Tầm Soát Ung Thư: Phân Loại, Chi Phí & Những Điều Bạn Cần Biết

Nhịp sống hiện đại với sự gia tăng các vấn đề về môi trường, vệ sinh thực phẩm khiến cho nguy cơ mắc ung thư tăng cao. Chính vì thế, nhu cầu chăm sóc sức khỏe và khám tầm soát ung thư của người dân ngày một cao hơn. 

Bạn đang quan tâm đến việc xét nghiệm tầm soát ung thư? Cùng chúng tôi khám phá thêm về quy trình tầm soát và chẩn đoán sớm ung thư để trang bị một số kiến thức cơ bản trước khi thực hiện nhé.

Tầm soát ung thư là gì?

Tầm soát ung thư chính là việc thực hiện một loạt các xét nghiệm và khảo sát liên quan đến tế bào hoặc mô trong cơ thể để tìm kiếm những đột biến của ung thư, từ đó phát hiện các dấu hiệu sớm của bệnh ung thư ở những người chưa có triệu chứng.

Tầm soát ung thư là gì?
Nguồn: Rawpixel

Tầm soát ung thư có thể giúp phát hiện ung thư ở giai đoạn đầu bởi khi đó việc điều trị có nhiều khả năng thành công hơn.

Đây là một trong những hoạt động cần thiết của việc chăm sóc sức khỏe cá nhân tại nhà và cần được thực hiện một cách định kỳ ở bất kì độ tuổi.

Một số loại khám tầm soát ung thư phổ biến nhất

Sàng lọc ung thư vú

Đối tượng thực hiện khám sàng lọc ung thư vú không chỉ giới hạn ở nữ giới mà nam giới cũng cần thực hiện nếu có các biểu hiện bất thường. Có nhiều phương pháp sàng lọc ung thư vú khác nhau và hiệu quả của chúng có thể phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi tác, yếu tố nguy cơ và sức khỏe cá nhân. Một số phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư phổ biến thường được sử dụng trong sàng lọc ung thư tại nhiều bệnh viện trong nước như chụp X-quang tuyến vú (chụp nhũ ảnh), siêu âm tuyến vú, chụp cộng hưởng từ MRI.

Tuy nhiên, các xét nghiệm được nhắc đến đôi khi có thể cho kết quả dương tính giả, cho thấy sự xuất hiện của bệnh ung thư thực tế không có dẫn đến lo lắng cho bệnh nhân. Vì vậy cần có sự tư vấn và theo dõi của các bác sĩ và chuyên gia.

Sàng lọc ung thư cổ tử cung

Các nhóm chuyên gia thường khuyên rằng xét nghiệm tầm soát ung thư nên bắt đầu ở tuổi 21 và kết thúc ở tuổi 65 (đối với những phụ nữ đã được sàng lọc đầy đủ trước đó và không có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung).

Một số loại khám tầm soát ung thư phổ biến nhất
Nguồn: Wallpaper Flare

Mục tiêu chính của sàng lọc ung thư cổ tử cung là xác định và điều trị các bất thường trước khi chúng tiến triển thành ung thư xâm lấn. Các phương pháp sàng lọc phổ biến nhất bao gồm: phết tế bào cổ tử cung (Xét nghiệm Pap), xét nghiệm DNA HPV, xét nghiệm Pap và HPV kết hợp. 

Ung thư cổ tử cung hiện nay đã có vắc xin HPV và tiêm chủng là một biện pháp phòng ngừa quan trọng. Tuy nhiên, việc sàng lọc vẫn được khuyến khích đối với những người đã được tiêm phòng vì vắc xin không bảo vệ chống lại tất cả các loại vi rút HPV.

Sàng lọc ung thư đại trực tràng

Một số xét nghiệm tầm soát ung thư, bao gồm nội soi, nội soi đại tràng Sigma và xét nghiệm phân (xét nghiệm máu ẩn trong phân có độ nhạy cao và xét nghiệm DNA trong phân) đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ tử vong do ung thư đại trực tràng. Những xét nghiệm này có thể phát hiện ra sự phát triển bất thường của đại tràng (polyp) và có thể được cắt bỏ trước khi chúng trở thành ung thư.

Một số loại khám tầm soát ung thư phổ biến nhất
Nguồn: Flickr

Những người ở độ tuổi từ 45 đến 75 thường có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng trung bình và được khuyến nghị nên sàng lọc bằng một trong những xét nghiệm trên. Sàng lọc ung thư đại trực tràng thường xuyên, cùng với lối sống lành mạnh và nhận thức về các triệu chứng, có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng và cải thiện kết quả thông qua việc phát hiện và can thiệp sớm.

Sàng lọc ung thư phổi

Khám tầm soát ung thư phổi chủ yếu được khuyến nghị cho những người có nguy cơ mắc bệnh cao, thường là do có tiền sử hút thuốc lá đáng kể hoặc làm việc trong môi trường nhiều khí bụi, độc hại.

Tuy nhiên với sự phát triển của xã hội hiện nay khiến cho môi trường ô nhiễm kéo theo tỷ lệ ung thư phổi tăng cao, do đó việc thực hiện các xét nghiệm ung thư phổi nên được thực hiện định kỳ để theo dõi và chăm sóc tốt sức khỏe cá nhân. Mục tiêu của sàng lọc ung thư phổi là phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn sớm và dễ điều trị hơn, đặc biệt ở những người chưa biểu hiện triệu chứng.

Chi phí xét nghiệm tầm soát ung thư là bao nhiêu?

Hiện nay chi phí tầm suất ung thư sẽ dao động tuỳ theo gói dịch vụ, nơi làm dịch vụ và số xét nghiệm mà bạn đăng ký thực hiện. 

Dao động theo nơi thực hiện khám tầm soát ung thư

Chi phí để làm ở bệnh viện quốc tế và do tư nhân quản lý sẽ cao hơn bệnh viện công, tuy nhiên bù lại bạn sẽ không phải chờ đợi lâu và được hướng dẫn cụ thể từng bước. 

Những dịch vụ đi kèm theo gói ở bệnh viện tư nhân như: gửi kết quả về nhà, gọi điện thoại giải thích kết quả, 30 phút trò chuyện riêng để tư vấn sức khoẻ, v.v. cũng đa dạng hơn so với dịch vụ công.

Dao động theo gói tầm soát ung thư

Chi phí để thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư đơn lẻ sẽ rẻ hơn so với khi bạn đăng ký gói tầm soát ung thư tổng thể, bởi, với gói khám, bạn sẽ được yêu cầu thực hiện các bước chẩn đoán hình ảnh cũng như khám sàng lọc 30 phút với bác sĩ.

Chi phí xét nghiệm tầm soát ung thư là bao nhiêu?
Nguồn: Flickr

Thông thường, bác sĩ sẽ đưa ra hơn 100 câu hỏi tổng quát về sức khoẻ và tiền sử bệnh cho bệnh nhân để từ đó có chẩn đoán chính xác nhất. Trong khi đó, nếu bạn chỉ đăng ký gói xét nghiệm tầm soát cơ bản, bạn sẽ chỉ cần thực hiện 2 bước: thu thập máu và nước tiểu.

Dao động theo số xét nghiệm cần thực hiện

Bạn có biết: Độ tuổi càng cao, số lượng xét nghiệm cần thực hiện khi tầm soát ung thư càng nhiều? Trên thực tế, các trung tâm y khoa sẽ phân loại gói tầm soát ung thư thành 6 loại như sau:

  • Gói tầm soát cho nữ độc thân dưới 60 tuổi
  • Gói tầm soát cho nữ có gia đình dưới 60 tuổi
  • Gói tầm soát cho nữ độc thân trên 60 tuổi
  • Gói tầm soát ung thư cho nữ có gia đình trên 60 tuổi
  • Gói tầm soát cho nam trên 60 tuổi
  • Gói tầm soát cho nam dưới 60 tuổi

Có thể thấy rõ, dựa theo đổ tuổi, tình trạng hôn nhân và giới tính mà số xét nghiệm cần làm sẽ thay đổi. Ví dụ, phụ nữ có gia đình cần thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu về phụ khoa hơn so với người độc thân.

Nên thực hiện kiểm tra tầm soát ung thư ở đâu?

Hiện nay có khá nhiều bệnh viện và phòng khám có thực hiện gói tầm soát ung thư. Bạn có thể tham khảo thông tin từ tìm kiếm Google, giới thiệu trên các hội nhóm mạng xã hội hoặc đăng ký trực tiếp tại các bệnh viện lớn. Không hề khó để tìm được một địa điểm có thực hiện khám tầm soát ung thư bởi nhu cầu tìm hiểu và phòng tránh căn bệnh này ngày càng tăng nhanh.

Nên thực hiện kiểm tra tầm soát ung thư ở đâu?
Nguồn: UC San Diego

Bạn có thể phân loại và lựa chọn địa điểm thực hiện khám và xét nghiệm tầm soát ung thư theo các câu hỏi sau:

  1. Bệnh viện/ phòng khám này có uy tín không? Nơi này đã hoạt động bao nhiêu năm? Đã có nhiều ca lâm sàng trước đây chưa?
  2. Cơ sở này có giấy phép hoạt động y khoa chưa?
  3. Các bác sĩ làm việc tại đây có bằng cấp, chứng chỉ, hay thành tích nổi bật gì chưa?
  4. Cơ sở vật chất ở đây như thế nào?
  5. Gói khám bao gồm những dịch vụ cụ thể nào? Có phù hợp với nhu cầu của bạn hiện tại hay không?
  6. Chi phí khám tầm soát là bao nhiêu?
  7. Địa điểm khám có phù hợp với khả năng di chuyển của bạn không?
  8. Review của cộng đồng về cơ sở này có tốt không? 

Tổng kết

Trên đây là những thông tin cơ bản về khám tầm soát ung thư bạn cần biết trước khi thực hiện. Hãy kiểm tra sức khoẻ định kỳ và tầm soát ung thư 6 tháng/ lần để có cái nhìn tổng quát nhất về tình trạng sức khoẻ bản thân và có kế hoạch điều trị sớm nếu cần.

Theo dõi fanpage WeCare 247 để thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất và đầy đủ nhất về chăm sóc sức khoẻ cá nhân đúng cách tại nhà.

Bài viết có sử dụng thông tin từ website của Bệnh viện đa khoa MEDLATEC, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1.

Đánh giá bài viết

5/5 - (3 bình chọn)

Bài viết khác

Thực phẩm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi mắc Alzheimer
Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: 14 Dưỡng Chất Thiết Yếu Phòng Ngừa Bệnh Alzheimer
Chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não
Chăm Sóc Người Bệnh Tai Biến Mạch Máu Não: Vì Sao Không Nên Tắm Đêm?
Chăm sóc sức khỏe gia đình
Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình Tốt Hơn Với 6 Cách Phòng Tránh Bệnh Bạch Hầu Hiệu Quả
Theo dõi
Thông báo của
guest
6 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

[…] vẫn là thực phẩm giàu dưỡng chất, giàu phòng ngừa nhiều bệnh về tim mạch, ung thư và tăng cường sức khoẻ bạn không nên bỏ qua khi chăm sóc sức khoẻ cá nhân […]

[…] trong những tác hại nguy hiểm nhất của thuốc lá với cơ thể chính là ung thư. Trong một điếu thuốc lá chứa tới 41.000 hóa chất – bạn có thể tưởng […]

[…] >>> Xem thêm: Tầm Soát Ung Thư: Phân Loại, Chi Phí & Những Điều Bạn Cần Biết […]

[…] Ung thư […]

[…] Cơ thể người già cần lượng calo nạp vào thấp hơn người trẻ tuổi năng động nhưng vẫn cần đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Khi chăm sóc người cao tuổi, bạn cần bổ sung những loại thực phẩm sau giúp no lâu và ngăn ngừa bệnh lý về tim mạch, ung thư,…: […]

[…] Ung thư là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe gia đình, nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư hằng ngày len lỏi trong cuộc sống của chúng ta, từ thói quen sinh hoạt cho đến việc sử dụng thực phẩm và nguy cơ nhiễm khuẩn. […]