Hướng Dẫn Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình: Cách Đọc Các Chỉ Số Dinh Dưỡng Trên Bao Bì Thực Phẩm

Trong cuộc sống hiện đại, việc lựa chọn thực phẩm an toàn và bổ dưỡng là yếu tố quan trọng để chăm sóc sức khỏe gia đình. Tuy nhiên, để đưa ra những lựa chọn thông minh, việc hiểu rõ các chỉ số dinh dưỡng trên bao bì thực phẩm là vô cùng cần thiết. Việc đọc và hiểu đúng các chỉ số dinh dưỡng là bước đầu tiên để xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng khi chăm sóc gia đình.

Hãy cùng WeCare 247 tìm hiểu cách đọc chỉ số dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm để chăm sóc sức khỏe gia đình một cách tốt nhất.

Nhãn ghi chỉ số dinh dưỡng trên bao bì thực phẩm là gì?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tất cả thực phẩm đóng gói bày bán trên thị trường đều bắt buộc phải có nhãn ghi rõ thành phần dưỡng. Đây là bảng thông tin cung cấp các giá trị dinh dưỡng của sản phẩm, giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về thành phần dinh dưỡng của thực phẩm họ định mua.

Đọc chỉ số dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm để chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Trên nhãn này, người tiêu dùng sẽ thấy các thông tin quan trọng như lượng calo, protein, chất béo, carbohydrate, đường, muối, vitamin và khoáng chất có trong một khẩu phần ăn hoặc trong toàn bộ sản phẩm. Những thông tin này giúp người mua dễ dàng so sánh giữa các sản phẩm khác nhau, quản lý chế độ ăn uống và đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho bản thân và người nhà.

Nhãn dinh dưỡng là công cụ hữu ích để xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và giúp bạn lựa chọn cách chăm sóc sức khỏe gia đình phù hợp. Đặc biệt là đối với những đối tượng có nhu cầu dinh dưỡng cần được kiểm soát như trẻ em, người cao tuổi hay người mắc bệnh mạn tính.

Cẩm nang sức khỏe gia đình: Cách đọc nhãn dinh dưỡng trên bao bì thực phẩm

1. Khẩu phần ăn

Biết cách đọc khẩu phần ăn trên nhãn bao bì thực phẩm là bước quan trọng giúp bạn hiểu rõ lượng dinh dưỡng mà gia đình sẽ tiêu thụ từ thực phẩm. Thông thường, nhãn dinh dưỡng sẽ ghi rõ cả 2 thông tin về khẩu phần chuẩn và số khẩu phần trong mỗi gói thực phẩm, đồng thời được chuẩn hóa về cùng một đơn vị tính như: gram, mililit, miếng,….

1.1 Khẩu phần ăn – Serving Size

Trên nhãn bao bì, khẩu phần ăn được ghi rõ để bạn biết lượng thực phẩm mà các thông tin dinh dưỡng bên dưới áp dụng. Ví dụ, nếu khẩu phần ăn là 1 cốc (250 ml) và bạn ăn hoặc uống 2 cốc, bạn sẽ cần nhân đôi các chỉ số dinh dưỡng được liệt kê.

Đọc chỉ số dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm để chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Báo Người Lao Động

1.2 Số lượng khẩu phần trong một gói – Servings Per Container

Nhãn dinh dưỡng cũng ghi rõ số lượng khẩu phần trong một gói hoặc sản phẩm. Điều này giúp xác định tổng lượng thực phẩm có trong gói và so sánh với lượng thực phẩm bạn dự định tiêu thụ.

Hiểu rõ khẩu phần ăn giúp điều chỉnh lượng tiêu thụ phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng từng cá nhân trong gia đình, từ đó duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và chăm sóc tốt sức khỏe gia đình.

2. Lượng calo

Theo quy chuẩn của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thông tin về calo trên nhãn dinh dưỡng thường phải ở dạng chữ lớn và bôi đậm để người tiêu dùng có thể dễ dàng xác định ngay từ đầu.

Chỉ số calo được tính dựa trên lượng thực phẩm tương ứng với khẩu phần ăn chuẩn và cũng được ghi rõ ngay bên dưới khẩu phần ăn trên nhãn dinh dưỡng. Ví dụ, nếu nhãn ghi rằng một khẩu phần cung cấp 200 calo và khi ăn hai khẩu phần, bạn sẽ tiêu thụ 400 calo.

Đọc chỉ số dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm để chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Thư Viện Pháp Luật

Lưu ý khi chăm sóc sức khỏe gia đình, cần cẩn trọng xem xét tổng số calo trong gói nếu đang có dự định tiêu thụ toàn bộ sản phẩm. Hãy nhân số calo trên nhãn với số khẩu phần trong gói để biết tổng số calo sẽ tiêu thụ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những sản phẩm có nhiều hơn một khẩu phần.

Đồng thời, để có cách chăm sóc sức khỏe gia đình tốt hơn, hãy so sánh lượng calo tiêu thụ với nhu cầu năng lượng hàng ngày của từng thành viên trong gia đình. Nhu cầu này thường phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, mức độ hoạt động và mục tiêu sức khỏe.

3. Phần trăm giá trị dinh dưỡng hằng ngày

Phần trăm giá trị dinh dưỡng hằng ngày Daily Value (%DV) trên nhãn bao bì thực phẩm là một thông tin hữu ích giúp đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của một khẩu phần ăn đối với chế độ ăn uống hàng ngày và thường được thể hiện ở phần dưới cùng của nhãn chỉ số dinh dưỡng.

Đây là con số cho biết khẩu phần ăn đó cung cấp bao nhiêu phần trăm của một dưỡng chất nhất định so với nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày của một người trưởng thành (2.000 calo).

Hiểu ý nghĩa của %DV:

  • Thấp hơn 5%: Đây được coi là mức thấp cho một dưỡng chất. Nếu bạn đang cố gắng giảm lượng tiêu thụ của một chất nào đó (ví dụ như chất béo bão hòa, cholesterol hoặc muối), hãy chọn những thực phẩm có %DV các chất này thấp.
  • Cao hơn 20%: Đây được xem là mức cao cho một dưỡng chất. Nếu bạn muốn tăng cường lượng tiêu thụ của một chất nào đó (như chất xơ, vitamin, khoáng chất), hãy tìm những thực phẩm có %DV các thành phần này cao.
Đọc chỉ số dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm để chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Bằng cách hiểu về phần trăm giá trị dinh dưỡng hàng ngày, bạn có thể quản lý chế độ ăn uống và chăm sóc sức khỏe gia đình một cách hiệu quả hơn, đảm bảo rằng các thành viên trong gia đình nhận đủ các dưỡng chất cần thiết và không tiêu thụ quá mức các chất có thể gây hại cho sức khỏe.

4. Các chất cần hạn chế

Các chất cần hạn chế thường được liệt kê đầu tiên trong phần dinh dưỡng trên nhãn và thường được thể hiện trong khung màu vàng. Những chất này bao gồm:

  • Chất béo bão hòa (Saturated Fat): Gây tăng mức cholesterol xấu (LDL) trong máu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Chất béo chuyển hóa (Trans Fat): Tăng nguy cơ mắc bệnh tim và các vấn đề sức khỏe khác. Nên tránh hoặc hạn chế chất này càng nhiều càng tốt.
  • Cholesterol: Dù cơ thể cần một lượng cholesterol nhất định, nhưng tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến các vấn đề về tim mạch.
  • Natri (Muối): Tiêu thụ quá nhiều natri có thể dẫn đến tăng huyết áp và các vấn đề liên quan đến tim mạch.

Bằng cách đọc và hiểu các chỉ số này, bạn có thể kiểm soát lượng tiêu thụ các chất có thể gây hại cho sức khỏe gia đình và từ đó duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh để chăm sóc gia đình tốt hơn.

Cẩm nang sức khỏe gia đình: Lưu ý khi đọc chỉ số dinh dưỡng trên bao bì thực phẩm

Khi đọc chỉ số dinh dưỡng trên bao bì thực phẩm, có một số lưu ý quan trọng giúp bạn hiểu rõ hơn về thực phẩm và đưa ra những lựa chọn phù hợp trong cách chăm sóc sức khỏe gia đình

  • Cần xác định rõ khẩu phần ăn để tính toán được giá trị của các thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm.
  • Hãy so sánh với nhu cầu calo từng cá nhân để duy trì năng lượng hoặc đạt được mục tiêu sức khỏe, không phải bắt buộc là 2000 calo/ngày.
  • Ưu tiên chú ý đến phần trăm giá trị dinh dưỡng hàng ngày, vì đây là chỉ số cần thiết giúp tính toán hàm lượng của các chất cần hạn chế như chất béo bão hòa, cholesterol và natri.
  • Danh sách thành phần cho biết các nguyên liệu được sử dụng để làm ra sản phẩm, xếp theo thứ tự từ nhiều đến ít. Nếu đường, muối, hoặc chất béo nằm ở đầu danh sách, sản phẩm đó có thể chứa nhiều các chất này.
  • Một số sản phẩm có thể chứa chất phụ gia hoặc bảo quản mà bạn cần phải lưu ý, đặc biệt nếu bạn có dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần.
  • Lưu ý đến ngày sản xuất và hạn sử dụng của thực phẩm.
Đọc chỉ số dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm để chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Hàm lượng các chất dinh dưỡng khuyến nghị tiêu thụ hằng ngày khi chăm sóc sức khỏe gia đình

Hàm lượng các chất dinh dưỡng khuyến nghị tiêu thụ hằng ngày có thể khác nhau tùy thuộc vào từng cá nhân trong gia đình. Dưới đây là bảng dinh dưỡng khuyến nghị cơ bản cho người trưởng thành theo hướng dẫn của các tổ chức dinh dưỡng:

Chất dinh dưỡngHàm lượng khuyến nghị
Năng lượng (Calo)– Nam: Khoảng 2.000 – 3.000 calo/ngày.- Nữ: Khoảng 1.800 – 2.400 calo/ngày.
ProteinKhoảng 50-60 gram/ngày (10-35% tổng lượng calo)
Chất béo– Chất béo bão hòa: Nên hạn chế dưới 10% tổng lượng calo (khoảng 20 gram/ngày).- Chất béo chuyển hóa: Nên tránh hoàn toàn.
CarbohydrateKhoảng 225-325 gram/ngày (45-65% tổng lượng calo)
Chất xơ– Nam: Khoảng 38 gram/ngày.- Nữ: Khoảng 25 gram/ngày.
Vitamin– Vitamin C: Khoảng 75 mg/ngày (nữ) và 90 mg/ngày (nam).- Vitamin D: Khoảng 600 IU/ngày, tăng lên 800 IU/ngày đối với người trên 70 tuổi.- Vitamin A: Khoảng 900 mcg/ngày (nam) và 700 mcg/ngày (nữ).
NatriNên hạn chế dưới 2.300 mg/ngày (hoặc 1.500 mg/ngày đối với người cao huyết áp, người trên 50 tuổi và người mắc bệnh mạn tính).

Những khuyến nghị này là cơ sở để xây dựng chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh khi chăm sóc sức khỏe gia đình.

Đọc thêm:

Việc đọc và hiểu các chỉ số dinh dưỡng trên bao bì thực phẩm không chỉ giúp gia đình lựa chọn những sản phẩm tốt cho sức khỏe mà còn hỗ trợ trong việc duy trì một chế độ ăn uống cân bằng và hợp lý cho cả gia đình.

Đọc chỉ số dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm để chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Hy vọng qua bài viết này, WeCare 247 đã cung cấp những thông tin giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về lượng calo, chất béo, đường, protein và các vitamin, khoáng chất có trong thực phẩm. Bằng cách áp dụng những kiến thức này vào việc chăm sóc sức khỏe gia đình hàng ngày, bạn có thể đảm bảo rằng cả gia đình đều nhận được dinh dưỡng đầy đủ và giảm thiểu nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe liên quan đến chế độ ăn uống. 

Hãy theo dõi WeCare 247 để luôn cập nhật sớm những thông tin bổ ích giúp chăm sóc gia đình!

Bài viết có sử dụng thông tin từ website của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Đánh giá bài viết

5/5 - (8 votes)

Bài viết khác

Hướng Dẫn Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Người Bệnh Tăng Huyết Áp: 8 Quan Điểm Sai Lầm Phổ Biến
Hướng Dẫn Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Người Bệnh Tăng Huyết Áp: 8 Quan Điểm Sai Lầm Phổ Biến
Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: Cách Phòng Tránh Dậy Thì Sớm Ở Trẻ Nhỏ
Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: Cách Phòng Tránh Dậy Thì Sớm Ở Trẻ Nhỏ - Top 5 Thực Phẩm Cần Hạn Chế
10 thực phẩm giúp chăm sóc người bệnh tăng huyết áp
Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Người Bệnh Tăng Huyết Áp: Top 10 Thực Phẩm Nên Có Trong Thực Đơn Hàng Ngày
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments