Chăm Sóc Sức Khỏe Cá Nhân: 5 Tác Hại Nguy Hiểm Từ Béo Phì Và Cách Phòng Ngừa

Để chăm sóc sức khỏe cá nhân hiệu quả, việc đối mặt với béo phì là cực kỳ quan trọng. Tác hại của béo phì đối với sức khỏe con người vô cùng lớn, đặc biệt đối với người lớn tuổi và người đang mắc các bệnh lý nền khác. 

Chính vì thế, kế hoạch nâng cao sức khỏe cá nhân nên tập trung vào việc duy trì lối sống lành mạnh thông qua thực đơn chăm sóc sức khỏe cá nhân khoa học, tăng cường hoạt động thể chất và duy trì trạng thái tinh thần tích cực.

Hãy tìm hiểu ngay với We Care 247 về 5 tác hại đáng kể từ béo phì và phương pháp phòng tránh hiệu quả giúp bạn đảm bảo sức khỏe và tăng cường chất lượng cuộc sống.

Mức độ béo phì theo chỉ số BMI cần lưu ý trong chăm sóc sức khỏe cá nhân tại nhà

Béo phì là tình trạng sức khỏe ngày càng phổ biến, xuất phát từ tình trạng cơ thể chứa nhiều mỡ hơn mức cần thiết. Không chỉ gây ra vấn đề về trọng lượng, béo phì còn tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, và bệnh tim.

Mức độ béo phì theo chỉ số BMI cần lưu ý trong chăm sóc sức khỏe cá nhân tại nhà
Nguồn : Pexels

Ngày nay, béo phì được đánh giá thông qua chỉ số khối cơ thể (BMI) áp dụng cho người trưởng thành từ 20 tuổi trở lên, không phân biệt độ tuổi và giới tính. 

Chỉ số BMI được tính bằng cách chia cân nặng (kg) cho bình phương chiều cao (m).
Tham khảo kết quả chỉ số (BMI) để biết được mức độ béo phì hiện tại

  • Chỉ số BMI từ 25,0 đến 29,9 tương đương với thừa cân.
  • Chỉ số BMI từ 30,0 đến 34,9 : chẩn đoán béo phì độ 1.
  • Chỉ số BMI từ 35,0 đến 39,9 : chẩn đoán béo phì độ 2.
  • Chỉ số BMI từ 40,0 trở lên : béo phì độ 3 (béo phì cực độ hoặc nghiêm trọng)

Việc xác định mức độ béo phì của bản thân là vô cùng cần thiết trong chăm sóc sức khỏe cá nhân tại nhà. Điều này giúp bạn dễ dàng thiết lập một kế hoạch chăm sóc cá nhân hợp lý và phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.

5 tác hại điển hình của béo phì

Suy giảm hệ miễn dịch cơ thể khi chăm sóc sức khỏe cá nhân

Hệ miễn dịch của người béo phì thường hoạt động kém hiệu quả hơn và dễ bị ảnh hưởng nhanh chóng bởi các yếu tố gây bệnh. Do đó, họ có khả năng mắc bệnh cao hơn và thậm chí, khi mắc các bệnh nhiễm trùng, quá trình điều trị cũng thường kéo dài và phức tạp hơn.

Mắc bệnh xương khớp

Có hơn 1 người trong 3 người béo phì bất kỳ phải đối mặt với vấn đề viêm khớp, điều này đặc biệt dẫn đến những rủi ro đáng lo ngại. Đối với người đau khớp, việc thực hiện hoạt động thể dục thường trở nên khó khăn. Mỗi lượng cân nặng thêm càng gia tăng áp lực lên đầu gối đến 3-4 lần, tạo ra cảm giác đau đớn và làm cho sự di chuyển trở nên khó khăn hơn đối với họ.

Mắc bệnh xương khớp
Nguồn : Freepik

Bệnh lý tim mạch

Khi mỡ tích tụ nhiều trong máu và tuần hoàn máu qua các động mạch, nó có khả năng dính chặt vào thành mạch, dẫn đến hiện tượng xơ hóa của các động mạch máu. Các biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện, bao gồm nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Bệnh tiểu đường                                                                                                                                                                                   

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 tăng cao ở người béo phì, điều này liên quan đến sự không nhạy cảm với insulin. Trước đây, bệnh tiểu đường thường phổ biến sau 40 tuổi, tuy nhiên, do đại dịch béo phì, ngày nay nguy cơ này mở rộng đến đối tượng người trẻ hơn. Khoảng 90% người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 2 thuộc nhóm thừa cân hoặc béo phì.

Bệnh lý tiêu hóa                                                                                                                                                                                                                                                                 

GERD, hay còn gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản, xuất hiện khi lượng dịch dạ dày trào ngược lên thực quản vượt quá mức bình thường, gây ra các triệu chứng có hoặc không kèm theo tổn thương niêm mạc thực quản. 

Béo phì có thể dẫn đến các biến chứng nặng như bệnh Barrett thực quản, thậm chí đặt nguy cơ cao cho việc phát triển ung thư thực quản.

Bên cạnh 5 tác hại điển hình từ béo phì thì còn rất nhiều tác hại đáng kể khác như bệnh hô hấp (cơ hoành, khó phế quản), tác động tâm lý, thậm chí có thể dẫn đến vô sinh, ung thư … Chính vì thế, hãy có cho mình một kế hoạch chăm sóc sức khỏe cá nhân tại nhà khoa học để ngăn chặn nguy cơ béo phì cho chính bản thân bạn. 

Nguyên nhân phổ biến dẫn đến béo phì 

Nguyên nhân chính là sự mất cân bằng giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao, dẫn đến tích lũy mỡ. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ béo phì ở phụ nữ cao hơn nam giới. Phụ nữ béo phì thường xuất hiện ở những người ưa thức ăn nhanh, giàu năng lượng, ít rau, và uống nước ngọt. Có thể thấy rằng việc tuân thủ thực đơn chăm sóc sức khỏe cá nhân vô cùng quan trọng nếu muốn nâng cao chất lượng sức khỏe.

Ăn nhiều

Chế độ ăn uống và lối sống đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn đến tình trạng thừa cân và béo phì, với những nguyên nhân phổ biến như sau:

– Tiêu thụ nhiều thức ăn chế biến sẵn hoặc thức ăn nhanh, chúng thường chứa đựng lượng cao chất béo và đường, làm tăng nguy cơ béo phì.

– Đồ uống có cồn như rượu bia thường giàu calo, đóng góp vào việc tích tụ mỡ thừa.

– Suất ăn với lượng năng lượng cao hơn mức cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là khi thực hiện các bữa ăn buffet thường xuyên, khiến cho việc kiểm soát calo trở nên khó khăn và dẫn đến nguy cơ béo phì.

– Uống quá nhiều đồ uống có đường như nước ngọt và nước ép trái cây, là nguồn cung cấp calo dư thừa.

– Biến động tâm trạng có thể dẫn đến rối loạn ăn uống, tăng khả năng phát sinh vấn đề về cân nặng.

– Sự phổ biến của thực phẩm có hàm lượng calo cao, giá rẻ và thuận tiện hơn tạo ra thách thức trong việc duy trì lối sống ăn uống lành mạnh.

Ăn nhiều
Nguồn : Freepik

Ít vận động

Thiếu hoạt động thể chất là yếu tố quan trọng dẫn đến tình trạng béo phì. Phần lớn thời gian trong ngày của chúng ta dành cho công việc văn phòng, trong khi thói quen đi bộ hoặc đạp xe ngày nay thường bị thay thế bằng việc sử dụng ô tô và xe máy.

Các thói quen giải trí tại nhà như xem TV, lướt internet, chơi game trên máy tính và ít hoạt động thể dục làm tăng khả năng béo phì. Nếu không có đủ hoạt động thể chất để đốt cháy calo, năng lượng dư thừa sẽ lưu trữ dưới dạng chất béo trong cơ thể.

Ít vận động

Đối với những người đang cố gắng giảm cân, việc tăng cường hoạt động thể chất là cần thiết. Chúng ta có thể bắt đầu hình thành thói quen chăm sóc sức khỏe cá nhân tại nhà ngay hôm nay bằng việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.

Do di truyền

Các gen liên quan đến béo phì và thừa cân đóng vai trò quan trọng trong cách cơ thể chuyển đổi thức ăn thành năng lượng và lưu trữ chất béo. Ngoài ra, gen cũng có thể ảnh hưởng đến lựa chọn lối sống của mỗi người. 

Bên cạnh đó, có những tình trạng di truyền hiếm gặp như hội chứng Prader-Willi có thể làm tăng khả năng mắc béo phì. Đặc điểm di truyền được kế thừa từ cha mẹ, như hội chứng thèm ăn, có thể tạo ra thách thức trong quá trình giảm cân.

Do ảnh hưởng của nội tiết

Trong một số trường hợp, các bệnh tiềm ẩn như bệnh suy giáp hay rối loạn nội tiết và chuyển hóa (Cushing) có thể dẫn đến tăng cân. Tuy nhiên, nếu những tình trạng này được chẩn đoán và điều trị đúng cách, việc giảm cân sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Phương pháp ngăn chặn nguy cơ béo phì hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe cá nhân

Duy trì lối sống sinh hoạt lành mạnh

Chúng ta có thể giảm cân thành công bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và lối sống. Các biện pháp có thể bao gồm:

– Đặt mục tiêu giảm cân thực tế, với việc chỉ cần giảm 3% trọng lượng cơ thể ban đầu để giảm nguy cơ phát triển các biến chứng liên quan đến béo phì.

– Ưu tiên ăn chậm và tập trung vào bữa ăn, tránh sự phân tâm.

– Tự kiểm soát lượng thức ăn và tránh việc ăn quá mức.

– Có thể tạo động lực trong quá trình giảm cân bởi sự hỗ trợ của gia đình và bạn bè.

– Theo dõi tiến triển bằng cách định kỳ cân nặng và ghi chép kết quả trong kế hoạch chăm sóc sức khỏe cá nhân hàng ngày.

Áp dụng thực đơn chăm sóc sức khỏe cá nhân khoa học

Chúng ta có thể giảm cân thành công bằng cách tuân thủ chế độ ăn uống đúng cách kết hợp thực đơn chăm sóc sức khỏe cá nhân phù hợp. 

Để giảm từ 0,5 đến 1kg mỗi tuần, hầu hết mọi người nên giảm 600 calo năng lượng hàng ngày. Đối với nam giới, điều này có nghĩa là không tiêu thụ quá 1.900 calo mỗi ngày, trong khi phụ nữ nên giữ mức dưới 1.400 calo mỗi ngày. 

Cách hiệu quả nhất là thay thế thực phẩm không lành mạnh và giàu năng lượng như thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, và đồ uống có đường (bao gồm cả rượu) bằng những thực phẩm có lợi cho sức khỏe. 

Chính vì thế, thực đơn chăm sóc sức khỏe cá nhân khoa học nên bao gồm:

– Nhiều trái cây và rau quả

– Các thực phẩm giàu năng lượng như khoai tây, bánh mì, gạo, mì ống, đặc biệt là ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm chứa nhiều chất xơ

– Sữa và sản phẩm từ sữa

– Thực phẩm giàu protein từ thịt, cá, trứng, đậu, và nguồn protein từ thực phẩm thực vật

– Hạn chế thức ăn dầu mỡ và giảm lượng đường tiêu thụ, kể cả trong đồ uống.

Áp dụng thực đơn chăm sóc sức khỏe cá nhân khoa học
Nguồn : Freepik

Tăng cường hoạt động thể chất

Để duy trì sức khỏe cho cơ thể, hoạt động thể chất là yếu tố quan trọng trong chăm sóc sức khỏe cá nhân tại nhà. Các hoạt động này không chỉ ngăn chặn và kiểm soát hơn 20 loại bệnh, bao gồm giảm 40% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, mà còn tăng tiêu hao năng lượng và kích thích quá trình trao đổi chất cơ thể.

Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ khuyến cáo người lớn nên thực hiện ít nhất 150 phút hoạt động thể lực mỗi tuần. Việc này bao gồm tập thể dục cường độ vừa phải như đạp xe hoặc đi bộ. Bằng cách chia nhỏ thời gian luyện tập, việc duy trì hoạt động thể dục trở nên dễ dàng hơn. Ví dụ, bạn có thể tập thể dục 30 phút mỗi ngày và tập 5 ngày trong tuần để đạt được mục tiêu 150 phút

Hãy thử những bài tập thú vị và thư giãn để duy trì sự động lực. Sự kết hợp giữa tập nhịp điệu và luyện tập sức bền thường mang lại hiệu quả tốt hơn so với việc thực hiện chúng tách biệt..

Xem thêm:

>> Chăm sóc sức khỏe cá nhân với top 5 thực phẩm giàu năng lượng

>> Top 5 nhóm thực phẩm cần tránh khi lên thực đơn cho người bệnh mỡ máu

>> Chăm sóc sức khỏe cá nhân tại nhà thông qua ăn đúng cách : Thực phẩm gì tốt cho gan?

5 tác hại đáng kể từ béo phì không thể bỏ qua nếu muốn chăm sóc cá nhân hiệu quả : Tổng kết

Trên đây là 5 tác hại nghiêm trọng từ béo phì đến chăm sóc sức khỏe cá nhân và các phương pháp ngăn chặn nguy cơ béo phì hiệu quả. Hãy theo dõi fanpage WeCare 247 để thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất về chăm sóc sức khỏe cá nhân tại nhà.

Bài viết có tham khảo thông tin từ website của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec và Tổ hợp Y tế MEDIPLUS.

 

Đánh giá bài viết

5/5 - (4 bình chọn)

Bài viết khác

z5385421491981_3c9d2ac0083ca18585ca96180b541848
🍀🍀 ĐỒNG HÀNH CÙNG WECARE 247 MANG NƯỚC SẠCH VỀ CÁC TỈNH MIỀN TÂY 🍀🍀
qeqwe
THÔNG BÁO ĐIỀU CHỈNH GIÁ DỊCH VỤ GÓI CHĂM SÓC 247 NÂNG CAO TỪ 02.05.2024
5 Thực Phẩm Làm Chậm Lão Hoá Da - Hiểu Để Chăm Sóc Sức Khỏe Cá Nhân & Giữ Gìn Xuân Sắc
5 Thực Phẩm Làm Chậm Lão Hoá Da - Hiểu Để Chăm Sóc Sức Khỏe Cá Nhân & Giữ Gìn Xuân Sắc
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận