Bệnh Bụi Phổi Nghề Nghiệp: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Biện Pháp Chăm Sóc Sức Khoẻ Cá Nhân

Bệnh bụi phổi nghề nghiệp là một căn bệnh có khả năng đe dọa sức khỏe của người lao động nghiêm trọng nhưng thường bị bỏ qua. Trong bối cảnh môi trường ngày càng ô nhiễm và bệnh ngày càng phổ biến, nắm vững kiến thức về bệnh này không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguy cơ và triệu chứng, mà còn giúp bạn chủ động trong việc áp dụng những biện pháp chăm sóc sức khỏe cá nhân tại nhà hiệu quả. 

Hãy cùng WeCare 247 tìm hiểu về bệnh để bảo vệ bản thân và tạo môi trường làm việc an toàn hơn.

Bệnh bụi phổi nghề nghiệp là gì?

Bệnh bụi phổi là một khái niệm tổng quát đề cập đến nhóm bệnh lý phổi xuất phát từ việc hít phải các loại bụi như bụi tro, bụi mịn, hay hạt kim loại. Phổi của chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn những hạt bụi này, dẫn đến sự tích tụ dần dần trong phổi và gây viêm nhiễm cũng như xơ hóa nhu mô phổi.

Những người làm việc tại các nơi có mức độ bụi cao, như trong mỏ khai thác than, quặng kim loại, nghề khai thác đá, sản xuất thủy tinh; người làm việc liên quan đến hóa chất độc hại; những người nghiện thuốc lá, và những người sống trong môi trường ô nhiễm có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi rất cao.

Bệnh bụi phổi nghề nghiệp là gì?
Nguồn: Flickr

Chăm sóc sức khoẻ cá nhân, đặc biệt là bằng cách tránh tiếp xúc quá mức với các chất gây hại, đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn bệnh bụi phổi và duy trì sức khỏe phổi.

Triệu chứng thường gặp của bệnh bụi phổi

Các dấu hiệu của bệnh bụi phổi khá đa dạng bởi chúng còn phụ thuộc vào loại bụi và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bệnh phát triển chậm, vì thế, triệu chứng có thể xuất hiện từ nhẹ đến nặng. Các triệu chứng thường gặp nhất bao gồm ho nhiều, có đờm, đau tức ngực, khó thở, hụt hơi, mệt mỏi và đôi khi sốt.

Triệu chứng thường gặp của bệnh bụi phổi
Nguồn: Unsplash

Nhận biết bệnh này thường khá khó vì nó dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh phổi khác. Do đó, điều quan trọng nhất là không chủ quan với bất kỳ dấu hiệu nào của cơ thể dù nhỏ. Hãy nhớ rằng: chăm sóc sức khoẻ cá nhân tại nhà đều đặn là yếu tố quan trọng để phòng ngừa và sớm phát hiện bệnh.

Tác hại của bệnh bụi phổi nghề nghiệp với sức khỏe

Tác hại với bệnh nhân giai đoạn đầu

Tác động tiêu cực của bệnh bụi phổi đối với sức khỏe con người là không thể phủ nhận. Khi bụi tích tụ trong phổi, các hiện tượng viêm, phù phổi sẽ xuất hiện, tạo ra sẹo mô phổi, làm cho cơ quan này mất khả năng co dãn và hoạt động bình thường. Tình trạng này kéo dài gây khó thở và hạn chế khả năng hít thở đáng kể.

Đồng thời, bệnh bụi phổi còn khiến người ốm thường xuyên thấy mệt mỏi, suy dinh dưỡng và gặp các vấn đề liên quan đến hệ thống hô hấp.

Biến chứng của bệnh bụi phổi

Nếu không được chăm sóc sức khoẻ cá nhân kịp thời, bệnh bụi phổi có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như suy tim, viêm khớp, tăng huyết áp hay thậm chí là ung thư phổi.

Một số biến chứng của bệnh bụi phổi có thể bao gồm:

  • Nhiễm trùng phổi

  • Suy tim

  • Viêm màng phổi

  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Biến chứng của bệnh bụi phổi
Nguồn: Pexels

Chăm sóc sức khoẻ cá nhân đúng cách và đều đặn đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn và giảm nhẹ tác động của bệnh bụi phổi, giữ cho hệ thống hô hấp hoạt động đúng cách và giảm nguy cơ mắc các biến chứng.

Phòng tránh bệnh bụi phổi – Hiểu để chăm sóc sức khoẻ cá nhân đúng cách

Hiện tại vẫn chưa có phương pháp điều trị nào hoàn toàn hiệu quả cho bệnh bụi phổi. Vì thế, việc tập trung vào phòng ngừa bệnh trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Dưới đây là những biện pháp phòng ngừa bệnh bụi phổi phổ biến:

1. Tiêm ngừa vắc xin đầy đủ

Tuân thủ lịch tiêm ngừa theo khuyến cáo của Bộ Y tế để tăng cường sức đề kháng, giúp phòng tránh các bệnh truyền nhiễm và tác nhân gây hại từ môi trường.

Phòng tránh bệnh bụi phổi - Hiểu để chăm sóc sức khoẻ cá nhân đúng cách
Nguồn: Flickr

2. Chăm sóc sức khỏe cá nhân

Hãy chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe cá nhân, bao gồm đeo khẩu trang đúng cách và rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, đặc biệt sau khi tiếp xúc với bụi bẩn.

3. Ngừng hút thuốc lá

Lối sống không hút thuốc lá không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh bụi phổi mà còn phòng ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm khác như ung thư phổi, tim mạch, đột quỵ, v.v.

4. Sử dụng đồ bảo hộ lao động đầy đủ khi làm việc

Người lao động tiếp xúc với bụi thường xuyên nên trang bị đầy đủ đồ bảo hộ như quần áo, khẩu trang, kính mắt để bảo vệ bản thân.

5. Khám sức khỏe định kỳ

Thực hiện kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ để sớm phát hiện và điều trị các triệu chứng và bệnh bất thường.

Chăm sóc sức khỏe cá nhân là chìa khóa quan trọng trong việc ngăn chặn bệnh bụi phổi và duy trì sức khỏe tốt. Hãy tạo thói quen sống lành mạnh để bảo vệ bản thân và cộng đồng khỏi nguy cơ này.

Phòng tránh bệnh bụi phổi - Hiểu để chăm sóc sức khoẻ cá nhân đúng cách
Nguồn: Pxhere

Bệnh bụi phổi nghề nghiệp đang ngày càng phổ biến và có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tình trạng sức khoẻ bệnh nhân. Hãy thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh để bảo vệ bản thân và những người xung quanh nhé.

Theo dõi fanpage WeCare 247 để thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất về chăm sóc sức khoẻ cá nhân tại nhà.

Bài viết có tham khảo thông tin từ website của Bệnh viện đa khoa MEDLATEC, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế.

Đánh giá bài viết

5/5 - (6 bình chọn)

Bài viết khác

Hướng Dẫn Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Người Già Mất Ngủ Nên Tránh Ăn Gì?
Hướng Dẫn Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Người Già Mất Ngủ Nên Tránh Ăn Gì?
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Gút: Dấu Hiệu Nhận Biết & Các Giai Đoạn Của Bệnh
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Gút: Dấu Hiệu Nhận Biết & Các Giai Đoạn Của Bệnh
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Tâm Thần: Nên Và Không Nên Làm Gì?
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Tâm Thần: Nên Và Không Nên Làm Gì?
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

[…] Viêm mũi dị ứng nghề nghiệp là tình trạng viêm mũi xảy ra do tiếp xúc thường xuyên với các chất gây dị ứng tại nơi làm việc. Những gia đình có người làm việc trong môi trường có nhiều hóa chất, bụi, phấn hoa, nấm mốc, hoặc lông động vật dễ bị mắc bệnh này. Các triệu chứng bao gồm hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi và ngứa mũi, thường xuất hiện trong giờ làm việc và giảm đi khi rời khỏi môi trường làm việc. […]