Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: Cơ Chế Dị Ứng Thực Phẩm, Cách Phòng Tránh & Xử Lý Khi Dị Ứng

Dị ứng thực phẩm xảy ra khi cơ thể phản ứng quá mức với một loại protein nào đó trong thành phần thức ăn. Một số loại thực phẩm gây dị ứng phổ biến nhất là sữa bò, sữa đậu nành, trứng, hạt lạc, lúa mì, đậu tương, cá, tôm cua,… Nếu không cẩn thận, việc chuẩn bị thực phẩm không phù hợp sẽ gây ra hiện tượng dị ứng, khiến sức khỏe gia đình bị ảnh hưởng. 

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về dị ứng thức ăn, từ đó có cách phòng tránh và xử lý phù hợp, bảo vệ sức khỏe bản thân và sức khỏe gia đình

Cơ chế dị ứng thực phẩm

Dị ứng thực phẩm là gì?

Dị ứng thực phẩm là phản ứng của hệ miễn dịch khi cơ thể nhận diện một số chất có trong thức ăn là có hại. Các chất này được gọi là “dị nguyên”. Dị ứng thức ăn có 2 dạng là cấp tính và mãn tính. 

  • Dị ứng cấp tính thì thường xảy ra đột ngột
  • Dị ứng mãn tính thường kéo dài trong một thời gian khá lâu.

Dù là dị ứng cấp tính hay mãn tính thì đây cũng là một hiện tượng ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và sức khỏe gia đình. Vì vậy, việc tìm hiểu những kiến thức xoay quanh tình trạng dị ứng thức ăn là cần thiết làm đầy kiến thức cẩm nang sức khỏe gia đình.

Chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Cơ chế dị ứng thực phẩm gây hại tới sức khỏe gia đình bạn

Về cơ chế dị ứng thức ăn, hiện tượng này xảy ra do chất “histamin”. Chất này có trong thức ăn hoặc trong quá trình chuyển hóa thức ăn làm sản sinh ra histamin và những chất hóa học trung gian. Những chất này khiến cơ thể giãn mao mạch, thoát huyết tương và những tế bào khác. Kết quả làm đọng lại các chất trong cơ thể, gây phù nề tại chỗ hoặc khắp cơ thể.

Từ nguyên nhân trên, cơ thể phát ra bên ngoài những biểu hiện của bệnh như sung huyết, tiết dịch, dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa, dị ứng thức ăn nổi mề đay, co thắt cơ trơn làm cho đau bụng, buồn nôn, khó thở…

Biểu hiện của dị ứng
Nguồn: Freepik

Dị ứng thức ăn xuất hiện ở người lớn là 2-4% và với trẻ em là 6 – 8%. Do đó, có thể thấy, dị ứng thức ăn xuất hiện ở trẻ em nhiều hơn người lớn và tỷ lệ này sẽ giảm dần khi cơ thể lớn lên. Hiểu được điều này, bạn sẽ biết được tỷ lệ dị ứng thực phẩm của người thân, từ đó có phương án bảo vệ sức khỏe gia đình bạn.

Những loại thực phẩm dễ gây dị ứng cần tránh để bảo vệ sức khỏe gia đình

Có thể nói, hầu hết tất cả các loại thực phẩm đều có thể gây dị ứng. Trong đó 90% nguyên nhân dị ứng thức ăn đến từ những loại thực phẩm giàu đạm.

Dưới đây là những loại thực phẩm cần lưu ý nếu bạn lựa chọn trong thực đơn bữa ăn hàng ngày cho gia đình. Bởi chúng có thể là nguyên nhân gây dị ứng, ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình bạn.

1. Dị ứng cá

Cá là một nguồn thực phẩm nhiều dinh dưỡng, đa dạng và thường được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, vì nhiều yếu tố khác nhau như môi trường sống, nhiều người có thể gặp phải tình trạng dị ứng cá. Để bảo vệ sức khỏe gia đình, bạn nên chú ý một số loại cá sau đây khi chế biến thành món ăn:

  • Cá hồi
  • Cá ngừ
  • Cá thu
  • Cá chình
  • Cá đuối
  • Cá nóc…
Cá là thực phẩm gây dị ứng phổ biến
Nguồn: Freepik

Biểu hiện của dị ứng cá

Nguyên nhân của dị ứng liên quan đến các loại cá này có thể liên quan đến protein hoặc ngộ độc histamin ở da cá. Mặc dù dị ứng cá không quá phổ biến, nhưng nó có thể để lại nhiều hậu quả từ nhẹ đến nặng. Những biểu hiện thường thấy nhất là sưng mặt, đỏ da, ngứa, nổi mề đay, buồn nôn, tiêu chảy. Thậm chí, các biến chứng nặng đôi khi có thể dẫn đến khó thở và sốc phản vệ ở những trường hợp nghiêm trọng.

Biểu hiện của dị ứng
Nguồn: Freepik

2. Dị ứng hải sản

Hải sản là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng cũng là nhóm thức ăn gây dị ứng phổ biến nhất ở người lớn và nằm trong số sáu loại dị ứng phổ biến ở trẻ em. 

Hải sản bao gồm các thực phẩm như các loại cá biển và các loại động vật giáp xác: như tôm, cua, hàu, tôm hùm, bạch tuộc, động vật thân mềm: mực, sò điệp, ngao, vẹm… Một số người bị dị ứng hải sản sẽ có phản ứng với tất cả các hải sản, nhưng có những người chỉ phản ứng với một số loại nhất định.

Do đó, nếu trong gia đình có người bị dị ứng hải sản, tốt nhất bạn nên loại hẳn hải sản ra khỏi thực đơn của người đó để bảo vệ sức khỏe gia đình.

Hải sản là thực phẩm gây dị ứng phổ biến
Nguồn: Freepik

Biểu hiện của dị ứng hải sản

Biểu hiện của dị ứng hải sản rất đa dạng, có thể chỉ sau khi ăn vài giờ, thậm chí sau vài phút. Trường hợp dị ứng nhẹ thì nổi mề đay, ngứa, nôn nao khó chịu và sẽ giảm dần. Tuy nhiên, nếu trường hợp nặng thì ngoài nổi ban và ngứa, người dị ứng còn có thể bị phù nề mặt, khó thở, nôn, đau quặn bụng,… thậm chí là dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Do đó, để bảo vệ sức khỏe gia đình, nếu người thân gặp tình trạng dị ứng hải sản, bạn cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời.

Dị ứng có thể gây mệt mỏi, đau nhức
Nguồn: Freepik

3. Dị ứng các loại hạt

Tương tự các trường hợp dị ứng thực phẩm khác, dị ứng hạt cây là do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với hạt mặc dù loại hạt đó không có hại cho cơ thể.

Loại hạt nào thường gây dị ứng nhất?

Có hai loại hạt khác nhau mà trẻ em dễ bị dị ứng là đậu phộng (thực chất là cây họ đậu) và các loại hạt cây như: hạnh nhân, hạt điều, quả óc chó, hạt phỉ, hạt mắc ca, quả hạch Brazil, quả hồ trăn và hạt điều… Cả dị ứng đậu phộng và dị ứng hạt cây đều nằm trong số những loại thực phẩm gây dị ứng phổ biến nhất.

Đậu là thực phẩm gây dị ứng phổ biến
Nguồn: Freepik

Người dị ứng hạt không chỉ cần lưu ý tránh việc sử dụng các loại hạt và đậu phộng trong thực đơn, mà còn cần lưu ý tránh cả những sản phẩm mà trong thành phần của chúng có chứa loại hạt mà cơ thể dị ứng, như: bánh kẹo, ngũ cốc, salad, bánh mì nguyên hạt, thanh năng lượng, các loại sốt…

Thực phẩm dễ gây dị ứng
Nguồn: Freepik

Triệu chứng của dị ứng hạt cũng biểu hiện từ nhẹ đến nặng, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, chúng ta cần đặc biệt lưu ý thực đơn và sản phẩm thực phẩm sử dụng trong gia đình để bảo vệ sức khỏe gia đình.

4. Dị ứng trứng

Dị ứng trứng gà phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trường hợp dị ứng với trứng không quá nhiều, chỉ khoảng 2% trẻ em bị mắc triệu chứng này.

Trong trứng gà, protein ở lòng trắng có nhiều khả năng gây phản ứng dị ứng hơn lòng đỏ. Tuy nhiên, vẫn có một số người có thể bị dị ứng với cả hai.

