Bí Kíp Bảo Vệ Sức Khỏe Gia Đình: Cách Xử Lý Say Nắng Ngày Hè

Say nắng, say nóng là tình trạng thường gặp vào mùa hè, nhất là vào thời điểm nắng nóng gay gắt như hiện nay. Dưới nền nhiệt cao, bệnh nhân say nắng, say nóng không chỉ xuất hiện triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi mà còn có nguy cơ dẫn đến tai biến mạch máu não nếu không được xử lý kịp thời. Do đó, bổ sung những kỹ năng đối phó với tình trạng say nắng, say nóng trong mùa hè vào cẩm nang sức khỏe gia đình là vô cùng cần thiết.

Tình trạng say nắng, say nóng là gì?

Say nắng

Say nắng là hiện tượng nhiệt độ cơ thể tăng cao (thường là trên 40 độ C), do tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng quá lâu. Các tia nắng chiếu thẳng vào vùng cổ vai gáy, dưới tác động liên tục của ánh nắng gay gắt, khiến trung tâm điều hòa thân nhiệt của cơ thể bị mất kiểm soát, dẫn đến rối loạn điều hòa thân nhiệt kèm tình trạng mất nước cấp.

Chăm sóc sức khỏe gia đình mùa nóng
Nguồn: Freepik

Say nắng thường có biểu hiện nặng ngay từ đầu, gây nên những tổn thương thần kinh từ nhẹ đến nặng và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe gia đình bạn.

Say nóng

Say nóng là tình trạng cơ thể mất nước kèm theo rối loạn điều hòa thân nhiệt, rối loạn vận mạch do ảnh hưởng từ nhiệt độ môi trường xung quanh. 

Việc phải phơi mình quá lâu dưới nền nhiệt độ ngoài trời quá cao, phải làm việc trong môi trường kín với nhiệt độ nóng bức (hầm lò, phòng kín) hoặc hoạt động thể lực quá sức dẫn đến tình trạng say nóng, thậm chí tình trạng này có thể tiến triển nặng thành sốc nhiệt. 

Do đó, phòng ngừa say nóng là biện pháp giúp bảo vệ tốt sức khỏe gia đình bạn.

Cách nhận biết người bị say nắng, say nóng để bảo vệ sức khỏe gia đình

Các triệu chứng của say nắng, say nóng còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, mức độ tăng thân nhiệt và thời gian phát hiện, nhưng chủ yếu là các biểu hiện sau:

  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao, sốt từ 40 độ C trở lên
  • Tăng nhịp tim, thở nhanh, khó thở tăng dần
  • Mệt mỏi, chân tay không có sức
  • Chóng mặt, đau đầu
  • Buồn nôn
  • Ngất, hôn mê
  • Da ửng đỏ, tăng tiết mồ hôi
Chăm sóc sức khỏe gia đình mùa nóng
Nguồn: Freepik

Nhận biết sớm các dấu hiệu của người bị say nắng, say nóng là cách bảo vệ sức khỏe gia đình hiệu quả. 

Nguyên nhân say nắng, say nóng phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình

Say nắng, say nóng thường do những nguyên nhân phổ biến sau:

  • Hoạt động và làm việc ngoài trời nắng quá lâu
  • Làm việc trong môi trường kín không khí lưu thông kém, nhiệt độ cao
  • Không bổ sung đủ nước cho cơ thể vào những ngày nắng nóng
  • Khả năng điều hòa thân nhiệt, thích nghi kém với điều kiện môi trường ở người già và trẻ em
  • Mặc quần áo quá dày khi hoạt động ngoài trời, không thấm hút mồ hôi
  • Do mắc các bệnh lý, rối loạn nội tiết tố hoặc sử dụng thuốc có tác dụng phụ làm giảm tiết mồ hôi

Chúng ta cần hiểu được các nguyên nhân dẫn đến say nắng, say nóng để phòng tránh và bảo vệ sức khỏe gia đình trước tác hại của cái nóng có thể lên đến mức đỉnh điểm 40 – 41 độ C như hiện nay.

Tác hại của say nắng, say nóng đến sức khỏe gia đình

Đặc điểm chung của say nắng, say nóng là đều dẫn đến tình trạng thân nhiệt tăng cao. Khi thân nhiệt tăng sẽ gây rối loạn điện giải, làm cơ thể mất một lượng nước lớn. Nếu không được bù nước kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe gia đình như:

  • Giảm chức năng tuần hoàn gây trụy tim mạch
  • Mất cân bằng nội môi
  • Có thể xuất hiện tình trạng xuất huyết do rối loạn đông máu
  • Gây rối loạn hoạt động chức năng của nhiều cơ quan như tim mạch, hô hấp, thần kinh
Chăm sóc sức khỏe gia đình mùa nóng
Nguồn: Freepik

Người bị say nắng, say nóng nếu không được xử trí kịp thời dễ dẫn đến hôn mê, co giật, suy đa tạng, thậm chí là tử vong. Say nắng, say nóng thường ảnh hưởng nhiều hơn đến sức khỏe của người già và trẻ nhỏ trong gia đình.

6 bước sơ cứu người bị say nắng, say nóng bảo vệ sức khỏe gia đình

Bước 1: Gọi cấp cứu

1 giờ sau khi bị say nắng, say nóng là khoảng thời gian vàng để cấp cứu người bệnh. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe gia đình, khi phát hiện người nhà bị say nắng, say nóng cần nhanh chóng gọi cấp cứu khẩn cấp 115 hoặc cơ sở y tế gần nhất.

Bước 2: Di chuyển người bị say nắng đến nơi thoáng mát

Trong thời gian chờ xe cấp cứu hoặc nhân viên y tế hỗ trợ, bệnh nhân cần được đưa đến nơi râm mát, thoáng khí như nơi có bóng râm, xe, nhà có nhiệt độ mát mẻ.

Nếu người bị say nắng, say nóng bất tỉnh và không bắt được mạch, cần nhanh chóng khai thông đường thở bằng phương pháp hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực.

Bước 3: Cởi bỏ bớt quần áo bên ngoài

Điều này góp phần lớn vào việc giảm thân nhiệt cho người bị say nắng, say nóng. Có thể kết hợp cùng phương pháp áp nước ấm lên người bệnh nhân và dùng quạt để tăng quá trình tỏa nhiệt (bệnh nhân nên nằm ở tư thế mà bề mặt da có thể hứng được càng nhiều gió càng tốt).

Bước 4: Kiểm tra nhiệt độ cơ thể người bệnh

Thân nhiệt tăng là yếu tố dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đối với người bị say nắng, say nóng. Việc thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của người bệnh giúp kiểm soát được tình trạng sức khỏe cũng như thân nhiệt hiện tại của người bị say nắng, say nóng. Từ đó tăng cường các biện pháp làm mát để đẩy nhanh quá trình hạ nhiệt cho cơ thể.

Bước 5: Dùng mọi cách làm mát cơ thể người bị say nắng, say nóng 

Để bảo vệ tốt sức khỏe gia đình, khi cấp cứu người nhà bị say nắng, say nóng cần ưu tiên làm mát cơ thể người bệnh bằng bất cứ cách nào như: 

  • Nếu người bệnh tỉnh táo, cho người bệnh uống nhiều nước mát hoặc dung dịch điện giải được pha đúng tỷ lệ.
  • Chườm mát bằng cách đắp khăn lạnh hoặc túi nước đá vào các vị trí có động mạch lớn như nách, bẹn, cổ.
  • Xịt mát cơ thể, dùng quạt phun sương,…
Chăm sóc sức khỏe gia đình mùa nóng
Nguồn: Freepik

Bước 6: Đánh giá tình trạng người say nắng, say nóng 

Đánh giá mức độ tỉnh táo của người nhà bằng cách lay gọi, tiếp xúc cũng là cách chăm sóc sức khỏe gia đình hiệu quả đối với trường hợp say nắng, say sóng.

  • Nếu người bị say nắng đã tỉnh táo thì tiến hành đỡ họ dậy, cho uống dung dịch bổ sung chất điện giải;
  • Nếu người say nắng chưa tỉnh, hãy tiếp tục làm mát cơ thể và nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình di chuyển vẫn tiếp tục chườm mát cho người bệnh. 

Biện pháp phòng ngừa say nắng, say nóng & bảo vệ sức khỏe gia đình

Điều quan trọng khi chăm sóc sức khỏe gia đình trong mùa hè là phải có các biện pháp phòng ngừa say nắng, say nóng.

Bổ sung đủ nước cho cơ thể

Để ngăn ngừa tình trạng mất nước, cần uống đầy đủ nước khi trời nắng nóng hoặc phải lao động nặng ngoài trời thời gian dài. 

Theo khuyến nghị, nên bổ sung cho cơ thể khoảng 700ml nước trước khi tập thể dục thể thao 2 giờ và có thể cân nhắc cung cấp thêm 250ml nước trước khi bước vào luyện tập. Cung cấp thêm cho cơ thể khoảng 250ml nước sau mỗi 20 phút trong lúc tập luyện.

Chăm sóc sức khỏe gia đình mùa nóng
Nguồn: Freepik

Tạo thói quen thường xuyên uống nước dù chưa cảm thấy khát. Có thể bổ sung thêm nước trái cây, nước ép rau củ mỗi ngày.

Sử dụng các biện pháp chống nắng để bảo vệ sức khỏe gia đình

  • Trang bị đầy đủ cho bản thân và gia đình các vật dụng chống nắng, chống nóng khi đi ra ngoài hoặc lao động dưới trời nắng như quần áo dài tay, quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón rộng vành, kính râm…
  • Sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPF từ 30 trở lên và thoa kem chống nắng 30 phút trước khi ra ngoài.
  • Hạn chế ra ngoài khi thời tiết nắng nóng trong khoảng thời gian từ 10 – 16h. Khi nhiệt độ bên ngoài tăng cao, tốt nhất bạn nên ở trong môi trường có không khí mát mẻ. Hãy tạo không gian thoáng mát trong nhà, văn phòng làm việc bằng cách buông rèm cửa để che chắn ánh nắng chiếu trực tiếp vào phòng. 
  • Không làm việc hoặc hoạt động thể thao quá lâu dưới thời tiết nắng nóng. Theo khuyến cáo, người lao động nên nghỉ ngơi định kỳ sau khoảng 45 phút hay 1 tiếng làm việc liên tục ở nơi nắng nóng, nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát từ 10 – 15 phút trước khi quay lại làm việc.
  • Không được để trẻ em hoặc bất kỳ ai trong xe hơi tắt máy, dù chỉ là thời gian ngắn, do nhiệt độ trong xe hơi có thể tăng hơn 11 độ C chỉ trong 10 phút.
Chăm sóc viên WeCare 247 đang chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Nguồn: WeCare 247

Đọc thêm:

Tình trạng say nắng, say nóng diễn ra khá phổ biến và hầu như không gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh nếu biết cách xử trí kịp thời. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp cấp cứu đúng cách cũng như các biện pháp phòng ngừa nắng nóng sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe gia đình bạn.

Hy vọng với bài viết trên, WeCare 247 đã giúp bạn hiểu thêm về say nắng, say nóng cũng như giúp bạn phòng tránh và xử lý kịp thời để hạn chế những rủi ro cho sức khỏe gia đình có thể gặp phải.

Để không bỏ lỡ những thông tin kiến thức sức khỏe bổ ích, hãy theo dõi Fanpage Facebook WeCare 247 bạn nhé.

Bài viết có sử dụng thông tin từ website của Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh, Sở Y Tế Hà Tĩnh và Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec.

Đánh giá bài viết

5/5 - (8 votes)

Bài viết khác

Cải thiện đau đầu khi chăm sóc sức khỏe gia đình
Cẩm Nang Cải Thiện Sức Khỏe Gia Đình: Hay Đau Đầu Nên Bổ Sung Dưỡng Chất Gì?
Phòng ngừa bệnh xơ cứng động mạch khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Lưu Ý Khi Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Không Nên Chủ Quan Với Bệnh Xơ Cứng Động Mạch
Cách chăm sóc người bệnh nằm một chỗ
Cẩm Nang Cách Chăm Sóc Người Bệnh Nằm Một Chỗ Thời Gian Dài
Subscribe
Notify of
guest
3 Góp ý
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

[…] Bí Kíp Bảo Vệ Sức Khỏe Gia Đình: Cách Xử Lý Say Nắng Ngày Hè […]

[…] Bí Kíp Bảo Vệ Sức Khỏe Gia Đình: Cách Xử Lý Say Nắng Ngày Hè […]

[…] cũng là loại thức uống có tác dụng hạ sốt cho người bị cảm nắng và say nắng. Nếu người thân có dấu hiệu mệt mỏi do say nắng, chuẩn bị ngay một ly […]