Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: Cách Điều Trị & Phòng Ngừa Chứng Ngưng Thở Khi Ngủ

Khi gặp các vấn đề về rối loạn giấc ngủ, người bệnh có thể bị ảnh hưởng nặng về sức khỏe thể chất và tinh thần. Trong đó, hội chứng ngưng thở khi ngủ được xem là “sát thủ trong giấc ngủ” mà nhiều người mắc phải nhưng không hay biết. Hãy cùng WeCare 247 tìm hiểu cách cải thiện chứng ngưng thở khi ngủ để bảo vệ sức khỏe gia đình qua bài viết dưới đây.

Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Những điều bạn cần biết để chăm sóc sức khỏe gia đình

1. Ngưng thở khi ngủ là chứng bệnh gì?

Ngừng thở khi ngủ là tình trạng rối loạn giấc ngủ xảy ra khi luồng khí hít vào bị gián đoạn tạm thời trên 10 giây và lặp đi lặp lại khi ngủ, kèm triệu chứng ngủ ngáy và ngủ ngày quá mức. Có hai dạng ngưng thở khi ngủ mà gia đình cần lưu ý  đó là: ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn và ngưng thở khi ngủ do trung ương.

Phòng ngừa ngưng thở khi ngủ khi chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Thực tế bản thân người bệnh rất khó để nhận biết bản thân mình mắc hội chứng này, mà cần sự quan sát và chú ý từ người thân khi chăm sóc sức khỏe gia đình.

2. Nguyên nhân gây ngưng thở khi ngủ

Bản chất của hội chứng ngưng thở khi ngủ là do lưỡi và các mô mềm ở hầu họng giãn ra, gây nghẽn đường thở một phần hoặc hoàn toàn. Một số nguyên nhân được xem là yếu tố nguy cơ dẫn đến chứng ngưng thở lúc ngủ mà khi chăm sóc sức khỏe gia đình cần lưu ý:

  • Tuổi tác: ngưng thở có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở độ tuổi trung niên và có xu hướng tăng dần theo tuổi tác.

  • Giới tính: nam bị chứng ngưng thở khi ngủ nhiều hơn nữ.

  • Thừa cân, béo phì.

  • Bất thường về cấu trúc đường hô hấp trên như phì đại amidan, hàm nhỏ, lưỡi to,…

  • Nghiện rượu.

  • Sử dụng chất gây nghiện, thuốc an thần.

  • Tiền sử gia đình có người bị chứng ngưng thở khi ngủ.

  • Mắc các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tim, nhược giáp,…

3. Những biến chứng của bệnh lý ngưng thở khi ngủ

Trong hai loại ngưng thở khi ngủ, thì ngưng thở do tắc nghẽn là thể bệnh thường gặp nhất và phổ biến ở nam giới. Tuy nhiên, theo thống kê chỉ có khoảng 10% người bệnh đi khám và nhận biết tình trạng này để điều trị, còn lại đa số trường hợp lại sống chung với căn bệnh này cho đến khi những biến chứng không may xảy ra.

Phòng ngừa ngưng thở khi ngủ khi chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng sức khỏe gia đình mà hội chứng ngưng thở khi ngủ gây ra bao gồm:

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Tai biến mạch máu não, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, suy tim,…

  • Dễ gặp phải các bệnh lý mạn tính: Hen suyễn, tiểu đường.

  • Ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần: giảm trí nhớ, giảm sự tập trung, rối loạn cảm xúc, trầm cảm.

  • Nguy cơ tai nạn: thiếu ngủ gây ra mệt mỏi vào ban ngày có thể dẫn đến tai nạn giao thông và tai nạn lao động.

Những câu hỏi thường gặp về chứng ngưng thở khi ngủ khi chăm sóc sức khỏe gia đình

1. Ai có thể mắc chứng ngưng thở khi ngủ?

Những đối tượng sau đây có nguy cơ cao mắc phải chứng ngưng thở khi ngủ:

  • Nam giới trên 40 tuổi

  • Phụ nữ tiền mãn kinh

  • Người thừa cân, béo phì

  • Người có cấu trúc bất thường về đường hô hấp

  • Người nghiện rượu, thuốc lá, chất gây nghiện hoặc đang sử dụng thuốc an thần

  • Người đang có các vấn đề bệnh lý mạn tính như tiểu đường, cao huyết áp.

2. Chứng ngưng thở khi ngủ có nguy hiểm không?

Ngưng thở khi ngủ là một rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng, làm giảm nồng độ oxy trong cơ thể, khiến cho chất lượng giấc ngủ không đảm bảo. Theo thời gian, chứng bệnh này sẽ khiến sức khỏe người bệnh suy giảm nhanh chóng và còn gây ra những biến chứng rất đáng tiếc như đột quỵ.

Phòng ngừa ngưng thở khi ngủ khi chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Một điều nguy hiểm nữa là người bệnh không thể tự nhận biết tình trạng này. Do đó, đòi hỏi người thân trong việc chăm sóc sức khỏe gia đình phải nhận biết từ biểu hiện sớm ban đầu của chứng ngưng thở khi ngủ với các triệu chứng như ngáy hoặc cảm giác nghẹt thở của người bệnh khi ngủ.

3. Chứng ngưng thở khi ngủ có di truyền không?

Trong chăm sóc sức khỏe gia đình, yếu tố di truyền là một trong số những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng ngưng thở khi ngủ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng người có người thân mắc hội chứng này sẽ có nguy cơ ngưng thở khi ngủ cao hơn người bình thường.

Để giải thích cho việc này, thì theo các chuyên gia, yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến cấu trúc đường hô hấp trên, hình dạng khuôn mặt, kích thước cổ, lưỡi,… đây đều là những yếu tố góp phần gây ra chứng ngưng thở khi ngủ.

Cẩm nang sức khỏe gia đình: Cách điều trị chứng ngưng thở khi ngủ 

1. Can thiệp y tế chuyên nghiệp tại bệnh viện

1.1 Dùng máy thở áp lực dương CPAP

Máy thở áp lực dương (CPAP – Continuous Positive Airway Pressure) là phương pháp điều trị phổ biến và hiệu quả cho chứng ngưng thở khi ngủ. Thiết bị này hoạt động bằng cách cung cấp luồng khí áp lực dương liên tục qua mặt nạ nhằm nâng đỡ cơ vùng hầu họng, và giữ cho đường thở của người bệnh không bị tắc nghẽn trong suốt quá trình ngủ.

Theo khuyến cáo của Hội Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ (AASM), để đạt hiệu quả tốt về mặt điều trị khi chăm sóc sức khỏe gia đình có người bị ngưng thở khi ngủ, mỗi đêm người bệnh nên sử dụng máy tối thiểu 4 giờ và mỗi tháng có tối thiểu 70% số ngày sử dụng.

Phòng ngừa ngưng thở khi ngủ khi chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

1.2 Dùng dụng cụ nâng hàm

Dụng cụ nâng hàm là một phương pháp điều trị không phẫu thuật phù hợp khi chăm sóc sức khỏe gia đình có người bệnh ngưng thở khi ngủ, đặc biệt là trong các trường hợp nhẹ đến trung bình và người bệnh có hàm dưới nhỏ, đưa ra sau. 

Thiết bị này hoạt động bằng cách đẩy hàm dưới ra phía trước trong khi ngủ, giúp mở rộng đường hô hấp trên và giảm tình trạng tắc nghẽn, từ đó ngăn ngừa ngừng thở. 

Dụng cụ nâng hàm thường được làm theo khuôn răng của từng người, giống như một loại niềng răng, giúp người bệnh dễ dàng thích nghi và sử dụng hàng đêm. Phương pháp này có thể hiệu quả với những người không thể sử dụng máy thở áp lực dương (CPAP) hoặc muốn có giải pháp điều trị ít cồng kềnh hơn. 

1.3 Phẫu thuật tai mũi họng

Phẫu thuật tai mũi họng thường được áp dụng khi các biện pháp không phẫu thuật như máy thở áp lực dương (CPAP) hoặc dụng cụ nâng hàm không hiệu quả hoặc không phù hợp. Mục tiêu của phẫu thuật là loại bỏ hoặc giảm bớt các tắc nghẽn trong đường hô hấp trên, giúp cải thiện luồng khí qua đường thở khi ngủ.

Phòng ngừa ngưng thở khi ngủ khi chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Các loại phẫu thuật phổ biến bao gồm: 

  • Cắt bỏ amidan
  • Phẫu thuật vòm họng 
  • Phẫu thuật điều chỉnh cấu trúc mũi hoặc hàm

Mỗi loại phẫu thuật được chỉ định dựa trên nguyên nhân cụ thể gây tắc nghẽn. Phẫu thuật có thể cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ và giảm các triệu chứng ngưng thở, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ biến chứng và không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả lâu dài, do đó khi chăm sóc sức khỏe gia đình có người bị ngưng thở khi ngủ phải phẫu thuật, cần cân nhắc kỹ lưỡng và tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

1.4 Đa ký giấc ngủ

Đa ký giấc ngủ (polysomnography) là một phương pháp chẩn đoán quan trọng để đánh giá và điều trị chứng ngưng thở khi ngủ. Đây là một quá trình theo dõi toàn diện các hoạt động sinh lý của cơ thể trong suốt giấc ngủ, bao gồm điện não đồ (EEG), nhịp tim, chuyển động mắt, mức oxy trong máu và các thông số hô hấp. 

Kết quả của đa ký giấc ngủ giúp bác sĩ xác định chính xác mức độ và tần suất ngưng thở, cũng như các giai đoạn giấc ngủ bị ảnh hưởng. Dựa trên dữ liệu này, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán cụ thể và thiết lập kế hoạch điều trị phù hợp, chẳng hạn như sử dụng máy thở áp lực dương (CPAP), dụng cụ nâng hàm, hoặc thậm chí phẫu thuật nếu cần thiết. 

Phòng ngừa ngưng thở khi ngủ khi chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Bệnh viện Lão Khoa Trung Ương

Trong cách chăm sóc sức khỏe gia đình có người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ, thì đa ký giấc ngủ là bước đầu tiên không thể thiếu để đảm bảo rằng bệnh nhân được điều trị hiệu quả và giảm thiểu nguy cơ biến chứng.

2. Cách điều trị và chăm sóc người bệnh có chứng ngưng thở khi ngủ tại nhà

Điều trị và chăm sóc sức khỏe gia đình có người bệnh ngưng thở khi ngủ tại nhà đòi hỏi sự kết hợp giữa các biện pháp điều trị y tế và thay đổi lối sống. Dưới đây là một số cách chăm sóc hiệu quả:

Giảm cân

Thừa cân là một yếu tố nguy cơ quan trọng gây ra chứng ngưng thở khi ngủ. Do đó, giảm cân có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng và nâng cao sức khỏe tổng thể người bệnh.

Tư thế ngủ

Ngủ nghiêng thay vì nằm ngửa có thể giúp giảm ngưng thở, vì tư thế nằm ngửa dễ gây tắc nghẽn đường thở hơn.

Hạn chế rượu và thuốc an thần

Các chất này làm giãn cơ ở cổ họng, dễ gây tắc nghẽn đường thở.

Thiết lập giờ giấc ngủ đều đặn

Giấc ngủ đủ và đều đặn có thể giúp cải thiện tình trạng ngưng thở.

Theo dõi triệu chứng

Cách chăm sóc sức khỏe gia đình hiệu quả là người nhà nên theo dõi các triệu chứng của người bệnh, như buồn ngủ quá mức vào ban ngày, ngáy to, hay các thay đổi trong hành vi hoặc tâm trạng. Nếu có dấu hiệu xấu đi, cần đưa người bệnh đi thăm khám.

Tạo môi trường ngủ thoải mái

Đảm bảo phòng ngủ yên tĩnh, thoáng mát và không có ánh sáng mạnh giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Người bệnh nên được kiểm tra sức khỏe định kỳ để đánh giá hiệu quả của các biện pháp điều trị và điều chỉnh nếu cần thiết.

Phòng ngừa ngưng thở khi ngủ khi chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Đọc thêm:

Điều trị ngưng thở khi ngủ là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự kiên nhẫn, cũng như sự kết hợp giữa y học và thay đổi lối sống để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ các phương pháp giúp điều trị và phòng ngừa chứng ngưng thở khi ngủ nhằm giúp bạn có cách chăm sóc sức khỏe gia đình tốt nhất. 

Để cải thiện và phòng ngừa chứng ngưng thở khi ngủ hiệu quả, bạn và gia đình cũng nên chú ý đến lối sống sinh hoạt lành mạnh và tập các thói quen giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Để không bỏ lỡ những tin tức hay và bổ ích về sức khỏe bạn đọc hãy theo dõi Fanpage Facebook WeCare 247.

Bài viết có sử dụng thông tin từ website của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

 

Đánh giá bài viết

5/5 - (8 votes)

Bài viết khác

wecare247
CHĂM SÓC VIÊN WECARE SẴN SÀNG HỖ TRỢ BỆNH NHÂN DỊP TẾT 2025
Dinh Dưỡng Cho Sức Khỏe Gia Đình: Vì Sao Phụ Nữ Trong Độ Tuổi 20-30 Nên Ăn Chuối?
Dinh Dưỡng Cho Sức Khỏe Gia Đình: Vì Sao Phụ Nữ Trong Độ Tuổi 20-30 Nên Ăn Chuối?
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Tại Nhà: 5 Loại Thuốc Kháng Sinh Phổ Biến Bạn Nên Biết
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Tại Nhà: 5 Loại Thuốc Kháng Sinh Phổ Biến Bạn Nên Biết
Subscribe
Notify of
guest
1 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

[…] Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: Cách Điều Trị & Phòng Ngừa Chứng Ngưng Thở Khi… […]