Vi Khuẩn HP Ảnh Hưởng Sức Khỏe Gia Đình Bạn Nhiều Thế Nào?

Ung thư là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe gia đình, nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư hằng ngày len lỏi trong cuộc sống của chúng ta, từ thói quen sinh hoạt cho đến việc sử dụng thực phẩm và nguy cơ nhiễm khuẩn.

Trên toàn thế giới, nhiễm trùng có liên quan đến 15 – 20% các ca bệnh ung thư, trong đó bao gồm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), được biết đến là một loại vi khuẩn chuyên tấn công dạ dày và làm tăng nguy cơ ung thư tại cơ quan này.

Vi khuẩn HP là gì?

Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là một loại xoắn khuẩn sinh trưởng trong lớp chất nhầy bao phủ bề mặt niêm mạc dạ dày và có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe gia đình, bao gồm viêm loét dạ dày và tá tràng.

Chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Có khoảng 2/3 dân số thế giới nhiễm HP. Trong đó, tỷ lệ nhiễm ở các nước đang phát triển cao hơn nhiều so với ở các nước phát triển. Tại Việt Nam, hơn 70% người trưởng thành bị nhiễm vi khuẩn HP.

Nhiễm khuẩn HP nguy hiểm thế nào đối với sức khỏe gia đình?

Hãy bổ sung ngay vào cẩm nang sức khỏe gia đình những bệnh thường gặp khi nhiễm HP để sớm nhận biết và được điều trị đúng cách:

1. Viêm cấp tính và mạn tính niêm mạc dạ dày, tá tràng

HP có khả năng gây ra viêm dạ dày cấp tính và mạn tính, làm tổn thương niêm mạc dạ dày và dẫn đến các triệu chứng như đau bụng, khó tiêu và buồn nôn.

Vi khuẩn này còn là nguyên nhân chính gây ra loét dạ dày và tá tràng. Loét dạ dày là các vết loét mở trên niêm mạc dạ dày, trong khi loét tá tràng xảy ra ở phần đầu của ruột non.

Chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

2. Chứng khó tiêu

Đau, nóng rát, đầy bụng vùng thượng vị, ăn nhanh no; các triệu chứng này thường sẽ giảm sau khi ăn khoảng 30 phút đến 2 giờ.

3. Ung thư

  • Ung thư dạ dày: Nhiễm HP là một yếu tố nguy cơ hàng đầu cho ung thư dạ dày. 
  • Lymphoma MALT (Mucosa-Associated Lymphoid Tissue): Đây là một loại ung thư khác của dạ dày liên quan đến nhiễm HP. Loại ung thư này phát triển từ các tế bào lympho B trong niêm mạc dạ dày.

Cẩm nang sức khỏe gia đình – Mối liên hệ giữa HP và nguy cơ ung thư dạ dày

HP đã được nghiên cứu chứng minh là nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày và ảnh hưởng sức khỏe gia đình. HP gây ung thư dạ dày qua cơ chế làm viêm mạn tính lớp niêm mạc dạ dày, quá trình viêm nhiễm lâu dài sẽ làm biến đổi tế bào thành ác tính.

Tuy nhiên hơn 80% người nhiễm khuẩn HP không có triệu chứng cũng như không có biến chứng. Trong suốt cả cuộc đời của một người có nhiễm HP mà không điều trị, khoảng 10 – 20% có khả năng bị loét dạ dày, tá tràng và 1 – 2% có khả năng bị ung thư dạ dày.

Chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Do đó thăm khám sức khỏe định kỳ là cách chăm sóc sức khỏe gia đình hiệu quả, việc chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

Làm sao để phát hiện được vi khuẩn HP để bảo vệ sức khỏe gia đình?

1. Đường lây nhiễm

Vi khuẩn HP lây nhiễm chủ yếu qua các con đường sau:

1.1 Đường miệng-miệng

  • Tiếp xúc trực tiếp: Vi khuẩn có thể lây nhiễm qua nước bọt khi tiếp xúc trực tiếp như hôn môi.
  • Dùng chung đồ dùng ăn uống: Sử dụng chung các vật dụng như thìa, đũa, ly, và các dụng cụ ăn uống khác với người nhiễm HP cũng có thể dẫn đến lây nhiễm.
Chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

1.2 Đường phân-miệng

  • Thức ăn và nước uống bị ô nhiễm: Ăn uống thực phẩm hoặc nước uống bị ô nhiễm bởi phân có chứa vi khuẩn HP. Điều này thường xảy ra ở những khu vực có điều kiện vệ sinh kém và thiếu nước sạch.
  • Vệ sinh cá nhân kém: Không rửa tay kỹ sau khi đi vệ sinh có thể dẫn đến vi khuẩn HP dính vào tay và sau đó lây nhiễm qua thức ăn hoặc đồ vật khi ăn uống.

1.3 Đường dạ dày-miệng

Vi khuẩn HP có thể lây nhiễm qua dịch nôn của người nhiễm. Khi một người nhiễm HP nôn mửa, vi khuẩn có thể lẫn vào nước bọt và các chất khác, dẫn đến lây nhiễm cho người khác khi tiếp xúc với các chất này.

1.4 Các yếu tố nguy cơ khác

  • Môi trường sống: Sống trong những khu vực đông đúc, điều kiện vệ sinh kém, và thiếu nước sạch có thể tăng nguy cơ nhiễm HP.
  • Tiếp xúc gia đình: Nếu một thành viên trong gia đình bị nhiễm HP, khả năng lây nhiễm cho các thành viên khác trong gia đình cũng tăng cao do sự tiếp xúc gần gũi và dùng chung các vật dụng.

Hiểu rõ các con đường lây nhiễm của vi khuẩn HP để thực hiện các cách chăm sóc sức khỏe gia đình phù hợp, giúp giảm nguy cơ nhiễm HP và các biến chứng liên quan.

2. Tầm soát và điều trị HP

Việc tầm soát HP là việc rất cần thiết và có giá trị lớn đối với sức khỏe gia đình trong phát hiện và điều trị sớm các vấn đề sức khỏe tiêu hóa, đặc biệt là ung thư dạ dày.

Các bác sĩ khuyên bạn và gia đình nên tầm soát để phát hiện và điều trị nhiễm HP nếu:

  • Đang có tình trạng viêm loét dạ dày hoặc tá tràng.
  • Rối loạn tiêu hóa như: khó chịu, cảm giác nóng rát hoặc đau vùng thượng vị trong hoặc sau khi ăn.
  • Dùng thuốc giảm đau lâu ngày
  • Gia đình có tiền sử ung thư dạ dày
Chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Một số xét nghiệm được thực hiện nhằm phát hiện vi khuẩn HP:

  • Xét nghiệm máu tìm kháng thể chống HP
  • Xét nghiệm hơi thở
  • Xét nghiệm phân
  • Nội soi dạ dày thực hiện clo test

Lý do HP khó điều trị khỏi khi chăm sóc sức khỏe gia đình

Một số lý do khiến HP khó điều trị dứt điểm và dễ tái lại ảnh hưởng sức khỏe gia đình:

  • Người bệnh không tuân thủ đúng chỉ định sử dụng thuốc từ bác sĩ do sợ tác dụng phụ của kháng sinh hoặc sợ phải uống số lượng thuốc quá nhiều.
  • Vi khuẩn HP đề kháng với các kháng sinh đang sử dụng do việc lạm dụng và sử dụng tùy tiện kháng sinh.
  • Axit trong dạ dày quá nhiều làm cho kháng sinh bị phá hủy, hoặc mất tác dụng. Quá trình chuyển hóa ở gan khiến các thuốc ức chế tiết axit bị giảm tác dụng.
Chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Cẩm nang sức khỏe gia đình – Lời khuyên từ chuyên gia giúp ngừa HP

1. Cách phòng ngừa nhiễm HP để bảo vệ sức khỏe gia đình

  • Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên và kỹ càng bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
  • Ăn chín, uống sạch, đảm bảo ăn uống thực phẩm đã được nấu chín và sử dụng nước sạch.
  • Tránh dùng chung đồ dùng ăn uống, sử dụng riêng các vật dụng ăn uống cá nhân và không dùng chung với người khác.
  • Đảm bảo nhà cửa và môi trường sống sạch sẽ, đặc biệt là khu vực bếp và nhà vệ sinh.
  • Không nên sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc.
  • Khi có bất thường ở dạ dày, nên đến khám sớm tại các cơ sở y tế.

2. Làm thế nào sống chung khỏe mạnh khi đã nhiễm HP?

Sống chung với vi khuẩn HP đòi hỏi sự chú ý đến sức khỏe tổng quát và thực hiện các biện pháp cụ thể để giảm nguy cơ biến chứng. Dưới đây là một số lời khuyên để sống khỏe mạnh khi đã nhiễm HP mà bạn có thể áp dụng để chăm sóc sức khỏe gia đình:

2.1. Điều trị và theo dõi y tế

Người bệnh cần tuân thủ và hoàn thành đầy đủ liệu trình điều trị bằng kháng sinh và thuốc giảm axit dạ dày do bác sĩ kê đơn. Điều này giúp tiêu diệt vi khuẩn HP và giảm triệu chứng.

Đồng thời, theo dõi tình trạng sức khỏe qua các buổi tái khám định kỳ để đảm bảo rằng vi khuẩn đã bị loại bỏ hoàn toàn và không có biến chứng phát sinh.

2.2. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để chăm sóc sức khỏe gia đình

Người bệnh HP nên ăn nhiều trái cây, rau quả, và ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ, và thức ăn cay nóng.

Chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Tránh thực phẩm gây kích thích như: caffeine, rượu, và thực phẩm có tính axit cao như cam, chanh, và cà chua để giảm kích ứng dạ dày.

Người bệnh nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ba bữa lớn để giảm áp lực lên dạ dày.

2.3. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt

  • Không hút thuốc: Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày và các biến chứng khác.
  • Hạn chế rượu bia: Uống rượu bia có thể gây kích ứng và làm hỏng niêm mạc dạ dày.
  • Giảm stress: Tìm cách thư giãn và quản lý stress hiệu quả, chẳng hạn như qua thiền, yoga, hoặc các hoạt động giải trí.

2.4. Tham khảo với bác sĩ về các biện pháp phòng ngừa

Thực hiện khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe gia đình. Nếu bạn bị nhiễm HP, nên khuyến khích các thành viên trong gia đình đi khám để phát hiện và điều trị sớm nếu cần thiết.

Chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

2.5. Hiểu biết về bệnh và chăm sóc sức khỏe gia đình

Hiểu rõ về bệnh lý và các triệu chứng có thể gặp phải để chăm sóc tốt sức khỏe gia đình và biết khi nào cần tìm kiếm sự hỗ trợ y tế.

Nếu người nhiễm HP xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như đau bụng dữ dội, nôn mửa, hoặc chảy máu tiêu hóa, cần đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Bằng cách tuân thủ các hướng dẫn trên và thực hiện một lối sống lành mạnh, bạn hoàn toàn có thể sống chung khỏe mạnh với vi khuẩn HP và giảm nguy cơ các biến chứng tiềm ẩn.

Đọc thêm:

Hy vọng với bài viết trên WeCare 247 đã giúp bạn và gia đình có cái nhìn tổng quan hơn về loại vi khuẩn tấn công dạ dày này. Qua đó, khi nhiễm HP, người bệnh không nên lo lắng quá mức. Mặc dù vi khuẩn HP là một mối đe dọa sức khỏe gia đình khi có mối liên hệ với ung thư, nhưng có thể được quản lý và điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm và tuân thủ đúng các biện pháp điều trị.

Để có thêm những thông tin và kiến thức sức khỏe bổ ích, bạn đọc hãy nhấn theo dõi Fanpage Facebook WeCare 247!

Bài viết có tham khảo thông tin từ website của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

 

 

Đánh giá bài viết

5/5 - (8 votes)

Bài viết khác

Cải thiện đau đầu khi chăm sóc sức khỏe gia đình
Cẩm Nang Cải Thiện Sức Khỏe Gia Đình: Hay Đau Đầu Nên Bổ Sung Dưỡng Chất Gì?
Phòng ngừa bệnh xơ cứng động mạch khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Lưu Ý Khi Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Không Nên Chủ Quan Với Bệnh Xơ Cứng Động Mạch
Cách chăm sóc người bệnh nằm một chỗ
Cẩm Nang Cách Chăm Sóc Người Bệnh Nằm Một Chỗ Thời Gian Dài
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments