Our Service
Hotline: 1900 5247
Headquarter: 171 Tran Nao street, D2, Thu Duc City, HCMC
Business registration code: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn
- 78
- 28,165
Ung thư dạ dày là một trong những loại ung thư phổ biến. Căn bệnh này có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng không phải ai cũng biết rõ về các nguyên nhân gây ung thư, triệu chứng của bệnh qua các giai đoạn và cách chăm sóc người bệnh ung thư dạ dày đúng cách.
Bài viết này sẽ cung cấp cho độc giả một cái nhìn toàn diện về căn bệnh ung thư dạ dày.
Ung thư dạ dày là căn bệnh khởi phát do các tế bào trong dạ dày phát triển, sinh trưởng bất thường, tạo ra khối u ác tính. Theo Bộ Y tế, ung thư dạ dày phát triển qua 5 giai đoạn, nhưng thường diễn biến âm thầm ở các giai đoạn sớm nên khi phát hiện bệnh, người bệnh thường đã ở giai đoạn muộn.
Theo những nghiên cứu đã được công bố, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao gấp 2 lần nữ giới. Trong danh sách các loại ung thư phổ biến nhất thế giới, ung thư dạ dày ở nam giới đứng ở vị trí thứ 3 và ung thư dạ dày ở nữ giới đứng vị trí thứ 4.
Hiểu được điều này, việc chuẩn bị cho bản thân cẩm nang cách chăm sóc người bệnh ung thư dạ dày là điều vô cùng cần thiết.
Ung thư dạ dày xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong số đó, phải kể đến 4 nguyên nhân gây bệnh phổ biến:
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 70% các trường hợp ung thư dạ dày đều xuất phát từ nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori). Đây là loại vi khuẩn sống trong môi trường axit đậm đặc như dạ dày. Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây đứt gãy các ADN của tế bào niêm mạc dạ dày, dẫn đến hiện tượng viêm loét và làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Một trong những nguyên nhân ít người người đến nhất là việc ăn quá nhiều muối có thể gây ung thư dạ dày. Điều này xuất phát từ cơ chế hoạt động của vi khuẩn HP trong dạ dày con người. Muối là một chất xúc tác hoàn hảo để vi khuẩn HP hoạt động mạnh hơn, gây nên tổn thương cho niêm mạc dạ dày, từ đó dẫn đến nguy cơ ung thư dạ dày.
Việc sử dụng quá nhiều muối trong bữa ăn có thể gây nên ung thư dạ dày lúc nào không hay. Càng nguy hiểm hơn nếu bạn giữ thói quen ăn uống này khi gia đình có người nhà chớm bị ung thư dạ dày, khiến căn bệnh trở nên tồi tệ hơn. Thay vào đó, cách chăm sóc người bệnh cũng như phòng ngừa ung thư dạ dày hiệu quả là giảm hoặc cắt hẳn muối khi chế biến thực đơn hằng ngày.
Đọc thêm: Bí Kíp Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình: Hạn Chế Muối Để Phòng Tránh Ung Thư Dạ Dày
Không chỉ chế độ ăn uống, những thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng là một trong những nguyên nhân gây nên ung thư dạ dày, có thể kể đến như hút thuốc lá, tiêu thụ rượu bia quá mức,… Đặc biệt, những thói quen này thường tập trung ở người trẻ, dẫn đến những trường hợp mắc ung thư dạ dày có xu hướng trẻ hóa.
Ngoài ra, những người có tiền sử sức khỏe gia đình có người thân mắc ung thư dạ dày, người đó cũng có nguy cơ mắc bệnh cao. Bên cạnh đó, người đã từng mắc các bệnh về dạ dày như viêm loét, viêm dạ dày mãn tính cũng có thể dẫn đến ung thư dạ dày.
Khi mắc ung thư dạ dày, cơ thể không khởi phát những triệu chứng rõ ràng ngay ban đầu mà phát triển trong âm thầm. Các giai đoạn sớm, các dấu hiệu còn mơ hồ không rõ ràng nên người bệnh thường khó nhận biết.
Tuy nhiên, sau khi đã phát triển thành những giai đoạn sau, người bệnh ung thư dạ dày có những triệu chứng sau đây:
Khi gặp những triệu chứng trên, cần ngay lập tức đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán phát hiện bệnh, từ đó có những phương án điều trị và cách chăm sóc người bệnh hiệu quả.
Nếu phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn sớm, tỷ lệ chữa trị thành công là rất cao. Vì vậy, mỗi người nên khám sức khỏe tổng quát thường xuyên và định kỳ để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường của cơ thể, từ đó chuẩn bị phương án điều trị và cách chăm sóc người bệnh tốt nhất.
Ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư dạ dày, một số phương pháp được áp dụng vào điều trị như:
Bác sĩ sẽ cắt một phần hoặc toàn bộ dạ dày theo vị trí tổn thương.
Đây là phương pháp thông thường để tiêu diệt các tế bào ung thư. Việc dùng thuốc hóa chất đặc trị giúp ngăn ngừa và làm chậm quá trình phát triển của các khối u.
Phương pháp điều trị này sẽ sử dụng tia bức xạ tác động tại đúng vị trí dạ dày đang bị khối u làm tổn thương.
Các phương pháp điều trị tiến bộ kết hợp với cách chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật hiệu quả có tác dụng cải thiện và nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân.
Sau khi tiến hành những phương pháp điều trị cụ thể, người nhà bệnh nhân cần có cách chăm sóc người bệnh hiệu quả và đúng cách. Khoảng 4 ngày sau khi sử dụng hóa chất, người bệnh có thể bắt đầu ăn uống trở lại. Lúc này, người chăm sóc cần bổ sung các loại thực phẩm nhiều năng lượng và dễ hấp thu, ví dụ như thịt băm, cá, trứng, sữa, tôm,… Luôn cần ghi nhớ chế biến thực đơn ít muối là cách chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật hữu hiệu.
Bên cạnh lưu ý đến chế độ ăn uống, cần cho người bệnh tập luyện vận động nhẹ nhàng. 15 đến 20 phút vận động mỗi ngày là cách chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật hiệu quả.
Ngoài ra, người chăm sóc còn cần tuân thủ chế độ điều trị thuốc của bác sĩ để cải thiện sức khỏe người bệnh sau điều trị tốt nhất.
Những ngày đầu sau khi thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân chưa có nhu động ruột nên chưa thể ăn uống bình thường. Dinh dưỡng được truyền vào cơ thể bằng dịch truyền. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ chỉ định cho ăn theo đường nào và khi nào bắt đầu được ăn thì người chăm sóc mới bắt đầu tiến hành cho người bệnh ăn.
Cách chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật hiệu quả cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng như sau:
Khi áp dụng các phương pháp điều trị, người bệnh có thể gặp những biến chứng. Do đó, người chăm sóc cần theo dõi sát sao để phát hiện những tác dụng phụ. Nếu nhận thấy các dấu hiệu nhiễm trùng ở vết mổ, hoặc người bệnh cảm thấy đầy hơi, chướng bụng cần báo ngay cho bác sĩ để khắc phục kịp thời.
Sau khi xuất viện, người bệnh cần thường xuyên kiểm tra định kỳ tình trạng sức khỏe bản thân để sớm phát hiện tình trạng tái bệnh hoặc di căn ung thư. Từ đó, người bệnh có phương án điều trị và cách chăm sóc người bệnh hiệu quả.
Sau điều trị, người bệnh không chỉ cần chăm sóc về thể lực mà còn cần chăm sóc về tinh thần. Đây là thời điểm người bệnh cần nghỉ ngơi trong tâm thế thoải mái và thư thái, tránh lo lắng, suy nghĩ nhiều. Hỗ trợ tâm lý là cách chăm sóc người bệnh về mặt tinh thần hiệu quả.
Người bệnh cần được lắng nghe và thông cảm ở giai đoạn này. Đặc biệt, sau khi phẫu thuật, người bệnh chưa thể đi lại, các cách chăm sóc người bệnh nằm một chỗ chuẩn y khoa mang lại hiệu quả điều trị tích cực. Người chăm sóc có thể trò chuyện, đọc sách, xem tivi cùng người bệnh để tháo gỡ tâm lý cô đơn, buồn tủi khi người bệnh nằm một chỗ. Quan tâm về mặt tâm lý là một trong những cách chăm sóc người bệnh sau điều trị tốt nhất.
Đọc thêm:
Khi gia đình có người bệnh mắc ung thư dạ dày, từng thành viên trong nhà đều phải gánh vác thêm nỗi lo và trách nhiệm nặng nề. Cùng với đó, mỗi người cũng cần lo toan công việc cá nhân. Vì vậy, không phải ai cũng có điều kiện kề cận sát sao và có cách chăm sóc người bệnh kỹ lưỡng.
Một trong những cách chăm sóc người bệnh được nhiều gia đình lựa chọn là đặt dịch vụ chăm sóc sức khỏe của WeCare 247. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, mỗi chăm sóc viên tại WeCare 247 đều nghiêm túc, tận tụy, làm việc theo tôn chỉ: sự hồi phục của người bệnh là hạnh phúc của đội ngũ chăm sóc viên.
Độc giả quan tâm thông tin về cách chăm sóc người bệnh hoặc có nhu cầu đăng ký đặt dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà vui lòng bấm theo dõi hoặc liên hệ chúng tôi qua:
|
Bài viết có tham khảo thông tin từ Website của Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec và Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Pharmacity .
Đánh giá bài viết
Hotline: 1900 5247
Headquarter: 171 Tran Nao street, D2, Thu Duc City, HCMC
Business registration code: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn