Our Service
Hotline: 1900 5247
Headquarter: 171 Tran Nao street, D2, Thu Duc City, HCMC
Business registration code: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn
- 0
- 28,168
Nguyên nhân gây bệnh nghiến răng, tác hại, cách cải thiện và chăm sóc người bệnh như thế nào hạn chế tối đa căn bệnh này khi ngủ hoặc khi khó chịu, tức giận, ức chế?
Về lâu dài, thói quen này gây nhiều phiền phức cho những người xung quanh lẫn chính bản thân người bệnh. Cùng WeCare 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Nghiến răng khi ngủ là tình trạng gây ra bởi nhiều yếu tố như:
Nếu gia đình có lịch sử mắc chứng nghiến răng khi ngủ, khả năng rất cao bạn cũng có thể mắc bệnh. Theo nhiều nghiên cứu, có tới 21-50% những người bị nghiến răng khi ngủ đều có thành viên gia đình từng mắc bệnh này trong quá khứ. Có thể thấy, yếu tố di truyền đóng vai trò rất lớn trong việc phát bệnh.
Một số loại thuốc và chất kích thích như chất đối kháng dopamine, thuốc chống trầm cảm, chất ức chế tái hấp thụ serotonin, v.v có khả năng làm nặng tình trạng nghiến răng khi ngủ. Các chất có tính kích thích khác như bia, rượu, cocaine, cà phê, v.v cũng gây triệu chứng nghiến răng ban đêm tương tự.
Chính vì thế, gia đình hãy động viên bệnh nhân hạn chế, rồi dần loại bỏ hoàn toàn các chất kích thích thần kinh mạnh để bảo vệ sức khoẻ và chăm sóc người bệnh hiệu quả hơn.
Chứng nghiến răng khi ngủ có thể diễn ra ở cả trẻ em và người lớn, song, trẻ em có phần trăm mắc bệnh cao hơn vì các em thường chưa làm chủ được hành vi và phản ứng của các chi. Tuy nhiên, không cần lo lắng vì tình trạng nghiến răng khi ngủ có thể được cải thiện khi trẻ lớn lên.
Bạn có biết stress kéo dài cũng có thể gây ra nghiến răng khi ngủ? Theo nhiều nghiên cứu, người bị stress thường xuyên dễ gặp tình trạng cảm xúc bị kìm nén kéo dài, thần kinh luôn căng thẳng và bị kích thích, cơ thể căng cứng như một cách phản kháng với sức ép.
Về đêm, cơ thể sẽ tiếp tục duy trì trạng thái căng cơ, căng hàm, từ đó dẫn đến nghiến răng khi ngủ.
Tình trạng nghiến răng khi ngủ xảy ra ở người thường xuyên làm việc trong môi trường căng thẳng, bị áp bức, sinh viên đang trong mùa thi, người lớn tuổi sức khoẻ yếu, hay bị đau ốm, v.v.
Đôi khi dinh dưỡng cũng khiến bạn mắc chứng nghiến răng khi ngủ. Rối loạn dinh dưỡng, tiết niệu, nội tiết cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu vitamin, mất cân bằng enzym cũng có thể gây bệnh.
Vì vậy, với những gia đình có người thân gặp tình trạng nghiến răng lúc ngủ, hãy lưu ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong thực đơn chăm sóc người bệnh tại nhà để giúp suy giảm tần suất phát bệnh.
Những nghề nghiệp yêu cầu sự tập trung cao độ hay sức bền trong một thời gian dài như công nhân khuân vác, vận động viên, nghệ sĩ biểu diễn, bác sĩ, v.v chính là những nhóm người dễ gặp hiện tượng nghiến răng khi ngủ nhất.
Những người thuộc các ngành nghề trên thường có thói quen nghiến răng hoặc cắn chặt răng trong vô thức như một cách phản ứng với sức ép từ bên ngoài hoặc để tạo kích thích thần kinh, giúp tập trung cao độ. Về lâu về dài, nghiến răng trở thành thói quen, khiến họ ngủ nghiến răng mà không hề hay biết.
Nghiến răng khi ngủ không gây ra những tác hại quá nghiêm trọng đến sức khoẻ trong thời gian ngắn, nhưng về lâu dài, căn bệnh này có nhiều tác động đến thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan liên quan gần kề.
Một số căn bệnh tai mũi họng là tác dụng phụ của thói quen nghiến răng khi ngủ như:
Thực tế, có nhiều cách để cải thiện tình trạng nghiến răng khi ngủ. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua phần 3 – Cải thiện triệu chứng bệnh.
Tuỳ theo mức độ bệnh mà bệnh nhân sẽ được tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp. Thông thường, có 3 cách phổ biến để hỗ trợ người bệnh nghiến răng khi ngủ như sau:
Như đã đề cập, áp lực thần kinh thường xuyên với cường độ cao trong cuộc sống và công việc thường ngày có thể dẫn đến tình trạng nghiến răng khi ngủ.
Vì thế, để ngăn ngừa triệu chứng và chăm sóc người bệnh tại nhà hiệu quả, điều đầu tiên gia đình và bệnh nhân cần làm là hiểu cách kiểm soát stress, tránh để stress ảnh hưởng đến sức khoẻ và cảm xúc người bệnh bằng cách luyện tập:
Nếu việc thay đổi lối sống vẫn chưa thể tạo ra “cú hích” trong việc cải thiện bệnh, có lẽ bệnh nhân cần sự can thiệp chuyển sâu hơn về y khoa khi chăm sóc người bệnh.
Bệnh nhân không thể tự dựa vào triệu chứng của mình mà tự mua thuốc điều trị mà cần đến thăm khám và được bác sĩ chỉ định, vì cần tuỳ vào mức độ và tình trạng của răng để kê thuốc với tá dược tương ứng.
Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ sẽ cần tiến hành tác động lên răng và hàm để ngăn cản những tác hại của thói quen nghiến răng khi ngủ. Cụ thể, nha sĩ sẽ lấy khuôn răng và chế tạo máng chống nghiến, bảo vệ răng tránh bị mài mòn do nghiến quá mạnh trong thời gian dài.
Bên cạnh đó, nha sĩ có thể tác động điều chỉnh thói quen vận động hàm bằng cách chỉnh khớp, đắp máng chống nghiến để thay đổi cử động của hàm, v.v. Hãy đến bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ tư vấn chi tiết về cách chăm sóc người bệnh tại nhà.
>>> Đọc thêm: Những Vấn Đề Răng Miệng Thường Gặp Ở Người Già
Trên đây là những thông tin cơ bản về thói quen nghiến răng khi ngủ gia đình cần biết để có cách chăm sóc người bệnh hiệu quả. Theo dõi fanpage WeCare 247 để thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất về bí kíp chăm sóc người bệnh tại nhà.
Bài viết có tham khảo thông tin từ website của Bệnh viện đa khoa MEDLATEC và Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
Đánh giá bài viết
Hotline: 1900 5247
Headquarter: 171 Tran Nao street, D2, Thu Duc City, HCMC
Business registration code: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn