Khám Sức Khoẻ Tổng Quát: Những Điều Cần Lưu Ý

Nhu cầu khám sức khoẻ tổng quát định kỳ, tầm soát chuyên sâu và tìm kiếm giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện​ ngày càng được nhiều người quan tâm.

Đây là một bước chuyển biến tư duy tích cực trong xã hội chúng ta.

Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu những bước đi kèm khi khám sức khoẻ tổng quát, lợi ích nhận được và cùng chúng tôi giải đáp một số câu hỏi phổ biến nhất nhé.

Khám sức khoẻ tổng quát bao gồm những bước gì?

Nguồn: Pxhere

Khám sức khoẻ tổng quát là dịch vụ kiểm tra sức khoẻ toàn diện mọi cơ quan trong cơ thể, từ nội khoa đến ngoại khoa, từ lâm sàng đến cận lâm sàng.

Thông thường, một gói khám sức khoẻ tổng quát sẽ bao gồm những phần cơ bản như: khám lâm sàng tổng quát, tư vấn chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp (nếu cần), xét nghiệm tổng quát các chỉ số, chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng các cơ quan.

Những thông tin này là vừa đủ để người khám có cái nhìn tổng quát về tình trạng hoạt động của tất cả các cơ quan trong cơ thể và lên giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện hơn.

Theo Thông tư Thông tư 14/2012/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành về Hướng dẫn khám sức khỏe, một gói khám sẽ bao gồm các dịch vụ sau:

1. Khám lâm sàng

  • Kiểm tra thể lực: Đo chiều cao, cân nặng, huyết áp, mạch đập

  • Khám nội tổng quát: Đánh giá hoạt động của hệ tim mạch, hệ tiêu hoá, bài tiết, xương khớp, v.v

  • Khám chuyên khoa Tai Mũi Họng, Mắt, Da Liễu, Răng Hàm Mặt, Phụ khoa/ Nam khoa.

Tại mỗi bước khám, bác sĩ sẽ quan sát chỉ số và đưa ra những lời khuyên về những điều cần cải thiện cho bệnh nhân, để từ đó họ sẽ tự đưa ra giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện hơn.

2. Khám cận lâm sàng 

Sau khi hoàn thành bước khám sức khoẻ lâm sàng, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn thực hiện kiểm tra cận lâm sàng với những bước cơ bản gồm:

  • Xét nghiệm máu tổng phân tích 18 hoặc 22 thông số (tuỳ phòng khám và gói khám)

Với xét nghiệm máu, bệnh nhân sẽ được phân tích công thức máu và xác định tỷ lệ thành phần có trong máu, từ đó chẩn đoán nguy cơ mắc các bệnh như thiếu máu, đông máu, men gan cao, tiểu đường, viêm gan, v.v

  • Xét nghiệm nước tiểu 10 chỉ số

Với việc phân tích 10 chỉ số liên quan tới nước tiểu như LEU (bạch cầu), độ pH, BLD (hồng cầu), PRO (đạm), v.v bác sĩ sẽ có thể chẩn đoán tình trạng sức khoẻ của thận và hệ tiết niệu, từ đó dự đoán sớm nguy cơ mắc bệnh lý liên quan.

  • Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang lồng ngực và siêu âm ổ bụng

  • Thăm dò chức năng: Siêu âm tuyến tiền liệt (với nam); siêu âm tuyến vú, tử cung, xét nghiệm cổ tử cung (với nữ)

Chăm sóc sức khoẻ toàn diện
Nguồn: Rawpixel

Các danh mục khám sức khỏe tổng quát sẽ thay đổi linh hoạt dựa theo tài chính, giới tính, tuổi tác và tình trạng hôn nhân (với phụ nữ).

Với phụ nữ chưa có gia đình, số lượng kiểm tra phụ khoa cần thực hiện sẽ ít và đơn giản hơn với người đã có gia đình.

Tình trạng tương tự xảy ra ở các lứa tuổi khác nhau. Thông thường các phòng khám sẽ chia ra các gói thăm khám cho người dưới 60 và trên 60, với người trên 60 tuổi sẽ cần thực hiện chẩn đoán chuyên sâu hơn với thời lượng tầm soát lâu hơn.

Vì sao cần đi khám sức khoẻ tổng quát thường xuyên?

1. Phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm

Một trong những quan điểm sai lầm nhất mà rất nhiều người mắc phải chính là “bao giờ thấy có dấu hiệu bất thường mới đi khám bệnh”.

Những căn bệnh nguy hiểm như ung thư, u ác tính, máu trắng, đột quỵ, thường không biểu hiện rõ triệu chứng ở những giai đoạn đầu tiên. Khi cơ thể đã bộc lộ dấu hiệu bệnh thì đồng nghĩa, người bệnh đã đến những giai đoạn cuối cùng và rất khó chữa trị dứt điểm.

Vì thế, nên đi khám sức khoẻ tổng quát định kỳ để phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh nan y nhé.

>>> Xem thêm: Top 5 quan niệm sức khoẻ sai lầm vô cùng phổ biến hiện nay

2. Cập nhật tình trạng sức khoẻ tổng quát

Nguồn: Rawpixel

Các chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người nên khám sức khoẻ tổng quát 6 tháng/lần để cập nhật tình trạng sức khoẻ cá nhân, từ đó mà tự đưa ra những giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện hơn.

Với khám lâm sàng, người bệnh sẽ nhận thức rõ hơn về tình trạng thể lực, chức năng của các cơ quan trọng yếu như tim mạch, răng hàm mặt, mắt; với cận lâm sàng, ta sẽ đi sâu vào phân tích tình trạng của máu, của hệ bài tiết, chức năng của tim phổi cũng như của hệ sinh dục.

Thấu hiểu rõ hơn về tình trạng của các cơ quan giúp người bệnh giảm lo lắng về tình trạng sức khoẻ và tự tin hơn khi tự chăm sóc sức khoẻ tại nhà, vì giờ đây họ hiểu họ cần gì, muốn gì. 

3. Có thể tự đưa ra giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện

Sau khi hiểu rõ tình trạng cơ thể cũng như biết rõ nguy cơ mắc bệnh trong tương lai, mỗi người sẽ được bác sĩ tư vấn cụ thể những điều cần làm để cải thiện sức khoẻ, ví dụ:

  • Người thừa cân, nhiễm mỡ cần thay đổi khẩu phần ăn
  • Người suy nhược cơ thể cần nghỉ ngơi đúng cách
  • Người mắc tim mạch cần sinh hoạt điều độ, giảm stress, ăn uống đủ chất

Giải pháp chăm sóc sức khoẻ toàn diện: Những câu hỏi thường gặp để khám sức khỏe

Khám sức khoẻ tổng quát ở đâu cho uy tín?

Hiện nay có khá nhiều phòng khám và bệnh viện lớn cung cấp dịch vụ khám sức khỏe tổng quát với danh sách dịch vụ đính kèm đa dạng theo số tiền, lứa tuổi và giới tính.

Người bệnh có thể bắt đầu hành trình nghiên cứu chọn gói khám với các bệnh viện công lập uy tín lâu năm như:

  • Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM
  • Bệnh viện Nhân dân 115
  • Bệnh viện nhân dân Gia Định
  • Bệnh viện Chợ Rẫy

Tuy nhiên, khi khám bệnh tại các bệnh viện lớn, bệnh nhân chắc chắn sẽ phải chờ đợi trong thời gian dài với quy trình thủ tục phức tạp, dài dòng và đôi khi gây khó chịu.

Vì thế, nếu điều kiện kinh tế cho phép, bệnh nhân hoàn toàn có thể cân nhắc lựa chọn gói khám tại các phòng khám tư nhân uy tín, hoạt động lâu năm, đã được đăng ký hoạt động và công nhận bởi Sở Y tế và có nhiều thành tích đáng kể;

Hoặc, chọn gói khám theo yêu cầu chất lượng cao tại các bệnh viện công với mức giá cao hơn thông thường.

>>> Xem danh sách một số bệnh viện lớn và uy tín tại TP. Hồ Chí Minh tại đây

Bệnh viện công thường rất đông nên người đi khám phải chờ đợi lâu. Nguồn: Flickr

Khám sức khoẻ tổng quát tốn bao nhiêu tiền?

Hầu hết các bệnh viện và phòng khám đều công khai mức giá cho gói khám sức khoẻ tổng quát họ đang cung cấp. Người đi khám hoàn toàn có thể nhanh chóng tra cứu giá từ website chính thức hoặc các nền tảng đặt lịch khám như BookingCare.

Giá khám sẽ dao động dựa trên mô hình bệnh viện và số dịch vụ đi kèm. Ví dụ, ở các bệnh viện công, giá có thể dao động từ 1 triệu – 5 triệu đồng, ở phòng khám tư nhân, giá có thể lên đến trên 10 triệu đồng. Với người có nhu cầu tầm soát chuyên sâu, chi phí sẽ tăng hơn nữa.

Nên chuẩn bị gì trước khi khám sức khoẻ?

  • Khám sức khoẻ tổng quát sẽ thường bao gồm xét nghiệm máu, vì thế người đi khám nên nhịn ăn trong vòng ít nhất 8 giờ đồng hồ để kết quả được chuẩn xác nhất.
  • Uống nhiều nước và nhịn tiểu đến khi thực hiện xong siêu âm bụng.
  • Nếu đang có thai hoặc trong kỳ kinh nguyệt, hãy báo trước với bác sĩ để không khám phụ khoa hoặc có quy trình phù hợp hơn.
  • Không chụp X-quang nếu đang mang thai.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ để không ảnh hưởng đến tầm nhìn của bác sĩ khi khám.

Trên đây là một số thông tin cần biết về khám sức khoẻ tổng quát. Bất kể lứa tuổi hay giới tính, mỗi người hãy đi khám sức khoẻ định kỳ mỗi 6 tháng để có giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện nhất.

Theo dõi fanpage WeCare 247 để thường xuyên cập nhật thông tin về chăm sóc sức khoẻ cá nhân, chăm sóc người già, và nhiều hơn nữa.

Bài viết có tham khảo thông tin từ website của Bệnh Viện Đa khoa MEDLATEC và Công ty Cổ phần Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Đánh giá bài viết

5/5 - (4 bình chọn)

Bài viết khác

wecare247
CHĂM SÓC VIÊN WECARE SẴN SÀNG HỖ TRỢ BỆNH NHÂN DỊP TẾT 2025
Dinh Dưỡng Cho Sức Khỏe Gia Đình: Vì Sao Phụ Nữ Trong Độ Tuổi 20-30 Nên Ăn Chuối?
Dinh Dưỡng Cho Sức Khỏe Gia Đình: Vì Sao Phụ Nữ Trong Độ Tuổi 20-30 Nên Ăn Chuối?
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Tại Nhà: 5 Loại Thuốc Kháng Sinh Phổ Biến Bạn Nên Biết
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Tại Nhà: 5 Loại Thuốc Kháng Sinh Phổ Biến Bạn Nên Biết
Theo dõi
Thông báo của
guest
4 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

[…] với người cao tuổi không mắc bệnh mãn tính, việc thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ 1-2 lần mỗi năm là quan trọng. Các xét nghiệm như mỡ máu, tiểu đường, và đo […]

[…] đề. Nhận thấy những tín hiệu bất thường từ cơ thể là lúc chúng ta cần khám sức khỏe tổng quát để kịp thời phát hiện bệnh lý, đồng thời kết hợp các phương pháp chăm […]

[…] kinh, mắt, thận, tim mạch, biến chứng bàn chân. Người bệnh cần thường xuyên khám tổng quát định kỳ, điều chỉnh chế độ ăn uống, tập thể dục và kiểm soát cân nặng phù hợp […]

[…] Kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ để theo dõi sức khỏe tim mạch, mật độ xương và các nguy cơ sức khỏe khác, […]