh nhân cần thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo rằng chế độ này phù hợp với tình trạng sức khỏe và chu trình điều trị.

Độc giả quan tâm tìm hiểu thêm thông tin hữu ích về sức khỏe hoặc có nhu cầu đăng ký đặt dịch vụ chăm sóc người bệnh tại nhà vui lòng bấm theo dõi hoặc liên hệ chúng tôi qua:

  1. Website: WeCare 247
  2. Hotline: 1900 5247
  3. Facebook: https://www.facebook.com/WeCare247VN

Bài viết trên có tham khảo thông tin từ website của Bluecare.

Đánh giá bài viết

5/5 - (6 votes)

Bài viết khác

Hướng Dẫn Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: 5 Hội Chứng Lão Khoa Thường Gặp
Hướng Dẫn Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: 5 Hội Chứng Lão Khoa Thường Gặp
Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi Với Top 10 ​​Thực Phẩm Tăng Cường Trí Nhớ
Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi Với Top 10 ​​Thực Phẩm Tăng Cường Trí Nhớ (Phần 2)
Dinh Dưỡng Cho Sức Khỏe Gia Đình: Top 5 Thực Phẩm Có Chỉ Số Đường Huyết Thấp Nên Ăn
Dinh Dưỡng Cho Sức Khỏe Gia Đình: Top 5 Thực Phẩm Có Chỉ Số Đường Huyết Thấp Nên Ăn
Subscribe
Notify of
guest
1 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

[…] là một phương pháp điều trị có khả năng tác động mạnh mẽ lên các tế bào ung thư. Tuy nhiên phương pháp này cũng có thể ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh […]