Tìm Hiểu Về Nhiệt Kế: Công Cụ Chăm Sóc Người Bệnh Tại Nhà

Trong quá trình chăm sóc người bệnh tại nhà, việc đo và theo dõi chỉ số nhiệt độ cơ thể là một trong những bước quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, liệu bạn đã hiểu rõ tính chất, ưu-nhược điểm của từng loại nhiệt kế để chọn ra loại phù hợp nhất với nhu cầu chưa? 

Cùng tìm hiểu về ba loại nhiệt kế phổ biến trên thị trường: nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt kế hồng ngoại, và nhiệt kế điện tử qua bài viết dưới đây.

Nhiệt kế thuỷ ngân – Lựa chọn phổ biến và giá thành thấp

Tổng quan

Nhiệt kế thuỷ ngân là loại nhiệt kế lâu đời và được sử dụng phổ biến nhất tại nhà riêng và cả bệnh viện. 

Nhiệt kế thuỷ ngân hoạt động với cơ chế: cho đầu kim loại của nhiệt kế tiếp xúc với da bệnh nhân. Dựa vào nhiệt độ ở phần da tiếp xúc, cột thuỷ ngân sẽ chảy tới mức nhiệt độ tương ứng.

Đây là loại nhiệt kế rẻ, dễ mua, được dùng phổ biến trong chăm sóc người bệnh tại nhà tuy nhiên cũng tồn tại nhiều nhược điểm như dễ vỡ, khó xử lý nếu thuỷ ngân bị chảy ra ngoài, thời gian đo lâu và quy trình đo yêu cầu sự tỉ mỉ.

Nhiệt kế thuỷ ngân | Nguồn: Wallpaperflare

Ưu – Nhược điểm của nhiệt kế thuỷ ngân

Ưu điểm

  • Giá thành rẻ
  • Dễ mua, có bán ở tất cả các nhà thuốc và cửa hàng tiện lợi
  • Không phụ thuộc vào pin, có thể thực hiện ở bất cứ đâu

Nhược điểm

  • Cần phải bảo quản thật cẩn thận vì nhiệt kế làm bằng thuỷ tinh dễ vỡ
  • Rất khó xử lý phần thuỷ ngân trong nhiệt kế nếu vô tình làm vỡ
  • Cần đợi khoảng 5 phút sau khi kẹp vào da mới có kết quả
  • Dễ bị sai số (do: trước khi đo không cho mức thuỷ ngân về vạch tiêu chuẩn; đầu nhiệt kế không chạm vào nách mà chỉ có phần vỏ nhiệt kế chạm; v.v)

Nhiệt kế hồng ngoại – Lựa chọn tối ưu khi trong chăm sóc người bệnh tại nhà

Tổng quan

Nhiệt kế hồng ngoại ngày càng được sử dụng phổ biến vì khả năng trả kết quả nhanh và độ an toàn, tiện lợi khi bảo quản của nó. Thông thường, chỉ mất 3 giây để có kết quả đo nhiệt độ nếu sử dụng nhiệt kế hồng ngoại, thay vì 3-5 phút như nhiệt kế thuỷ ngân.

Nhiệt kế hồng ngoại được dùng để đo nhiệt độ tại tai và trán. Những gia đình có trẻ nhỏ trên 6 tháng tuổi được khuyên dùng nhiệt kế hồng ngoại vì thiết bị không gây khó chịu, không cần chờ lâu – rất phù hợp với bản tính hiếu động, khó ngồi yên của trẻ.

Tuy nhiên, không nên dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi vì thiết bị có thể phát ra các tia hồng ngoại gây hại cho sự phát triển của trẻ.

Nhiệt kế hồng ngoại | Nguồn: Pixahive

Ưu – Nhược điểm của nhiệt kế hồng ngoại

Ưu điểm

  • Phù hợp để đo cho trẻ nhỏ trên 6 tháng tuổi
  • Không gây khó chịu lên cơ thể
  • Không cần chờ lâu (khoảng 3 giây là có kết quả)
  • Quy trình đơn giản, dễ thực hiện
  • Độ chính xác cao

Nhược điểm

  • Giá thành cao
  • Không nên dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi vì tia hồng ngoại có thể gây hại

Nhiệt kế điện tử – Thiết bị phổ biến trong nhiều hộ gia đình

Tổng quan

Nhanh, rẻ, dễ bảo quản – nhiệt kế điện tử hiện đang là một thiết bị đo nhiệt độ rất được ưa chuộng tại các hộ gia đình trong quá trình chăm sóc người bệnh tại nhà. Hoạt động trên cơ chế cảm ứng nhiệt tại các vùng tiếp xúc với đầu nhiệt kế, thiết bị này được đánh giá là có độ chính xác khá cao và dễ thực hiện.

Thông thường, nhiệt kế điện tử được sử dụng để đo nhiệt độ tại vùng nách. Quy trình thực hiện sẽ tương tự như với nhiệt kế thuỷ ngân: kẹp nhiệt kế vào nách sao cho phần đầu thiết bị chạm vào da. Sau 1-2 phút, máy sẽ phát ra tiếng “bíp-bíp-bíp”, báo hiệu đã có kết quả.

Đồng thời, ngoài nách, người dùng có thể sử dụng nhiệt kế điện tử để đo nhiệt độ tại miệng và hậu môn.

Nhiệt kế điện tử | Nguồn: Pxfuel

Ưu – Nhược điểm của nhiệt kế điện tử

Ưu điểm

  • Thời gian trả kết quả ngắn (1-2 phút)
  • Độ chính xác cao
  • Dễ thực hiện và bảo quản
  • Có tín hiệu phát ra khi có kết quả

Nhược điểm

  • Khó sử dụng cho trẻ nhỏ vì phải kẹp vào cơ thể và chờ đợi
  • Không sử dụng được nếu hết pin

Trên đây là một vài thông tin cơ bản về các loại nhiệt kế phổ biến trên thị trường hiện nay. Giữa ba phân loại trên, đâu là loại phù hợp nhất với gia đình bạn? Hãy dựa theo hướng dẫn của chúng tôi để có lựa chọn tốt nhất nhé.

Theo dõi WeCare247 để thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất về chăm sóc người bệnh tại nhà.

 

Đánh giá bài viết

5/5 - (3 votes)

Bài viết khác

Cách Chăm Sóc Người Bệnh Gút: Dấu Hiệu Nhận Biết & Các Giai Đoạn Của Bệnh
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Gút: Dấu Hiệu Nhận Biết & Các Giai Đoạn Của Bệnh
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Tâm Thần: Nên Và Không Nên Làm Gì?
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Tâm Thần: Nên Và Không Nên Làm Gì?
Giải Pháp Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Ăn Gì Chữa Mất Ngủ?
Giải Pháp Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Ăn Gì Chữa Mất Ngủ?
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments