Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: Cách Chế Biến Thực Phẩm Khoa Học Giúp Ngừa Ung Thư

Trong thực phẩm mà gia đình bạn ăn hàng ngày có thể tiềm ẩn các tác nhân sinh ung thư có sẵn hoặc được sinh ra do quá trình chế biến và bảo quản. Các hoạt chất có chức năng ngừa ung thư có trong thực phẩm cũng sẽ mất tác dụng mong muốn nếu chế biến sai cách. Do đó, biết cách chế biến thực phẩm một cách khoa học và kết hợp thực phẩm đúng cách sẽ giúp tăng khả năng ngừa ung thư và bảo vệ sức khỏe gia đình.

Cùng WeCare 247 tìm hiểu cách chế biến thực phẩm khoa học, an toàn để phòng ngừa ung thư qua bài viết này.

Nguy cơ ung thư do cách chế biến thực phẩm – Hiểu để chăm sóc sức khỏe gia đình

1. Những chất sinh ung thư khi chế biến thực phẩm với nhiệt độ cao

1.1. AGE

AGE (Advanced Glycation End products) là độc tố có khả năng gây ung thư, sinh ra khi thực phẩm có chứa đường, chất béo và protein tiếp xúc với nhiệt độ cao.

Sự tích lũy các AGE làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng, tuyến tiền liệt, tuyến tụy. Các thực phẩm chứa hàm lượng AGE cao khi chế biến bao gồm:

  • Thịt
  • Đậu phụ nấu chín ở nhiệt độ cao thì lượng AGE cũng khá cao, nhưng thấp hơn so với hầu hết các loại thịt.
  • Bơ, kem pho mai, bơ thực vật, mayonnaise, dầu tinh luyện, các loại hạt rang,…
Cách chế biến thực phẩm hạn chế ung thư
Kết hợp chanh khi nướng thịt giúp giảm AGE sinh ra | Nguồn: Freepik

Một số cách nấu ăn giúp giảm AGE giúp bảo vệ sức khỏe gia đình:

  • Nấu thức ăn với nhiệt ẩm (như hấp, luộc,…)
  • Thời gian nấu ngắn hơn với nhiệt độ thấp hơn
  • Kết hợp nấu với các loại phụ gia có tính axit như giấm hoặc nước chanh sẽ giúp giảm lượng AGE sinh ra.

1.2. HCA và PAH

  • HCA (Heterocyclic amines) là các amin dị vòng được hình thành từ phản ứng giữa protein động vật và nhiệt.
  • PAH (Polycyclic aromatic hydrocarbons) là các hydrocarbon thơm đa vòng hình thành khi mỡ thịt nhỏ giọt, bốc khói và dính trên thịt.

Hai độc tố này có thể làm tích lũy đột biến DNA dẫn đến nguy cơ ung thư trực tràng, ung thư vú, gan,…

1.3. Acrylamide

Được hình thành trong các loại thực phẩm chế biến sẵn như khoai tây chiên và các sản phẩm ngũ cốc, acrylamide làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư phổi, ung thư thận, ung thư thực quản,…

Các nhà khoa học khuyến cáo cách chăm sóc sức khỏe gia đình tránh nguy cơ nhiễm acrylamide là nhiệt độ nấu ăn càng thấp càng tốt và thời gian nấu ăn nên càng ngắn càng tốt.

1.4. Nitrosamine

Nitrosamine do hợp chất N-nitroso trong quá trình xử lý và chế biến thịt kết hợp với amin có trong thịt tạo thành, có khả năng gây ra các khối u ác tính ở gan, phổi và dạ dày. Nitrosamine chủ yếu được hình thành khi thịt chế biến ở nhiệt độ cao (trên 130 độ C), như khi chiên thịt xông khói hoặc nướng xúc xích.

Cách chế biến thực phẩm hạn chế ung thư
Chiên thịt xông khói với nhiệt độ cao có thể sản sinh nitrosamine | Nguồn: Freepik

2. Đồ uống nóng và nguy cơ ung thư ảnh hưởng sức khỏe gia đình

Việc dùng các thức uống ở nhiệt độ cao (trên 65 độ C) cũng làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc WHO đã đưa việc sử dụng đồ uống nóng vào nhóm có thể gây ung thư cho con người.

Các màng nhầy trong khoang miệng và thực quản rất nhạy cảm với nhiệt độ. Nhiệt độ trên 65°C sẽ gây bỏng thực quản, khiến niêm mạc thực quản bị tổn thương, từ đó làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản.

Trà xanh tốt cho sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Do đó, để bảo vệ sức khỏe gia đình và giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư thực quản, khi uống trà, cà phê hoặc nước nóng, mọi người nên đợi một lát để các loại đồ uống này nguội hơn một chút rồi mới thưởng thức.

3. Nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe gia đình từ việc sử dụng phụ gia trong chế biến thực phẩm

Theo thống kê, hiện nay có tổng cộng 18 loại phụ gia và có hơn 14000 các chất phụ gia thực phẩm hóa học được bổ sung vào thực phẩm nhằm lưu giữ mùi vị, màu sắc,… Hầu hết các phụ gia thực phẩm nếu sử dụng lượng hợp lý đều an toàn. Tuy nhiên nếu lạm dụng các chất phụ gia trong chế biến thực phẩm có khả năng làm tổn hại cấu trúc và chức năng của cơ thể.

3.1. Chất ngọt nhân tạo

Hạn chế đồ ngọt
Nguồn: Freepik

Các chất ngọt nhân tạo như aspartame, acesulfame potassium, saccharin, sucralose,… thường xuất hiện trong đồ uống và món tráng miệng, kẹo, socola, kẹo cao su, bánh nướng, đồ uống có ga và đồ uống có cồn, là các chất có khả năng gây độc thần kinh, tác động xấu đến sức khỏe đường ruột, sức khỏe gia đình. Đặc biệt là có khả năng gây béo phì cao, từ đó dẫn đến hệ lụy như tiểu đường, cao huyết áp, ung thư,…

3.2. Chất béo chuyển hóa

Chất béo chuyển hóa chứa nhiều trong các thực phẩm như khoai tây chiên, quẩy nóng, gà rán, thịt rán, bánh ngọt,… Các nghiên cứu đã chứng minh có sự liên quan giữa chất béo chuyển hóa với sức khỏe gia đình khi nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư vú, nguy cơ tiền sản giật, rối loạn hệ thần kinh và thị lực ở trẻ sơ sinh, ung thư đại tràng, tiểu đường, béo phì và dị ứng.

3.3. Bột ngọt

Hạn chế đường để bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Wikipedia

Chăm sóc gia đình trong các bữa ăn, bột ngọt có lẻ là gia vị không còn mấy xa lạ với các bà nội trợ. Glutamate là thành phần chính của bột ngọt. Việc sử dụng bột ngọt nhiều dẫn đến các tế bào thần kinh tiếp xúc nhiều với glutamate, từ đó làm rối loạn chức năng dẫn truyền tính hiệu của tế bào thần kinh, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh như Alzheimer, hình thành các khối u não.

3.4. Phẩm màu

Được sử dụng trong thực phẩm rán, nướng, bánh kẹo, đồ uống,… một số phẩm màu thực phẩm có chứa hợp chất benzidine có khả năng phá hủy DNA dẫn đến ung thư, kích thích quá mức hệ thống miễn dịch, đặc biệt gây ra chứng hiếu động thái quá ở trẻ em.

3.5. Chất bảo quản

Sodium nitrite, sodium benzoate, BHA và BHT là những chất bảo quản có khả năng gây dị ứng. Trong đó BHA được WHO phân loại như một chất có khả năng gây ung thư và ảnh hưởng sức khỏe gia đình. Đặc biệt, phụ gia chống oxy hóa TBHQ là một chất bảo quản hóa học mà chỉ cần 5g cũng có thể giết chết bạn.

Chất bảo quản thường có trong nước ngọt, nước ép trái cây đóng chai, xúc xích và thịt xông khói.

Cẩm nang sức khỏe gia đình: Cách chế biến thực phẩm khoa học giúp ngừa ung thư

1. Cách nấu ăn hạn chế chất sinh ung thư do nhiệt độ cao

Nếu gia đình bạn yêu thích các món nướng thì một số lưu ý sau đây khi chế biến thực phẩm ở nhiệt độ cao sẽ giúp bảo vệ sức khỏe gia đình:

  • Nên rã đông hoàn toàn thực phẩm trước khi chế biến để giảm thời gian chế biến.

  • Hạn chế sử dụng đồ uống quá nóng

  • Món cá nướng sẽ an toàn hơn thịt nướng do ít tạo thành HCA hơn

  • Tránh để thịt tiếp xúc trực tiếp với lửa hoặc gián tiếp qua một bề mặt kim loại nóng và tránh chế biến kéo dài.

  • Sử dụng lò vi sóng để sơ chế thịt trước có thể giúp giảm thời gian tiếp xúc với nhiệt độ cao khi nấu bằng các phương pháp khác.

  • Thường xuyên xoay trở thịt giúp giảm lượng HCA

  • Bỏ đi phần thịt cháy và nước thịt chảy ra khi chiên nướng

Cách chế biến thực phẩm hạn chế ung thư
Nguồn: Freepik

2. Cách nấu ăn giúp hạn chế sự suy giảm vitamin và chất khoáng trong thực phẩm

Một số vitamin và khoáng chất khi luộc, nướng, chiên có thể bị suy giảm, dẫn đến giảm khả năng phòng chống ung thư của thực phẩm.

Sử dụng một lượng nhỏ chất béo hoặc nước và hạn chế tiếp xúc với nhiệt độ cao là cách chế biến đúng giúp chăm sóc sức khỏe gia đình để hạn chế sự suy giảm các vitamin và chất khoáng.

Những lưu ý khác

  • Hạn chế đun sôi thực phẩm trong thời gian quá lâu
  • Kết hợp thực phẩm hợp lý
  • Sử dụng phụ gia thực phẩm an toàn, tránh lạm dụng các chất phụ gia

3. Một số gợi ý về cách kết hợp thực phẩm trong nấu ăn giúp bảo vệ sức khỏe gia đình ngừa ung thư

3.1. Cà chua + bơ

Cà chua có chứa nhiều lycopene, là một carotenoid tiền vitamin A đồng thời cũng là một chất chống oxy hóa, rất cần thiết để ngăn ngừa bệnh tim mạch và làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

Việc kết hợp cà chua với bơ trong bữa ăn là cách chăm sóc sức khỏe gia đình hiệu quả, khi bơ là một loại trái cây giàu lipid giúp tăng cường khả năng hấp thu carotenoid ở người khỏe mạnh.

3.2. Thịt + cây hương thảo

Cây hương thảo (rosemary) có tác dụng giúp cải thiện hệ tiêu hóa, tăng khả năng tập trung của não bộ, có khả năng chống viêm và chống lại các tác nhân gây ung thư.

Khi kết hợp cây hương thảo trong quá trình rán hoặc nướng trực tiếp các loại thịt như bò, lợn, gia cầm hoặc cá không những giúp tăng hương vị món ăn mà còn mang lại lợi ích chăm sóc sức khỏe gia đình khi giúp làm giảm hàm lượng các chất HCA và PAH sinh ra từ quá trình chế biến.

Cách chế biến thực phẩm hạn chế ung thư
Nguồn: Freepik

3.3. Trà + chanh

Trà có chứa hàm lượng polyphenol cao, bao gồm cả catechin và flavonoid, giúp chống oxy hóa.

Catechin, một chất chống ung thư mạnh, bị đào thải nhanh chóng trong đường ruột và thường chỉ có khoảng 20% được hấp thu sau khi tiêu hóa. Thêm chanh vào trà xanh là cách chăm sóc sức khỏe gia đình hiệu quả cho phép 80% catechin được giữ lại cơ thể sau khi tiêu hóa.

Đọc thêm:

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Nguồn: Freepik

WeCare 247 hy vọng với những cách chế biến thực phẩm khoa học trên sẽ có thể góp thêm vào cẩm nang sức khỏe gia đình bạn những cách chăm sóc sức khỏe hay và bổ ích, đặc biệt là trong việc cải thiện chất lượng bữa ăn và đảm bảo dinh dưỡng cho gia đình.

Hãy theo dõi Fanpage WeCare 247 để luôn cập nhật những kiến thức bổ ích về sức khỏe!

Bài viết có sử dụng thông tin từ Báo Sức Khỏe & Đời Sống.

 

Đánh giá bài viết

5/5 - (10 bình chọn)

Bài viết khác

Cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi mắc suy hô hấp
Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi Mắc Suy Hô Hấp: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Phòng Ngừa 
Phòng ngừa rối loạn tiền đình khi chăm sóc sức khỏe gia đình
Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: Cách Phòng Ngừa Chứng Rối Loạn Tiền Đình
Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi bị tiểu đường
Thực Đơn Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi Bị Tiểu Đường: 7 Dưỡng Chất Quan Trọng Cần Bổ Sung Thường Xuyên
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận