Hotline: 1900 5247
Văn phòng: 171 Trần Não, Quận 02, TP. HCM
Mã số doanh nghiệp: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn
- 13
- 30.821
Theo thống kê, hàng năm tỉ lệ bí tiểu ở người già được ước tính là 4.5 – 6.8 người trên mỗi 1000 người. Đặc biệt, ở những người trên 80 tuổi, tỉ lệ này chiếm hơn 30%. Vậy nguyên nhân gây bí tiểu là gì? Và làm cách nào để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giúp phòng tránh chứng bí tiểu? Hãy cùng WeCare 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bí tiểu là một tình trạng bệnh lý về đường tiết niệu có thể xảy ra ở cả nam và nữ ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên, triệu chứng này phổ biến hơn ở nam giới.
Bí tiểu ảnh hưởng sức khỏe người già được định nghĩa là tình trạng bàng quang không thể đào thải hết nước tiểu ra ngoài, gây cảm giác khó chịu, căng tức bụng, và được chia thành hai loại dựa vào thời gian kéo dài của bệnh:
Đây là tình trạng bí tiểu diễn ra đột ngột trong thời gian rất ngắn, người bệnh hoàn toàn không đi tiểu được dù cảm giác bàng quang rất căng tức. Bí tiểu cấp tính rất phổ biến ở nhóm đối tượng nam giới lớn tuổi. Theo thống kê, tỉ lệ mắc bí tiểu cấp tính là 10% nam giới trên 70 tuổi và khoảng 33% nam giới ở trên 80 tuổi.
Tình trạng bí tiểu cấp tính kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Khi gặp phải tình trạng này, cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tốt nhất là hãy đưa người bệnh đến bệnh viện cấp cứu càng sớm càng tốt.
Khác với bí tiểu cấp tính, bí tiểu mãn tính diễn ra một cách từ từ và thầm lặng theo thời gian. Người bệnh lúc này vẫn có thể đi tiểu, nhưng mỗi lần đi tiểu không thải hết được nước tiểu ra ngoài, nước tiểu ứ đọng lâu ngày có thể tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển, dẫn đến các tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu và nhiều biến chứng nguy hiểm khác ảnh hưởng sức khỏe người già.
Vì triệu chứng bí tiểu mãn tính diễn ra âm thầm không rầm rộ, nhiều người già thậm chí không biết là mình mắc bệnh vì không phát hiện được bất kì triệu chứng bí tiểu nào. Do đó, khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, người chăm sóc phải hết sức lưu ý đến các dấu hiệu bất thường về vấn đề tiểu tiện.
Tình trạng bí tiểu diễn ra khi có sự tắc nghẽn ở đường tiểu hoặc ở cổ bàng quang do phì đại tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo, sỏi bàng quang hoặc một khối u làm chèn ép vào cơ quan tiết niệu.
Khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, phì đại tuyến tiền liệt là nguyên nhân phổ biến nhất gây tắc nghẽn niệu đạo.
Bất kỳ tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu nào cũng có khả năng dẫn đến chứng bí tiểu ảnh hưởng sức khỏe người già.
Khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, một số tình trạng nhiễm trùng có thể gây bí tiểu như:
Càng lớn tuổi, nguy cơ bí tiểu càng cao do các tổn thương thần kinh vùng sàn chậu dưới tác động của lão hóa. Khi đó, các dây thần kinh không còn hoạt động chính xác, làm rối loạn điều hòa co bóp cơ bàng quang, khiến nước tiểu không được đào thải hết ra ngoài.
Một số loại thuốc dùng để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi có thể gây bí tiểu, chúng tác động lên các chất dẫn truyền thần kinh, các thụ thể cholinergic và muscarinic, bao gồm các loại sau:
Khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, có một số chấn thương có thể dẫn đến tình trạng bí tiểu, điển hình như:
Trong khi bí tiểu cấp tính là tình trạng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, thì bí tiểu mãn tính tuy diễn ra thầm lặng và từ từ, nhưng nếu không được điều trị kịp thời cũng có thể tiến triển thành những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi bị bí tiểu, thì việc nước tiểu nếu không được đào thải toàn bộ ra ngoài sẽ vô tình trở thành môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn thường trú vô hại ở niệu đạo sinh sôi và đi ngược lên bàng quang gây nhiễm trùng đường tiết niệu.
Bàng quang bị căng giãn quá mức trong thời gian dài (do phải chứa lượng nước tiểu sót lại sau mỗi lần đi tiểu), về lâu về dài sẽ gây tổn thương các cơ trong bàng quang và khiến các cơ này không còn hoạt động co bóp chính xác như thông thường.
Khi nước tiểu không được thải ra ngoài hoàn toàn, đồng thời các cơ vòng cổ bàng quang bị giảm chức năng, có thể dẫn đến tình trạng rò rỉ nước tiểu liên tục ra bên ngoài, còn gọi là bệnh tiểu không tự chủ, một biến chứng điển hình khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi bị bí tiểu.
Nước tiểu còn sót lại sau mỗi lần tiểu không hết sẽ tích tụ dần và có khả năng trào ngược qua niệu quản đi lên thận và dẫn đến tình trạng thận ứ nước. Tình trạng này nếu không điều trị kịp thời có thể tiến triển thành bệnh thận mạn, thậm chí suy thận ảnh hưởng việc chăm sóc người già.
Bí tiểu cấp tính ở người già là tình trạng khẩn cấp, bác sĩ sẽ đặt ống một thông tiểu để giải áp cho bàng quang bằng cách thải nước tiểu từ từ ra ngoài.
Với những bệnh nhân vừa mới phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt hoặc phẫu thuật tái tạo niệu đạo thì có phương pháp thay thế đó là chọc hút nước tiểu trên xương mu để giảm áp lực cho bàng quang.
Tình trạng bí tiểu mãn tính khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi sẽ được cân nhắc điều trị nếu các triệu chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt cũng như chất lượng cuộc sống của người già. Những phương pháp phổ biến điều trị bí tiểu mãn tính bao gồm:
Dưới đây là một số lưu ý trong chế độ sinh hoạt và cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giúp hạn chế diễn tiến của tình trạng bí tiểu mà gia đình và người chăm sóc có thể tham khảo:
Đọc thêm:
Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi bị bí tiểu đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt và kiên nhẫn từ gia đình và người chăm sóc. Việc nhận biết sớm các triệu chứng và điều trị kịp thời có thể giúp giảm thiểu những biến chứng nghiêm trọng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Đồng thời, việc duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ ăn uống hợp lý, vận động thể dục đều đặn và kiểm tra sức khỏe định kỳ, là những yếu tố quan trọng trong việc quản lý và phòng ngừa tình trạng bí tiểu.
Bằng sự chăm sóc tận tâm và chuyên nghiệp, chúng ta có thể giúp người cao tuổi sống một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.
Để có thêm nhiều thông tin sức khỏe bổ ích và kiến thức chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, bạn đọc hãy nhấn theo dõi Fanpage Facebook WeCare 247!
Bài viết có tham khảo thông tin từ website của Báo Sức Khỏe & Đời Sống.
Đánh giá bài viết
Hotline: 1900 5247
Văn phòng: 171 Trần Não, Quận 02, TP. HCM
Mã số doanh nghiệp: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn
[…] Người bệnh có thể đi tiểu ít hơn hoặc nhiều hơn bình thường, kèm theo cảm giác khó […]