Lưu Ý Khi Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi Mắc Cườm Khô (Đục Thủy Tinh Thể)

Cườm khô là một căn bệnh phổ biến đối với người ở độ tuổi trung niên trở lên. Vậy đâu là những lưu ý khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi mắc bệnh cườm khô? Hãy cùng tìm hiểu ngay cùng WeCare 247 qua bài viết sau.

Cườm khô (đục thủy tinh thể): Những điều cần biết khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Để có thể xác định đúng cách thức chăm sóc sức khỏe người cao tuổi khi mắc bệnh cườm khô, chúng ta cần hiểu rõ hơn thế nào là bệnh cườm khô, và đâu là những nguyên nhân cùng triệu chứng để xác định bệnh.

Cườm khô (đục thủy tinh thể) là gì?

Cườm khô hay còn được gọi là đục thủy tinh thể là một căn bệnh lão hóa ở mắt phổ biển với người ở độ tuổi trung niên từ 50 trở lên.

Bệnh cườm khô ở người lớn tuổi
Nguồn: Canva

Đôi mắt của chúng ta có một bộ phận gọi là thủy tinh thể. Đây là nơi hỗ trợ điều tiết ánh sáng đi qua và giúp chúng ta có thể nhìn rõ mọi vật. Khi phần thủy tinh thể này dần đục đi và làm cho ánh sáng đi qua mắt không hội tụ đúng vào võng mạc, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán là mắc bệnh đục thuỷ tinh thể (hay cườm khô).

Thông thường người bệnh đục thuỷ tinh thể sẽ có xu hướng khó nhìn hay thậm chí là mù lòa nếu như không được điều trị đúng lúc và đúng cách.

Nguyên nhân gây bệnh cườm khô ở người lớn tuổi

Bản thân đục thủy tinh thể là một bệnh lý lão hóa. Do đó, nguyên nhân lớn nhất của căn bệnh này đó chính là do tuổi tác. Tuổi càng lớn, thủy tinh thể sẽ càng dày, cứng, khô và đục hơn. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn có rất nhiều yếu tố khác nhau dẫn đến bệnh cườm khô như:

  • Bẩm sinh
  • Trong gia đình đã có người có tiền sử mắc bệnh
  • Sử dụng các chất kích thích, thức uống có cồn với liều lượng cao
  • Đã từng bị tổn thương, viêm nhiễm tại vùng mắt
  • Đã từng trải qua phẫu thuật tại vùng mắt
  • Có tiền sử hoặc đang mắc bệnh tiểu đường
  • Béo phì, mỡ trong máu
  • Tiếp xúc với tia X-quang, tia bức xạ thường xuyên
  • Sử dụng corticoid trong thời gian dài
  • Phơi nắng với cường độ cao trong thời gian dài
Chăm sóc sức khoẻ mắt
Nguồn: Canva

Các dạng cườm khô thường gặp

Khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, thông thường mọi người sẽ chia cườm khô qua 2 tiêu chí:

Theo vị trí bị đục thủy tinh thể

  • Đục nhân
  • Đục vỏ
  • Đục bao

Theo giai đoạn của cườm khô

  • Đục bắt đầu
  • Đục tiến triển
  • Đục gần như hoàn toàn
  • Đục hoàn toàn

Triệu chứng của bệnh cườm khô không nên bỏ qua khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Một số biểu hiện triệu chứng của bệnh đục thủy tinh thể nên được chú ý khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi như:

  • Khả năng nhìn xa giảm đáng kể
  • Thị lực bị sa sút, mọi vật nhìn thấy như phủ một màng sương mờ
  • Các nguồn sáng nhìn thấy thường sẽ có màu xanh hoặc có hào quang
  • Đôi lúc hình ảnh nhìn thấy sẽ bị nhân đôi, nhân ba.
  • Chảy nước mắt thường xuyên
  • Mắt bị đỏ
  • Nhãn cầu bị đau, căng, khô liên tục
Thị lực kém dần khi mắc cườm khô
Thị lực giảm sút đáng kể là một trong những biểu hiện của bệnh cườm khô (đục thủy tinh thể) | Nguồn: Canva

Những lưu ý khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi mắc cườm khô

Hãy cùng WeCare 247 tìm hiểu những lưu ý tuyệt đối không nên bỏ qua nhằm phòng ngừa bệnh hoặc khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi mắc cườm khô.

Cách phòng ngừa bệnh cườm khô khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Trừ những nguyên nhân không thể tránh khỏi như bẩm sinh, di truyền, việc phòng ngừa bệnh cườm khô khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi vô cùng đơn giản. Bạn hoàn toàn có thể thử những cách sau đây để chăm sóc chính thị lực của bản thân hay người thân lớn tuổi trong gia đình.

Hạn chế tiếp xúc với nguồn sáng có hại

Hãy hạn chế tiếp xúc trực tiếp với những nguồn sáng có hại trong thời gian dài và cường độ cao để bảo vệ mắt. Những nguồn sáng có hại mà ta vẫn thường gặp như:

  • Ánh sáng mặt trời vào lúc đứng nắng, giữa trưa
  • Ánh sáng xanh từ màn hình vi tính
  • Các tia bức xạ khi điều trị bệnh ung thư

Khi cần tiếp xúc với nguồn sáng mạnh, chúng ta nên ưu tiên sử dụng các kính bảo vệ mắt chuyên dụng. Kính không chỉ giúp người đeo trông sành điệu hơn mà chúng còn có các lớp lọc tia có hại từ ánh sáng môi trường, từ đó sẽ bảo vệ được đôi mắt về lâu về dài.

Sử dụng các loại kính chuyên dụng để bảo vệ sức khoẻ đôi mắt.
Sử dụng các loại kính chuyên dụng để bảo vệ sức khoẻ đôi mắt. | Nguồn: Canva

Cho đôi mắt nghỉ ngơi

Mắt liên tục điều tiết để giúp ta nhìn rõ mọi vật. Do đó, hãy dành ít nhất 5 đến 10 phút mỗi ngày để thực hiện các bài tập cho mắt, và quan trọng là hãy ngủ đủ giấc để cho mắt được nghỉ ngơi. 

>> Xem thêm: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi: 5 lời khuyên “vàng” giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ

Cách điều trị bệnh cườm khô

Khi đôi mắt đã xuất hiện những dấu hiệu của bệnh đục thủy tinh thể, hãy nhanh chóng đến đơn vị y tế gần nhất để được chẩn đoán chính xác.

Đối với cườm khô giai đoạn đầu

Bệnh đục thủy tinh thể giai đoạn đầu là khi thị lực chỉ bị ảnh hưởng không đáng kể và không tác động quá nhiều đến chất lượng cuộc sống. Ở giai đoạn này, cườm khô hoàn toàn có thể được trị khỏi nếu như được phát hiện sớm và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Thông thường tại giai đoạn này, bệnh nhân chỉ cần nhỏ mắt, uống thuốc theo chỉ định và ăn kèm các thực phẩm bổ sung. Một số thực phẩm mà người bệnh có thể tham khảo như:

  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin A bổ sung chất cho mắt. Ví dụ: cà rốt, súp lơ, cải xoăn v.v.
  • Thực phẩm chức nhiều vitamin C giúp kháng viêm và tăng sức đề kháng. Ví dụ: cam, ổi, cherry, v.v
  • Thực phẩm giàu đạm giúp bổ sung axit amin tái tạo mô mắt. Ví dụ: thị gà, trứng, sữa, v.v

Đối với cườm khô giai đoạn muộn

Với bệnh nhân mắc cườm khô nghiêm trọng (thị lực đạt điểm chưa đến 3/10), thông thường bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Nếu chủ quan không thực hiện điều trị ngay, bệnh nhân hoàn toàn có khả năng mù trong tương lai.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi mắc bệnh lý về mắt
Nguồn: Canva

Đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn. Do đó, chúng ta nên biết bảo vệ và nâng niu nó đúng cách.

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp cho bệnh nhân và gia đình hiểu hơn về căn bệnh lão hóa về mắt – cườm khô. Và, đừng quên thường xuyên theo dõi các kênh thông tin của WeCare 247 để cập nhật những kiến thức bổ ích xoay quanh chủ đề sức khoẻ và y tế nhé!

Bài viết trên có tham khảo thông tin từ website của Vinmec, Pacific Cross Việt Nam, nhà thuốc Long Châu và Bệnh viện Quốc tế City.

Đánh giá bài viết

5/5 - (6 bình chọn)

Bài viết khác

Cách Chăm Sóc Người Bệnh Gút: Dấu Hiệu Nhận Biết & Các Giai Đoạn Của Bệnh
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Gút: Dấu Hiệu Nhận Biết & Các Giai Đoạn Của Bệnh
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Tâm Thần: Nên Và Không Nên Làm Gì?
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Tâm Thần: Nên Và Không Nên Làm Gì?
Giải Pháp Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Ăn Gì Chữa Mất Ngủ?
Giải Pháp Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Ăn Gì Chữa Mất Ngủ?
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

[…] Biến chứng không thể bỏ qua khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi bị tiểu đường type 1 là mạch máu trong võng mạc mắt bị tổn thương, gây nên bệnh võng mạc tiểu đường lâu dài dễ dẫn đến mù lòa. Ngoài ra, đây cũng là nguyên nhân gây nên hàng loạt vấn đề về thị lực ảnh hưởng sức khỏe người già như tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể. […]