Lưu Ý Khi Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình: 10+ Bệnh Thường Gặp Do Ký Sinh Trùng

Trong cuộc sống hàng ngày, sức khỏe gia đình luôn là một trong những yếu tố quan trọng cần được quan tâm và bảo vệ. Tuy nhiên, nhiều người thường bỏ qua hoặc không nhận thức đầy đủ về mối nguy hiểm từ ký sinh trùng, một trong những nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý phổ biến rất đáng lo ngại.

Vì vậy, hiểu rõ và phòng ngừa các bệnh này là điều cần thiết để chăm sóc gia đình hiệu quả hơn.

Bệnh do ký sinh trùng là gì?

Bệnh do ký sinh trùng là các bệnh gây ra bởi sự xâm nhập và phát triển của các loài ký sinh trùng trong cơ thể con người. Ký sinh trùng là các sinh vật sống nhờ vào vật chủ để tồn tại, lấy dinh dưỡng từ vật chủ và có thể gây hại cho sức khỏe. Có ba nhóm ký sinh trùng chính gây bệnh làm ảnh hưởng sức khỏe gia đình, bao gồm:

  • Giun sán: Như giun đũa, giun móc, sán lá gan.
  • Đơn bào: Như trùng roi, trùng amip.
  • Ngoại ký sinh: Như ve, bọ chét và các loài côn trùng hút máu khác.
Nhóm Bệnh Thường Gặp Do Ký Sinh Trùng Đáng Lưu Ý Khi Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình
Nguồn: Freepik

Những ký sinh trùng này có thể gây ra nhiều bệnh lý từ nhẹ như đau bụng, tiêu chảy đến các bệnh nghiêm trọng như tổn thương gan, phổi, hệ thần kinh, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Nhóm bệnh ký sinh trùng thường gặp – Hiểu để chăm sóc sức khỏe gia đình

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới ẩm, rất thích hợp cho ký sinh trùng phát triển. Hiện có nhiều loại ký sinh trùng, trong đó ở nước ta thường có 4 nhóm bệnh do ký sinh trùng như sau:

1. Nhóm bệnh giun truyền qua đất

1.1 Bệnh giun đũa

Giun đũa xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm trứng giun. Sau khi vào cơ thể, trứng giun nở thành ấu trùng, sau đó di chuyển qua phổi rồi quay lại ruột non, nơi chúng phát triển thành giun trưởng thành. Khi chăm sóc sức khỏe gia đình có người bị nhiễm giun đũa, bệnh có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy và trong trường hợp nặng có thể gây tắc ruột.

Nhóm Bệnh Thường Gặp Do Ký Sinh Trùng Đáng Lưu Ý Khi Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình
Nguồn: Freepik

1.2 Bệnh giun tóc

Bệnh giun tóc gây ra bởi loài giun ký sinh Trichuris trichiura, thường sống trong đại tràng của con người. Giun tóc gây kích ứng và viêm nhiễm đường ruột, dẫn đến triệu chứng đau bụng, tiêu chảy và thiếu máu. Nếu trẻ em bị nhiễm giun tóc nặng có thể gặp vấn đề về dinh dưỡng và chậm phát triển.

1.3 Bệnh giun móc

Giun móc là loại giun ký sinh ở đường ruột, thường lây nhiễm qua da khi tiếp xúc với đất bị nhiễm phân chứa ấu trùng giun. Sau khi xâm nhập qua da, ấu trùng di chuyển qua máu, phổi và cuối cùng đến ruột non. Bệnh giun móc ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình thông qua việc gây ra thiếu máu, suy dinh dưỡng. Việc đi chân trần trên đất nhiễm khuẩn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến lây nhiễm bệnh này.

1.4 Cách chăm sóc sức khỏe gia đình phòng bệnh do nhóm giun truyền qua đất

Phòng bệnh do nhóm giun truyền qua đất đòi hỏi sự tuân thủ các biện pháp vệ sinh và thói quen sinh hoạt an toàn cho tất cả các thành viên trong gia đình. Dưới đây là một số cách chăm sóc sức khỏe gia đình để phòng ngừa nhiễm giun hiệu quả:

  • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với đất.
  • Tránh phóng uế bừa bãi để ngăn ngừa lây lan giun trong đất.
  • Nấu chín kỹ thực phẩm, đặc biệt là rau sống và thịt; uống nước đã đun sôi hoặc được xử lý an toàn.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với đất. Mang giày dép khi đi ra ngoài, đặc biệt khi làm việc trong vườn hoặc khu vực có đất.
  • Thực hiện tẩy giun định kỳ cho cả gia đình, đặc biệt là trẻ em theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nhóm Bệnh Thường Gặp Do Ký Sinh Trùng Đáng Lưu Ý Khi Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình
Nguồn: Freepik

2. Nhóm bệnh giun đường ruột

2.1 Bệnh giun lươn

Bệnh giun lươn do loài giun Strongyloides stercoralis gây ra, giun lươn xâm nhập qua da, di chuyển qua phổi rồi đến ruột. Bệnh có thể gây tiêu chảy, đau bụng, nổi mẩn ngứa, và đặc biệt nguy hiểm hơn đến sức khỏe gia đình khi bệnh chuyển nặng.

2.2 Bệnh giun kim

Đây là bệnh thường gặp ở trẻ em, do giun Enterobius vermicularis gây ra. Giun kim thường đẻ trứng ở vùng hậu môn vào ban đêm, gây ngứa ngáy. Bệnh lây lan qua việc nuốt phải trứng giun từ tay hoặc đồ vật bị nhiễm khuẩn.

Nhóm Bệnh Thường Gặp Do Ký Sinh Trùng Đáng Lưu Ý Khi Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình
Nguồn: Freepik

2.3 Cách chăm sóc sức khỏe gia đình phòng bệnh giun đường ruột

Khi chăm sóc sức khỏe gia đình, để phòng bệnh giun đường ruột đòi hỏi việc duy trì vệ sinh cá nhân và môi trường sống. Để ngăn ngừa lây nhiễm, hãy nhắc nhỡ các thành viên trong gia đình thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với đất hoặc đồ vật có khả năng nhiễm khuẩn.

Đảm bảo vệ sinh thực phẩm bằng cách ăn chín uống sôi và rửa sạch rau quả trước khi sử dụng. Giữ vệ sinh nhà cửa và đồ chơi của trẻ, thường xuyên giặt giũ chăn ga gối đệm. Đồng thời, thực hiện tẩy giun định kỳ cho cả gia đình theo hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt là trẻ em.

Nhóm Bệnh Thường Gặp Do Ký Sinh Trùng Đáng Lưu Ý Khi Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình
Nguồn: Freepik

3. Nhóm bệnh sán lá truyền qua thức ăn ảnh hưởng sức khỏe gia đình

3.1 Bệnh sán lá gan

Bệnh sán lá gan do loài sán Fasciola hepatica hoặc Fasciola gigantica gây ra, lây truyền qua việc ăn rau sống hoặc uống nước bị nhiễm ấu trùng sán. Sán lá gan ký sinh trong gan và đường mật, gây viêm gan, đau bụng và sốt. Nếu chăm sóc sức khỏe gia đình có người bị nhiễm sán lá gan không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến xơ gan hoặc suy gan nghiêm trọng.

3.2 Bệnh sán lá phổi

Bệnh sán lá phổi do loài sán Paragonimus gây ra, lây nhiễm qua việc ăn hải sản sống hoặc nấu chưa chín như cua và tôm. Sán lá phổi ký sinh trong phổi, gây ho, khó thở, và đôi khi ho ra máu. Nếu không được điều trị, bệnh có thể tiến triển thành viêm phổi mãn tính và tổn thương phổi rất nguy hiểm.

3.3 Bệnh sán lá ruột

Bệnh sán lá ruột do loài sán Fasciolopsis buski gây ra, lây nhiễm qua việc ăn thực phẩm như củ ấu, măng tây hoặc nước bị nhiễm ấu trùng sán. Sán lá ruột ký sinh trong ruột non, gây ra tình trạng đau bụng, tiêu chảy và suy dinh dưỡng. Bệnh làm ảnh hưởng sức khỏe gia đình thông qua việc làm giảm sức đề kháng và gây suy nhược cơ thể người bệnh nếu không điều trị kịp thời.

3.4 Cách chăm sóc sức khỏe gia đình phòng bệnh sán lá truyền qua thức ăn

  • Thực hiện nguyên tắc “ăn chín uống sôi” khi chăm sóc sức khỏe gia đình, không ăn rau sống, hải sản sống hoặc nấu chưa chín (như cua, tôm), đảm bảo thực phẩm được nấu kỹ.
  • Rau, củ, quả cần được rửa kỹ dưới nước sạch trước khi chế biến.
  • Mua thực phẩm từ nguồn cung cấp đáng tin cậy để tránh nhiễm sán.
  • Sử dụng nguồn nước sạch, tránh uống nước chưa qua xử lý hoặc nước bị ô nhiễm.
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với đất hoặc thực phẩm chưa nấu chín.
  • Thực hiện tẩy giun, sán theo lịch hẹn của bác sĩ.
Nhóm Bệnh Thường Gặp Do Ký Sinh Trùng Đáng Lưu Ý Khi Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình
Nguồn: Freepik

4. Nhóm các bệnh giun, sán lây truyền từ động vật sang người

4.1 Bệnh sán dây hoặc ấu trùng sán lợn

Bệnh sán dây và ấu trùng sán lợn (Taenia solium) lây qua việc ăn thịt lợn chưa nấu chín hoặc thực phẩm nhiễm trứng sán. Khi nhiễm sán dây, sán ký sinh trong ruột gây rối loạn tiêu hóa và thiếu máu. Nếu nuốt phải trứng sán, ấu trùng có thể di chuyển đến các cơ quan như mắt, não, gây viêm và tổn thương nghiêm trọng.

4.2 Bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo

Chó mèo thường là thú cưng quen thuộc với mọi gia đình, tuy nhiên về phương diện chăm sóc sức khỏe gia đình, bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo (Toxocara) có thể lây qua việc tiếp xúc với đất hoặc thực phẩm bị nhiễm trứng giun từ phân động vật. Sau khi vào cơ thể, trứng giun nở thành ấu trùng, di chuyển qua gan, phổi, mắt và não. Bệnh gây sốt, đau bụng, ho, và trong trường hợp nặng có thể gây mất thị lực hoặc tổn thương thần kinh.

Nhóm Bệnh Thường Gặp Do Ký Sinh Trùng Đáng Lưu Ý Khi Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình
Nguồn: Freepik

4.3 Bệnh ấu trùng giun đầu gai

Bệnh ấu trùng giun đầu gai (Gnathostoma) lây qua việc ăn cá, ếch hoặc lươn sống bị nhiễm ấu trùng giun. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, ấu trùng có thể di chuyển đến các cơ quan khác nhau, gây đau nhức, sưng tấy dưới da. Trường hợp nặng, ấu trùng có thể xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương, gây viêm màng não rất nguy hiểm đối với sức khỏe gia đình.

4.4 Bệnh giun xoắn

Bệnh giun xoắn (Trichinella) lây qua việc ăn thịt động vật, đặc biệt là thịt lợn, chưa nấu chín có chứa ấu trùng giun xoắn. Giun ký sinh trong cơ bắp, gây ra các triệu chứng như sốt, đau cơ, phù nề. Trong việc chăm sóc sức khỏe gia đình, nếu người bệnh không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra viêm cơ tim, viêm não, thậm chí đe dọa tính mạng.

4.5 Cách chăm sóc sức khỏe gia đình phòng bệnh giun, sán lây truyền từ động vật sang người

Để phòng bệnh giun, sán lây truyền từ động vật sang người khi chăm sóc sức khỏe gia đình đòi hỏi tất cả thành viên phải luôn chú trọng thực hiện các biện pháp sau:

  • Tránh ăn thịt động vật (lợn, bò, cá, ếch) sống hoặc chưa nấu chín kỹ, đặc biệt là nội tạng.
  • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với động vật hoặc đất có khả năng bị nhiễm ký sinh trùng.
  • Định kỳ tẩy giun cho chó, mèo và các vật nuôi khác.
  • Chọn mua thực phẩm từ những nơi uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với phân động vật, sử dụng găng tay khi làm vườn hoặc tiếp xúc với đất có khả năng bị ô nhiễm.
  • Tẩy giun định kỳ cho cả gia đình theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Nhóm Bệnh Thường Gặp Do Ký Sinh Trùng Đáng Lưu Ý Khi Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình
Nguồn: Freepik

Tổng kết: Những bệnh do ký sinh trùng gây ra thường gặp 

Đọc thêm:

Tóm lại, việc nhận thức và phòng tránh các bệnh do ký sinh trùng là yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe gia đình. Sự hiểu biết và ý thức cảnh giác sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cho bản thân và giúp bạn chăm sóc gia đình tốt hơn, từ đó xây dựng một môi trường sống an toàn và lành mạnh.

Để tìm hiểu thêm về cách chăm sóc sức khỏe gia đình và các phương pháp phòng ngừa bệnh tật hiệu quả, bạn đọc có thể theo dõi WeCare 247. Đây là nơi cung cấp thông tin hữu ích và chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe toàn diện cho bạn và những người thân yêu.

Bài viết có sử dụng thông tin từ website của CDC Đà Nẵng.

Đánh giá bài viết

5/5 - (8 votes)

Bài viết khác

wecare247
CHĂM SÓC VIÊN WECARE SẴN SÀNG HỖ TRỢ BỆNH NHÂN DỊP TẾT 2025
Dinh Dưỡng Cho Sức Khỏe Gia Đình: Vì Sao Phụ Nữ Trong Độ Tuổi 20-30 Nên Ăn Chuối?
Dinh Dưỡng Cho Sức Khỏe Gia Đình: Vì Sao Phụ Nữ Trong Độ Tuổi 20-30 Nên Ăn Chuối?
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Tại Nhà: 5 Loại Thuốc Kháng Sinh Phổ Biến Bạn Nên Biết
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Tại Nhà: 5 Loại Thuốc Kháng Sinh Phổ Biến Bạn Nên Biết
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments