Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Thiết Lập 8 Thói Quen Giúp Sống Thọ Hơn

Như chúng ta đã biết, tuổi thọ của con người dài hay ngắn được quyết định phần lớn bởi di truyền. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn có những cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi hợp lý để kéo dài tuổi thọ, như thiết lập chế độ ăn uống cân bằng, xây dựng lối sống lành mạnh và theo dõi sức khỏe cơ thể và điều trị bệnh tật kịp thời ….

Trong đó, việc thiết lập những thói quen sinh hoạt giúp sống lâu là cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi vừa đơn giản và dễ dàng mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện ngay tại nhà. Dưới đây là 8 thói quen mà người cao tuổi nên xây dựng để khỏe mạnh và sống lâu hơn.

1. Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi với chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và giúp kéo dài tuổi thọ. Điều này được lý giải, khi tuổi tác tăng lên, cơ thể thay đổi và nhu cầu dinh dưỡng cũng khác biệt so với khi còn trẻ. Do đó, trong thực đơn chăm sóc sức khỏe người cao tuổi mỗi ngày, các món ăn cần đảm bảo đầy đủ và đa dạng, cân bằng các nhóm chất như tinh bột, protein, chất béo, rau củ quả,… theo khuyến nghị của chuyên gia dinh dưỡng.

Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Thiết Lập 8 Thói Quen Giúp Sống Thọ Hơn
Nguồn: Freepik

Đặc biệt, để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đúng cách, trong bữa ăn chúng ta nên hạn chế các món ăn nhiều muối và đường. Muối là tác nhân có thể gây nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và cao huyết áp. Còn tiêu thụ quá nhiều đường có thể dẫn đến tình trạng thừa cân, tiểu đường type 2các vấn đề về sức khỏe răng miệng. Do đó, những loại thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối, đường, chất béo bão hòa và các chất phụ gia  cũng hạn chế tối đa trong những bữa ăn chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Thiết Lập 8 Thói Quen Giúp Sống Thọ Hơn
Nguồn: Freepik

2. Vệ sinh răng miệng thường xuyên

Để việc ăn uống được thuận lợi và giúp người cao tuổi hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả nhất, điều quan trọng không thể bỏ qua khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Điều này là bởi, khi tuổi càng lớn, cùng với các bộ phận khác trên cơ thể, răng cũng trở nên lão hóa và dễ mất đi. Do đó, việc vệ sinh răng miệng 2 lần 1 ngày càng trở nên quan trọng. Bởi thói quen này không chỉ giúp người cao tuổi bảo vệ sức khỏe răng miệng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể và tuổi thọ.

Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Thiết Lập 8 Thói Quen Giúp Sống Thọ Hơn
Nguồn: Freepik

Nếu người già không vệ sinh răng miệng đúng cách, mảng bám và vi khuẩn có thể tích tụ, gây sâu răng, viêm nướu, và các vấn đề về nướu. Bệnh viêm nướu không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến mất răng. Mất răng là nguyên nhân làm giảm khả năng ăn uống, từ đó dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ở người cao tuổi, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Vì vậy, để sống lâu và khỏe mạnh, người cao tuổi cần duy trì thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách, thăm khám nha sĩ định kỳ và thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Thiết Lập 8 Thói Quen Giúp Sống Thọ Hơn
Nguồn: Freepik

3. Duy trì cân nặng ở mức hợp lý

Việc ăn uống là vô cùng cần thiết để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Tuy nhiên, không phải lúc nào ăn nhiều cũng có lợi cho sức khỏe. Thậm chí, việc tiêu thụ thừa lượng calo cần thiết, gây nên tình trạng béo phì còn là tác nhân dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm, từ đó có thể rút ngắn tuổi thọ của người già. Vì vậy, người cao tuổi nên duy trì cân nặng ở mức hợp lý để duy trì sức khỏe tốt nhất và kéo dài tuổi thọ. Bởi, mức cân nặng phù hợp không chỉ giúp phòng ngừa các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, bệnh tim mạch, và huyết áp cao, mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh lý khác liên quan đến quá trình lão hóa như loãng xương, đau khớp và các vấn đề về hô hấp.

Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Thiết Lập 8 Thói Quen Giúp Sống Thọ Hơn
Nguồn: Freepik

Để đề phòng trường hợp thừa cân hoặc béo phì ở người cao tuổi, nên cho người cao tuổi kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng cân nặng, đặc biệt là các chỉ số khối cơ thể (BMI), và các chỉ số quan trọng khác như mức đường huyết, cholesterol, huyết áp. Việc theo dõi và can thiệp sớm sẽ giúp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi kịp thời, duy trì cân nặng khỏe mạnh và ngăn ngừa các bệnh lý tiềm ẩn.

Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Thiết Lập 8 Thói Quen Giúp Sống Thọ Hơn
Nguồn: Freepik

4. Hoạt động thể chất để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Một trong những yếu tố then chốt giúp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi duy trì sức khỏe, phòng ngừa nhiều bệnh tật và kéo dài tuổi thọ là việc vận động thể chất thường xuyên. Việc duy trì thói quen hoạt động thể chất thường xuyên sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, cơ bắp, xương khớp, tăng cường trí nhớ, và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, từ đó giúp người già sống lâu hơn.

Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Thiết Lập 8 Thói Quen Giúp Sống Thọ Hơn
Nguồn: Freepik

Bên cạnh tác dụng duy trì sức khỏe thể chất, việc luyện tập thể dục còn có ảnh hưởng tích cực đến tinh thần và chất lượng cuộc sống. Vì khi tập luyện, cơ thể được giải phóng endorphins – một loại hormone hạnh phúc – giúp làm giảm cảm giác lo âu, trầm cảm và căng thẳng, khiến người cao tuổi cảm thấy thư giãn và hạnh phúc hơn. Chất lượng cuộc sống được nâng cao là một trong những cách kéo dài tuổi thọ cho người cao tuổi.

Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Thiết Lập 8 Thói Quen Giúp Sống Thọ Hơn
Nguồn: Freepik

Để đảm bảo tập luyện an toàn và đạt hiệu quả, người cao tuổi cần lựa chọn các bài tập thể dục phù hợp với sức khỏe và tình trạng thể chất của mình. Tham khảo một số hoạt động thể chất an toàn và hiệu quả để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại đây.

5. Mỉm cười thường xuyên, tránh căng thẳng để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi về mặt tinh thần

Người xưa có câu: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Vậy mới thấy, việc mỉm cười thường xuyên có tác dụng quan trọng nhường nào đối với sức khỏe con người, đặc biệt là sức khỏe người già.

Theo các nghiên cứu đã được chứng minh, cười là hoạt động giải phóng các hormone hạnh phúc như endorphins và serotonin, giúp giảm căng thẳng, lo âu, và trầm cảm — những yếu tố có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Mỉm cười thường xuyên còn có tác dụng làm giảm mức độ cortisol, thư giãn cơ mặt, cải thiện sự linh hoạt và giảm nếp nhăn, từ đó làm chậm quá trình lão hóa. Thực tế, những người có thói quen cười thường xuyên có xu hướng sống lâu hơn những người có thái độ tiêu cực và u uất trong cuộc sống.

Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Thiết Lập 8 Thói Quen Giúp Sống Thọ Hơn
Nguồn: Freepik

Nhận thấy những giá trị tuyệt vời của nụ cười, khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, chúng ta nên chia sẻ những câu chuyện thú vị và tích cực trong cuộc sống để kích thích người già mỉm cười thường xuyên, giúp duy trì tinh thần lạc quan và cải thiện chất lượng cuộc sống, từ đó giúp kéo dài tuổi thọ và sống khỏe mạnh, vui vẻ.

Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Thiết Lập 8 Thói Quen Giúp Sống Thọ Hơn
Nguồn: Freepik

6. Chăm sóc giấc ngủ để cải thiện sức khỏe người cao tuổi

Bạn có biết? Giấc ngủ có ảnh hưởng trực tiếp đến cả thể chất lẫn tinh thần, bởi giấc ngủ ngon và sâu giúp cơ thể phục hồi, tái tạo năng lượng và phòng ngừa nhiều bệnh tật nguy hiểm. Chính vì vậy, một giấc ngủ chất lượng sẽ giúp người già duy trì sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.

Khi tuổi tác càng cao, nhịp sinh học thay đổi, người già thường có thói quen tỉnh giấc và nửa đêm, khó ngủ lại hoặc ngủ không sâu giấc, khiến chất lượng giấc ngủ bị giảm sút. Vì vậy, khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, nên tập thói quen cho người cao tuổi đi ngủ và thức dậy vào một giờ cố định mỗi ngày, kể cả vào cuối tuần. Việc này giúp điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Thiết Lập 8 Thói Quen Giúp Sống Thọ Hơn
Nguồn: Freepik

Để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giúp ngủ ngon hơn, bạn có thể gợi ý người già thực hiện các hoạt động thư giãn như đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng, hoặc thiền trước khi đi ngủ để giúp đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng hơn. Đồng thời, nếu gia đình có người lớn tuổi, bạn nên thiết kế phòng ngủ đảm bảo ánh sáng tối và chống tiếng ồn để chăm sóc giấc ngủ người già một cách tốt nhất.

Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Thiết Lập 8 Thói Quen Giúp Sống Thọ Hơn
Nguồn: Freepik

7. Tránh xa các loại chất gây nghiện

Các loại chất gây nghiện là kẻ thù của tuổi thọ. Các chất này, bao gồm thuốc lá, rượu bia, ma túy, và thậm chí một số loại thuốc kê đơn nếu lạm dụng, đều có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với cơ thể, từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống và tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, suy giảm tuổi thọ. Cụ thể:

7.1. Thuốc lá

Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra các loại ung thư, đặc biệt là ung thư phổi, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và các bệnh về mạch máu.

Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Thiết Lập 8 Thói Quen Giúp Sống Thọ Hơn
Nguồn: Freepik

7.2. Rượu bia

Lạm dụng rượu có thể dẫn đến viêm gan, xơ gan, hoặc thậm chí ung thư gan. Đặc biệt, trạng thái thiếu tỉnh táo khi say rượu, bia có thể làm tăng khả năng té ngã ở người cao tuổi và gây thương tích nghiêm trọng.

7.3. Ma túy

Có thể nói ma túy là kẻ sát nhân nguy hiểm bởi nó có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tổn thương não bộ, suy tim, bệnh gan, bệnh thận và các vấn đề về hô hấp. Người sử dụng ma túy có thể mất khả năng phán đoán và kiểm soát hành vi.

7.4. Thuốc kê đơn lạm dụng

Một số người cao tuổi có thể phụ thuộc vào thuốc giảm đau hoặc thuốc an thần. Việc sử dụng các loại thuốc này quá mức có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, bao gồm suy giảm chức năng gan, thận và các vấn đề về tâm lý như lo âu, trầm cảm.

Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Thiết Lập 8 Thói Quen Giúp Sống Thọ Hơn
Nguồn: Freepik

Vì vậy, để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giúp sống lâu hơn, người già cần tránh xa các chất gây nghiện. Trong trường hợp người già mắc chứng nghiện rượu bia, thuốc lá, hoặc ma túy, người thân cần tìm cách cai nghiện cho họ bằng việc thiết lập cho họ những thói quen lành mạnh, duy trì các mối quan hệ xã hội, tập thể dục đều đặn và tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết. Nói không với chất gây nghiện sẽ giúp người cao tuổi kéo dài tuổi thọ và cải thiện chất lượng sống trong suốt những năm tháng vàng son của cuộc đời.

8. Thiết lập và duy trì nhiều mối quan hệ xã hội lành mạnh

Thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội lành mạnh cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi về mặt tinh thần, không chỉ giúp người già sống lâu mà còn sống khỏe mạnh, hạnh phúc và đầy đủ mọi khía cạnh của cuộc sống. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người cao tuổi có các mối quan hệ xã hội vững chắc và tích cực tham gia các hoạt động xã hội thường có sức khỏe tốt hơn, tâm trạng ổn định và có tuổi thọ cao hơn so với những người sống cô đơn hoặc ít giao tiếp.

Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Thiết Lập 8 Thói Quen Giúp Sống Thọ Hơn
Nguồn: Freepik

Điều này có thể lý giải bởi những nguyên nhân sau:

– Các mối quan hệ xã hội giúp người già tránh khỏi cảm giác cô đơn, giúp người già cảm thấy bản thân được yêu thương, quan tâm và có giá trị.

– Việc giao tiếp thường xuyên với bạn bè, gia đình và tham gia các hoạt động cộng đồng giúp giảm căng thẳng, lo âu, ngăn ngừa trầm cảm và cải thiện tâm trạng.

– Ngoài ra, các mối quan hệ xã hội là cầu nối giúp người cao tuổi tham gia vào các hoạt động thể chất, trí tuệ, từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh và trí óc minh mẫn.

Vì vậy, khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, nên khuyến khích người già duy trì giao lưu xã hội, tham gia vào các hoạt động cộng đồng, đồng thời chăm sóc các mối quan hệ gia đình, để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tâm lý và thể chất. Đây là cách để người già tận hưởng cuộc sống nhiều niềm vui và ý nghĩa hơn, giúp sống lâu, sống khỏe và sống vui.

Tổng kết: 8 thói quen cần thiết lập để sống thọ hơn

Đọc thêm: 

Như vậy, có thể thấy để kéo dài tuổi thọ, chúng ta cần thực hiện đồng thời nhiều phương pháp để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi một cách tốt nhất. Ngay hôm nay, hãy thiết lập 8 thói quen quan trọng được đề cập trong bài viết trên để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi – những người thân yêu trong gia đình của bạn – để ông bà, cha mẹ bạn có thể tận hưởng những ngày tháng sống vui vẻ, khỏe mạnh và sống dài lâu cùng con cháu.

Độc giả quan tâm thông tin về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi hoặc có nhu cầu đăng ký đặt dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại nhà vui lòng bấm theo dõi hoặc liên hệ chúng tôi qua:

  1. Website: WeCare 247
  2. Hotline: 1900 5247
  3. Facebook: WeCare 247

Bài viết có tham khảo thông tin từ Website của Báo Sức khỏe và đời sống.

Đánh giá bài viết

5/5 - (6 bình chọn)

Bài viết khác

wecare247
CHĂM SÓC VIÊN WECARE SẴN SÀNG HỖ TRỢ BỆNH NHÂN DỊP TẾT 2025
Dinh Dưỡng Cho Sức Khỏe Gia Đình: Vì Sao Phụ Nữ Trong Độ Tuổi 20-30 Nên Ăn Chuối?
Dinh Dưỡng Cho Sức Khỏe Gia Đình: Vì Sao Phụ Nữ Trong Độ Tuổi 20-30 Nên Ăn Chuối?
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Tại Nhà: 5 Loại Thuốc Kháng Sinh Phổ Biến Bạn Nên Biết
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Tại Nhà: 5 Loại Thuốc Kháng Sinh Phổ Biến Bạn Nên Biết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận