Những Điều Bạn Cần Biết Khi Chăm Sóc Người Bệnh Suy Giãn Tĩnh Mạch

Suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh ngày càng phổ biến đối với nhiều người, đặc biệt là phụ nữ tuổi trung niên. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân và triệu chứng của tình trạng này, cũng như cách chăm sóc người bệnh một cách hiệu quả. 

Sự hiểu biết về suy giãn tĩnh mạch không chỉ giúp bạn bảo vệ sức khỏe của mình mà còn có thể giúp bạn chăm sóc người thân yêu một cách tốt hơn.

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh gì?

Suy giãn tĩnh mạch. Nguồn: Flickr

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý phổ biến ở người trung niên và cao tuổi. Thông thường, căn bệnh này phổ biến ở nữ giới hơn nam giới gấp 3 lần.

Suy giãn tĩnh mạch xảy ra khi máu bị ứ đọng trong hệ thống tĩnh mạch trong thời gian dài, làm tăng áp suất trong mạch, khiến tĩnh mạch bị phình to và suy giãn. Bất kỳ tĩnh mạch nông nào cũng có thể xảy ra tình trạng trên, tuy nhiên, tĩnh mạch chi dưới (chân) là khu vực bị ảnh hưởng nặng và rõ rệt nhất.

Theo các chuyên gia, trong quá trình di chuyển thường ngày, việc đứng thẳng trong thời gian dài tạo áp lực lớn lên tĩnh mạch chân hơn so với những bộ phận khác, từ đó mà tĩnh mạch chân dễ bị suy giãn nhất trên cơ thể.

Nếu không được phát hiện, điều trị và chăm sóc người bệnh kịp thời, lượng máu động mạch đến chân giảm dần trong khi lượng máu ứ đọng trong tĩnh mạch ngày càng nhiều, có thể gây đau, chảy máu, loét chân, thậm chí là hoại tử.

Ai có thể bị suy giãn tĩnh mạch?

Suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh phổ biến ở nữ và người trung niên, tuy nhiên tất cả mọi người đều có thể có nguy cơ mắc bệnh nếu thuộc về các trường hợp dưới đây:

  • Gia đình có tiền sử giãn tĩnh mạch

  • Người cao tuổi

  • Người thừa cân

Với người thừa cân, áp lực mà mỡ thừa tác động lên mạch máu và khớp xương lớn hơn người bình thường.

  • Phụ nữ đang mang thai

  • Phụ nữ từng sinh nở nhiều lần

  • Người có thói quen hút thuốc

  • Người làm công việc phải đứng thẳng nhiều

Một số ví dụ cụ thể: giáo viên, nhân viên thu ngân, bác sĩ, điều dưỡng, công nhân nhà máy, đầu bếp, v.v

Gia đình nên lưu ý những dấu hiệu trên và động viên người bệnh đi khám bác sĩ và điều trị kịp thời để quá trình chăm sóc người bệnh đạt hiệu quả cao hơn.

Triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch

Dấu hiệu của suy giãn tĩnh mạch hiện rõ trên da. Nguồn: Flickr

Sau đây là một số triệu chứng cơ bản của bệnh suy giãn tĩnh mạch:

  • Thường xuyên bị đau chân, hoặc chân có cảm giác nặng nề vào cuối ngày

  • Ở phần bắp chân có nổi rõ các đường tĩnh mạch màu tím hoặc xanh lam bị sưng lên

  • Các đường tĩnh mạch ở bắp chân nổi rõ trên da và có dấu hiệu xoắn vào nhau

  • Vùng da quanh mắt cá chân dần chuyển màu sang nâu đỏ hoặc đỏ

  • Trường hợp nặng: ở quanh mắt cá chân xuất hiện vét loét hở chảy nước, gây đau đớn cho người bệnh.

  • Dễ mỏi chân và chân bị phù nhẹ khi đứng lâu

  • Cảm giác như có kim châm hoặc kiến bò trên bắp chân

  • Thường xuyên bị chuột rút ban đêm

Các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch thường xuất hiện nhẹ rồi biến mất rất nhanh, chính vì thế mà người bệnh thường dễ dàng bỏ qua những dấu hiệu của bệnh. Tuy nhiên, hãy lưu ý: đây là căn bệnh tiến triển âm thầm. Hãy cảnh giác, cẩn trọng và nhanh chóng thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán kịp thời.

Phương pháp điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch trong quá trình chăm sóc người bệnh

Hiện tại không có cách để điều trị suy giãn tĩnh mạch tại nhà mà không cần can thiệp y khoa. Hãy nhanh chóng thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ kịp thời.

Khi xác định bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch, thông thường bác sĩ sẽ sử dụng một trong ba hoặc kết hợp các phương pháp sau:

  • Cho bệnh nhân đeo tất y khoa

  • Dùng tia laser đốt bỏ tĩnh mạch

  • Tiêm thuốc gây xơ hoá mạch máu tổn thương

Bệnh nhân đeo tất y khoa. Nguồn: Flickr

Phòng tránh bệnh suy giãn tĩnh mạch chủ động khi chăm sóc người bệnh

Trong bài viết này WeCare 247 sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc người bệnh và hạn chế nguy cơ phát triển tình trạng suy giãn tĩnh mạch dựa trên những nguyên nhân gây ra bệnh.

  • Nếu phải đứng thẳng hoặc ngồi yên một chỗ trong một thời gian dài và liên tục: sau 2-3 giờ, thay đổi tư thế đứng hoặc ngồi, hạn chế việc tạo áp lực quá lớn lên chân.

  • Mang giày mềm, gót thấp để đảm bảo chân luôn thoải mái, cử động dễ dàng, tránh tình trạng chân bị ép mạnh làm máu khó lưu thông.

  • Tập thể dục thể thao đều đặn và thường xuyên.

>>> Xem thêm: Top 3 bài tập thể thao giúp cải thiện sức khoẻ hiệu quả

  • Theo dõi cân nặng, tránh thừa cân.

  • Giảm cân ngay khi thấy cơ thể đang bắt đầu có dấu hiệu béo phì. Người chăm sóc người bệnh câ

  • Hạn chế tối đa mang vác đồ nặng, làm tăng áp lực xuống chân.

  • Chăm sóc người bệnh và khuyến khích thăm khám ngay khi có dấu hiệu mắc bệnh.

Tiêm điều trị suy giãn tĩnh mạch. Nguồn: Ccnull

Suy giãn tĩnh mạch là một vấn đề sức khỏe phổ biến, nhưng ít người chú ý đến. Nếu không được điều trị kịp thời, căn bệnh này có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. 

Để chăm sóc người bệnh hiệu quả, gia đình hãy đảm bảo thực hiện những biện pháp đơn giản như tập thể dục thường xuyên, duy trì trọng lượng lý tưởng, thường xuyên thay đổi tư thế chân và sử dụng giày thích hợp. Đừng để suy giãn tĩnh mạch ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người thân yêu.

Theo dõi WeCare 247 ngay hôm nay để luôn được cập nhật những kiến thức chăm sóc sức khỏe cá nhân, chăm sóc người bệnh và cả người cao tuổi nhé.

Bài viết có tham khảo thông tin từ website của Công ty Cổ phần Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec và Phòng khám Đa khoa Cao cấp Jio Health.

Đánh giá bài viết

5/5 - (3 bình chọn)

Bài viết khác

Hướng Dẫn Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Người Già Mất Ngủ Nên Tránh Ăn Gì?
Hướng Dẫn Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Người Già Mất Ngủ Nên Tránh Ăn Gì?
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Gút: Dấu Hiệu Nhận Biết & Các Giai Đoạn Của Bệnh
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Gút: Dấu Hiệu Nhận Biết & Các Giai Đoạn Của Bệnh
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Tâm Thần: Nên Và Không Nên Làm Gì?
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Tâm Thần: Nên Và Không Nên Làm Gì?
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

[…] Suy giãn tĩnh mạch […]