Hội Chứng Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Gây Bệnh & Cách Điều Trị

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng vô cùng phổ biến trong xã hội hiện đại, đặc biệt là ở nhóm người trẻ bận rộn, thiếu thời gian ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Cùng WeCare 247 hiểu hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Triệu chứng của hội chứng trào ngược dạ dày

Ợ nóng, ợ chua

Triệu chứng phổ biến của hội chứng trào ngược dạ dày thực quản bao gồm cảm giác ợ chua và ợ nóng, thường xuất hiện sau khi ăn hoặc vào buổi sáng. Người mắc bệnh sau cơn ợ chua thường trải qua cảm giác chua trong miệng, đồng thời cảm nhận nhiệt độ nóng rát hoặc đau ở vùng xương ức, bắt nguồn từ cơ trơn thực quản, lan rộng từ họng đến tai.

Khó nuốt

Triệu chứng của hội chứng trào ngược dạ dày
Nguồn: Flickr

Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản ở mức độ nặng thường dẫn đến tình trạng khó nuốt thức ăn, nước bọt, và gây cảm giác vướng, nghẹn ở họng. Nguyên nhân của triệu chứng này xuất phát từ sự tổn thương niêm mạc thực quản do tiếp xúc lâu dài với axit dạ dày, tạo ra hiện tượng sưng tấy và phù nề trong khu vực thực quản.

Buồn nôn thường xuyên

Theo cơ chế sinh lý tự nhiên, khi thức ăn đi vào cơ thể qua thực quản đến dạ dày, cơ vòng dạ dày tự đóng lại để ngăn chặn sự trào ngược của dịch vị và thức ăn. Tuy nhiên, với người bị trào ngược dạ dày, axit trào ngược sẽ kích thích các dây thần kinh cảm giác ở khu vực miệng và họng, tạo cảm giác buồn nôn.

Tình trạng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày, đặc biệt khi người bệnh nằm ngủ không đúng tư thế hoặc khi cơ thể đang nghỉ ngơi, khiến hệ thần kinh phó giao cảm hoạt động mạnh mẽ hơn.

Khàn tiếng và ho khan

Triệu chứng của hội chứng trào ngược dạ dày
Nguồn: Flickr

Không chỉ gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày, hiện tượng trào ngược axit còn ảnh hưởng trực tiếp đến thanh quản của bệnh nhân, thường biểu hiện qua tình trạng khàn tiếng hoặc ho khan. Sự tiết axit dạ dày tăng cao trong thời gian dài khiến niêm mạc thanh quản bị tổn thương nặng, gây phù nề và đau họng, khiến người bệnh luôn có cảm giác khó chịu, khàn tiếng, ho khan.

Tiết nhiều nước bọt hơn bình thường

Cơ thể sẽ có cơ chế phản xạ tự nhiên đó là tăng tiết nước bọt để trung hoà lượng axit, bảo vệ các thành cơ quan. Chính vì thế, khi axit trào ngược lên thực quản, một lượng lớn nước bọt cũng sẽ được tiết ra để bảo vệ niêm mạc họng và thực quản.

Miệng có mùi hôi và cảm thấy đắng

Triệu chứng của hội chứng trào ngược dạ dày
Nguồn: Pexels

Ở mức độ trào ngược dạ dày từ trung bình đến nặng, người mắc bệnh thường trải qua những triệu chứng rất khó chịu như cảm nhận vị đắng nơi đầu lưỡi hoặc có mùi hôi miệng.

Hiện tượng này có thể được giải thích bởi việc axit trào ngược từ dạ dày lên thực quản, kèm theo phần nào đó của dịch mật. Sự kích thích axit trào ngược, cùng với sự rối loạn thần kinh, thường làm mở rộng van môn vị hơn bình thường, đặc biệt khi dạ dày co bóp hoặc vận động. Điều này dẫn đến việc dịch mật bị trào ra và theo dạ dày lên thực quản.

Đau tức ngực

Đau tức ngực (đau thượng vị) là trường hợp người bệnh cảm thấy đau thắt ngực, có cảm giác như bị đè nén gây khó thở. Cơn đau cũng có thể lan rộng ra vùng cánh tay và lưng. Triệu chứng của trào ngược dạ dày này thường bị nhầm với các bệnh liên quan đến tim mạch và phổi.

Nguyên nhân sau hiện tượng này nằm ở việc một lượng lớn axit trào ngược kích thích hệ thần kinh vùng niêm mạc thực quản khiến cơ quan này phát tín hiệu đau nhức lên não bộ như một cách phản ứng trước kích thích lạ để bảo vệ cơ thể.

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản

Dư lượng axit trong dạ dày

Trào ngược dạ dày có thể bắt nguồn từ việc dư lượng axit trong dạ dày. Có những nguyên nhân sau gây dư thừa axit:

  • Thói quen ăn uống sai : ăn quá nhiều, ăn thực phẩm khó tiêu như trứng, sữa, đồ ăn nhanh thường xuyên
  • Nhiễm khuẩn dẫn đến viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày, viêm niêm mạc dạ dày, v.v.
  • Ăn quá nhanh và nhiều trong thời gian ngắn khiến dạ dày không kịp xử lý, gây quá tải

Cơ co thắt thực quản suy yếu

Cơ co thắt thực quản suy yếu có thể gây ra trào ngược dạ dày. Vậy, đâu là nguyên nhân gây nên tình trạng yếu cơ này?

  • Tác dụng phụ của thuốc huyết áp, thuốc chứa Holecystokinine, glucagon, aspirin, ibuprofen, v.v.
  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh, dùng nhiều chất kích thích hệ thần kinh
  • Bệnh lý: yếu cơ vòng thực quản, tổn thương hệ thần kinh thực quản, nhiễm trùng thực quản gây xơ hoá, thoát vị hoành, v.v.

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản như thế nào?

Bằng thuốc

Trào ngược dạ dày thực quản có thể chữa được dứt điểm bằng thuốc nếu được phát hiện kịp thời và xử lý nhanh chóng. Thông thường, bác sĩ sẽ kê thuốc vệ sinh, sát khuẩn khu vực thực quản, đồng thời cho bệnh nhân uống thuốc kháng viêm, kèm theo bổ sung vitamin để tăng cường sức khoẻ.

Tuy nhiên, mỗi bệnh nhân sẽ cần được xây dựng một phác đồ điều trị cá thể hoá riêng biệt để tối ưu hoá kết quả điều trị. Vì thế, khi phát hiện ra dấu hiệu của hội chứng trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.

Bằng thay đổi chế độ ăn uống

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản như thế nào?
Nguồn: Public Domain Pictures

Nhiều bác sĩ khuyến khích sự thay đổi trong chế độ ăn uống hơn sử dụng thuốc, bởi vì việc thay đổi chế độ ăn lành mạnh là một bước tiến vừa có tác dụng lâu dài, vừa có ảnh hưởng đến tổng thể sức khoẻ chung của người bệnh chứ không chỉ mỗi khu vực thực quản-dạ dày.

Dưới đây là một số lưu ý trong thói quen ăn uống bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản cần biết:

  • Ăn thành nhiều bữa nhỏ để giảm áp lực lên dạ dày

  • Lựa chọn thực phẩm dễ tiêu, có tính kiềm như tinh bột và đạm

  • Tránh ăn đồ có tính axit cao như đồ cay, đồ chua, gây viêm loét niêm mạc dạ dày

  • Không dùng chất kích thích và thức uống có cồn

  • Đặc biệt: Cai thuốc lá hoàn toàn

  • Không nằm ngay sau khi ăn

Hãy áp dụng những lời khuyên từ chuyên gia WeCare 247 để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày nhanh chóng và giảm thiểu tác động tiêu cực của bệnh cho sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần nhé.

Theo dõi fanpage WeCare 247 để thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất về bí kíp chăm sóc sức khoẻ cá nhân tại nhà hiệu quả.

Bài viết có tham khảo thông tin từ website của Bệnh viện đa khoa MEDLATEC và Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Đánh giá bài viết

5/5 - (8 votes)

Bài viết khác

wecare247
CHĂM SÓC VIÊN WECARE SẴN SÀNG HỖ TRỢ BỆNH NHÂN DỊP TẾT 2025
Dinh Dưỡng Cho Sức Khỏe Gia Đình: Vì Sao Phụ Nữ Trong Độ Tuổi 20-30 Nên Ăn Chuối?
Dinh Dưỡng Cho Sức Khỏe Gia Đình: Vì Sao Phụ Nữ Trong Độ Tuổi 20-30 Nên Ăn Chuối?
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Tại Nhà: 5 Loại Thuốc Kháng Sinh Phổ Biến Bạn Nên Biết
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Tại Nhà: 5 Loại Thuốc Kháng Sinh Phổ Biến Bạn Nên Biết
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments