Cẩm Nang Xây Dựng Thực Đơn Cho Người Bệnh: Mới Phẫu Thuật Nên Ăn Gì, Kiêng Gì?

Thực đơn cho người bệnh được xây dựng chỉn chu, đúng khoa học sẽ thúc đẩy quá trình phục hồi sức khoẻ của bệnh nhân nhanh chóng sẽ vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phục hồi tổng thể sau phẫu thuật.

Trong bài viết này, hãy cùng WeCare 247 tìm hiểu danh sách thực phẩm cần có và không nên có trong thực đơn phục hồi sức khỏe của bệnh nhân.

Bệnh nhân mới phẫu thuật nên kiêng gì?

Đồ ăn chua, cay, lên men 

Nguồn: Rawpixel

Những món ăn chua, cay, có lên men được xếp vào cùng một nhóm trong bài viết này bởi tác động tương tự của chúng cho dạ dày. Với nồng độ axit khá cao, những thực phẩm này khi được tiêu thụ sẽ bào mòn niêm mạc, gây viêm, loét, tổn thương dạ dày. 

Đồng thời, đồ chua cay nóng thường khó tiêu hoá và xử lý chất độc hơn các nhóm thức ăn khác, dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu, thiếu chất, thậm chí gây mưng mủ vết thương.

Hãy hạn chế các thực phẩm có hàm lượng axit cao gây bào mòn niêm mạc như đồ chua, cay, lên men trong thực đơn cho người bệnh nói riêng và khẩu phần ăn hàng ngày của gia đình bạn nói chung.

Thực phẩm quá nhiều đường

Nguồn: Peakpx

Thực phẩm quá nhiều đường không bao giờ là lựa chọn tốt trong thực đơn phục hồi sức khỏe cho người vừa phẫu thuật. Những thực phẩm được chế biến với hàm lượng chất làm ngọt cao như chocolate, kem, bánh ngọt, trà sữa, khi tiêu thụ thường xuyên, sẽ gây khó tiêu, thừa cân, tăng đường huyết, cản trở quá trình xử lý và chuyển hoá dinh dưỡng trong cơ thể.

Bệnh nhân vừa phẫu thuật dậy thường có cơ thể yếu đi kèm với sự suy giảm hiệu suất của một số cơ quan như hệ tiêu hoá, hệ bài tiết, v.v. Thực phẩm nhiều đường lại khó tiêu, khó xử lý, nên sẽ càng khiến cơ thể bệnh nhân thêm khó chịu, mệt mỏi, thiếu dinh dưỡng nhưng thừa chất độc.

Thực phẩm cứng, khó nhai và khó tiêu

Hậu phẫu thuật, cơ thể bệnh nhân thường rất yếu, tốc độ xử lý và tiêu hoá thức ăn cũng không được nhanh chóng và hiệu quả như trước. Ăn những món cứng, khó nhai, lâu tiêu lại càng khiến người bệnh cảm thấy khó khăn khi ăn uống, từ đó mà ngán ăn, bỏ bữa, ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình phục hồi.

Trong vài tuần đầu hậu phẫu thuật, gia đình nên thêm những món ăn mềm, được chế biến chín bằng các phương pháp như nấu, luộc, chần (trụng) như canh, súp, cháo, v.v vào thực đơn cho người bệnh.

>>> Hiểu thêm về chế độ ăn uống chuẩn khoa học qua bài viết: Thế Nào Là Khẩu Phần Ăn Hợp Lý?

Top 3 thực phẩm nên ăn hậu phẫu thuật – Xây dựng thực đơn cho người bệnh đúng cách

Thực phẩm giàu chất đạm

Người bệnh cần bổ sung thực phẩm có nhiều chất đạm trong thực đơn hàng ngày, bởi nhóm chất này có khả năng thúc đẩy quá trình tái tạo tăng sinh collagen, sửa chữa các mô bị tổn thương, chống nhiễm trùng, kháng viêm. Mỗi ngày người ốm cần tiêu thụ trung bình 120-150g protein để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể.

Thịt lợn là lựa chọn phổ biến và an toàn nhất khi thiết kế thực đơn cho người bệnh đang phục hồi, bởi một số loại thực phẩm giàu đạm khác như thịt đỏ (thịt bò) thường gây khó tiêu, thịt gà lại dễ gây sẹo lồi, v.v.

Bên cạnh đó, người nuôi bệnh có thể thêm đậu phụ (đậu hũ) và các loại hạt vào chế độ ăn để thay thế thịt lợn trong trường hợp bệnh nhân đã chán ngán.

Nước ép trái cây hoặc sinh tố giàu vitamin

Nguồn: Flickr

Các loại nước ép trái cây hoặc sinh tố chứa hàm lượng vitamin A, C cao, giúp bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tái tạo tế bào và hồi phục sức khoẻ sau phẫu thuật.

Đồng thời, các loại nước ép dễ tiêu, dễ chế biến, lại giàu chất xơ và nước, giúp thúc đẩy quá trình xử lý dinh dưỡng và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể. Người bệnh nên bổ sung đầy đủ và thường xuyên các loại vitamin thông qua nước ép trái cây tươi. Hãy lưu ý hạn chế hoặc không dùng đường, sữa và các chất làm ngọt nhân tạo khi chế biến nước ép.

Thực phẩm giàu chất xơ

Trong giai đoạn đầu sau phẫu thuật, gia đình và người chăm bệnh nên tích hợp thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn cho người bệnh để ngừa táo bón – một biến chứng phổ biến hậu phẫu.

Một số thực phẩm giàu chất xơ người nhà nên cân nhắc thêm vào thực đơn cho người bệnh là trái cây tươi như táo, cam, lê, v.v hoặc các loại rau xanh như rau cải, xà lách, v.v. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải loại rau nào cũng tốt cho sức khoẻ. Theo quan niệm dân gian, người đang có vết thương hở nên hạn chế ăn rau muống để tránh sẹo lồi.

>>> Đọc thêm: 5 Món Ăn Cần Có Trong Thực Đơn Chăm Sóc Người Bệnh Đang Hồi Phục

Nguồn: Flickr

Trên đây là danh sách 6 nhóm thực phẩm có lợi và gây hại cho người bệnh hậu quá trình phẫu thuật. Hãy lắng nghe những phân tích và lời khuyên của chúng tôi để xây dựng thực đơn cho người bệnh hiệu quả hơn.

Theo dõi fanpage WeCare 247 để thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân và phương pháp chăm sóc người bệnh, người lớn tuổi tại nhà.

Bài viết có tham khảo thông tin từ website của Công ty Cổ Phần Dược Phẩm FPT Long Châu và Bệnh viện đa khoa MEDLATEC.

Đánh giá bài viết

5/5 - (5 votes)

Bài viết khác

Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: Khắc Phục Tình Trạng Nứt Gót Chân Vào Mùa Đông
Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: Khắc Phục Tình Trạng Nứt Gót Chân Vào Mùa Đông
Cẩm Nang Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Những Lỗi Thường Gặp Khi Người Già Luyện Tập Sức Mạnh
Cẩm Nang Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Những Lỗi Thường Gặp Khi Người Già Luyện Tập Sức Mạnh
Hướng Dẫn Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Điều Trị Viêm Đa Khớp
Hướng Dẫn Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Điều Trị Viêm Đa Khớp
Subscribe
Notify of
guest
4 Góp ý
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

[…] Cẩm nang xây dựng thực đơn cho người bệnh: Mới phẫu thuật nên ăn gì, kiêng g… >> Hướng dẫn thiết kế thực đơn cho người bệnh chuẩn khoa học >> 5 […]

[…] Cẩm nang xây dựng thực đơn cho người bệnh: Mới phẫu thuật nên ăn gì, kiêng g… […]

[…] 1. Tuân thủ chế độ dinh dưỡng cho người bệnh sau phẫu thuật […]

[…] cách chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật vật lý trị liệu giúp người bệnh cải thiện khả năng vận động, tăng […]