Trứng là thực phẩm gây dị ứng phổ biến
Nguồn: Freepik

Triệu chứng của dị ứng trứng

Các triệu chứng dị ứng thường xảy ra vài phút đến vài giờ sau khi ăn trứng hoặc thực phẩm có chứa trứng. Các dấu hiệu và triệu chứng từ nhẹ đến nặng và có thể bao gồm phát ban da, nổi mề đay, nghẹt mũi và nôn mửa hoặc các vấn đề về tiêu hoá. Rất hiếm trường hợp dị ứng trứng gây ra sốc phản vệ hay những phản ứng khác đe dọa đến tính mạng.

Tuy nhiên, vì hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, nếu trẻ có tiền sử dị ứng trứng gà, cha mẹ cần lưu ý tuyệt đối tránh sử dụng trứng hoặc các sản phẩm có chứa trứng để cho con ăn. Đặc biệt, bố mẹ cần trao đổi với người chăm sóc trẻ hoặc thầy cô (trong trường hợp trẻ đi học ăn bán trú tại trường) về tình trạng dị ứng của trẻ để tránh rủi ro, bảo vệ sức khỏe gia đình.

Chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

5. Sữa và các sản phẩm liên quan đến sữa

Hiện tượng dị ứng với sữa và các sản phẩm liên quan đến sữa thường xảy ra nhiều ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ước tính có từ 10 – 30% trẻ từ giai đoạn sơ sinh đến 1 tuổi bị dị ứng với sữa bột công thức. Từ 1 tuổi trở lên tình trạng trẻ dị ứng với sữa công thức sẽ giảm xuống dần, và khi trẻ từ 3 tuổi trở lên thì có đến 75% trẻ không còn bị dị ứng với sữa. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp trẻ sẽ bị dị ứng với sữa suốt đời.

Chế phẩm từ sữa là thực phẩm gây dị ứng phổ biến
Nguồn: Freepik

Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ bị dị ứng sữa có thể là do di truyền từ cha mẹ. Nếu mẹ hoặc cha đã từng dị ứng với sữa bột lúc còn nhỏ thì có khoảng 50 – 80% khả năng trẻ cũng thừa hưởng những biểu hiện tương tự. Các bé được bú sữa mẹ sẽ ít có nguy cơ bị dị ứng hơn các trẻ uống sữa bột. Tuy nhiên, trẻ uống sữa mẹ cũng có thể bị dị ứng nếu trong khẩu phần ăn của mẹ tại thời điểm đó có các thành phần từ sữa.

Do đó, để tránh tối đa việc trẻ có khả năng bị dị ứng với sữa, nên cho trẻ ăn sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Không chỉ cần chú ý đến thực đơn của bé, mà thực đơn của mẹ cũng cần được chú ý để chất lượng sữa mẹ được đảm bảo, chăm sóc sức khỏe bé, bảo vệ sức khỏe gia đình.

Chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Cách xử lý khi bị dị ứng thực phẩm để bảo vệ sức khỏe gia đình

Nhìn nhận những triệu chứng từ nhẹ đến nguy hiểm của tình trạng dị ứng thức ăn, hẳn chúng ta sẽ có những câu hỏi đặt ra, đó là cách chữa dị ứng thức ăn nhanh nhất là gì hay bị dị ứng thức ăn uống thuốc gì để bảo vệ sức khỏe gia đình.

Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại, chưa có nghiên cứu nào đưa ra cách chữa dị ứng thức ăn và cũng chưa có thuốc để phòng ngừa phản ứng của cơ thể đối với thức ăn.

Để bảo vệ sức khỏe gia đình, khi người thân có biểu hiện dị ứng thức ăn, chúng ta nên:

  • Ngay lập tức ngừng ăn loại thức ăn đó khi bắt đầu có biểu hiện bệnh

  • Theo dõi tình trạng bệnh, trong trường hợp người bệnh có những biểu hiện nặng, cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.

Chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik
  • Bổ sung vitamin và muối khoáng thiếu hụt theo chỉ định của bác sĩ nếu cần

Việc loại trừ một số thực phẩm ra khỏi khẩu phần ăn có thể dẫn đến tình trạng thiếu chất dinh dưỡng cần thiết. Vì vậy, việc bổ sung vitamin và muối khoáng cho người bệnh theo chỉ định của bác sĩ là cách chăm sóc sức khỏe gia đình tốt nhất.

Cách phòng tránh dị ứng thực phẩm – cẩm nang sức khỏe gia đình

Những cách chữa dị ứng thức ăn hiện nay chỉ chủ yếu tập trung vào thuyên giảm triệu chứng chứ không thể điều trị tận gốc. Do đó, chủ động phòng ngừa dị ứng thực phẩm vẫn luôn được ưu tiên.

Để phòng tránh dị ứng thực phẩm, bảo vệ sức khỏe bản thân và chăm sóc sức khỏe gia đình, bạn cần lưu ý:

  • Luôn đọc kỹ thành phần trên bao bì các loại thực phẩm để đảm bảo không sử dụng những loại thức ăn có chứa thành phần có khả năng gây dị ứng, gây hại cho sức khỏe gia đình.

Những loại thực phẩm cần chú ý thường là: Sữa bò, trứng, cá, đậu phộng, đậu nành, động vật có vỏ, các loại hạt, lúa mì. 

Chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik
  • Khi đi ăn tại nhà hàng hoặc ở nơi khác, bạn cần phải hỏi rõ thành phần chế biến để tránh tiếp xúc với loại protein gây ra dị ứng thức ăn.

Đây là sự cẩn thận cần thiết để bảo vệ sức khỏe gia đình.

  • Tuyệt đối không sử dụng những thực phẩm hư hỏng, hết hạn sử dụng trong thực đơn, tránh nguy cơ gây hại cho sức khỏe gia đình.

  • Tìm hiểu về cách dùng thuốc tiêm chống dị ứng và luôn mang theo thuốc trong người để đề phòng bị dị ứng thức ăn

Một số loại thuốc chữa dị ứng phổ biến: epinephrine auto injectable, thuốc kháng histamin, v.v. Đây là cách chăm sóc sức khỏe gia đình hiệu quả khi gặp trường hợp không may.

  • Chăm sóc sức khỏe gia đình đúng cách bằng việc vệ sinh những dụng cụ nhà bếp trước khi nấu và chế biến thức ăn để tránh chất gây dị ứng dính vào đồ ăn.

  • Đối với trẻ em đi học, ăn bán trú tại trường, để bảo vệ sức khỏe gia đình có trẻ nhỏ cần thông báo cho giáo viên, người trông trẻ về tình trạng dị ứng thức ăn của bé.

Đọc thêm: 

Để chăm sóc sức khỏe gia đình hiệu quả, cần thận trọng trong việc sử dụng thực phẩm và khi có những dấu hiệu bị dị ứng thức ăn cần đưa đến cơ sở y tế sớm nhất để được chẩn đoán và điều trị.

Bên cạnh đó, không cần đến khi triệu chứng dị ứng thức ăn xuất hiện, việc phòng tránh bệnh cũng rất quan trọng đối với việc chăm sóc sức khỏe gia đình.

WeCare 247 hy vọng rằng những thông tin hữu ích trên đây đã giúp bạn có thêm kiến thức để chăm sóc sức khỏe gia đình hiệu quả, làm dày thêm cẩm nang sức khỏe gia đình của bạn.

Độc giả quan tâm tìm hiểu thêm thông tin hữu ích về sức khỏe gia đình hoặc có nhu cầu đăng ký dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà vui lòng bấm theo dõi hoặc liên hệ chúng tôi qua:

  1. Website: WeCare 247
  2. Hotline: 1900 5247
  3. Facebook: WeCare 247 

Bài viết có tham khảo thông tin từ Website của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Đánh giá bài viết

5/5 - (11 bình chọn)

Bài viết khác

Cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi mắc suy hô hấp
Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi Mắc Suy Hô Hấp: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Phòng Ngừa 
Phòng ngừa rối loạn tiền đình khi chăm sóc sức khỏe gia đình
Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: Cách Phòng Ngừa Chứng Rối Loạn Tiền Đình
Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi bị tiểu đường
Thực Đơn Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi Bị Tiểu Đường: 7 Dưỡng Chất Quan Trọng Cần Bổ Sung Thường Xuyên
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận