Chăm Sóc Sức Khỏe Cá Nhân Tại Nhà: Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Đo Huyết Áp Điện Tử Đúng Cách

Theo dõi các chỉ số sức khỏe khi chăm sóc sức khỏe cá nhân tại nhà cá nhân tại nhà là một thói quen quan trọng để đảm bảo sức khỏe và phòng tránh bệnh tật. Trong đó, đo và theo dõi chỉ số huyết áp là một trong những thói quen được các bác sĩ chuyên khoa khuyến nghị phổ biến nhất.

Trong bài viết này, hãy cùng đọc thêm về các chỉ số huyết áp bạn cần biết, cách sử dụng công cụ đo huyết áp điện tử và những điều cần lưu ý.

Các chỉ số cần biết trên máy đo huyết áp điện tử

Màn hình hiển thị của máy đo huyết áp điện tử | Nguồn: Wallpaperflare

Mỗi gia đình, đặc biệt là những hộ có người lớn tuổi và người bệnh, nên tự trang bị một máy đo huyết áp điện tử để việc chăm sóc sức khỏe cá nhân tại nhà được hiệu quả và nhanh chóng hơn. 

Thông thường, trên màn hình điện tử của máy sẽ hiển thị ba chỉ số sau:   

Huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa)

Huyết áp tối đa, hay còn được các chuyên gia Y khoa gọi là huyết áp tâm thu, là áp lực tối đa mà máu tác động lên thành mạch máu trong quá trình bơm máu ra khỏi tim và động mạch.

SYS là ký hiệu của huyết áp tâm thu trên các máy đo điện tử.

Huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu)

Huyết áp tối thiểu, hay còn được gọi là huyết áp tâm trương, là áp lực mà máu tác động lên thành mạch trong lúc tim nghỉ giữa các nhịp đập. Huyết áp tâm trương thường thấp hơn huyết áp tâm thu.

DIA là ký hiệu của huyết áp tâm trương trên các máy đo điện tử.

Chỉ số nhịp tim (mạch đập)

Trên các máy đo huyết áp hiện đại, người dùng có thể xem chỉ số huyết áp và cả nhịp tim trên cùng một bảng hiển thị. Chỉ số nhịp tim được ký hiệu là Pulse/min, thường nằm ở góc phải, dưới cùng của màn hình.

Có thể nói, chỉ với một thao tác trên máy đo huyết áp điện tử, gia đình có thể biết được tất cả các chỉ số quan trọng cần lưu ý trong quá trình chăm sóc sức khỏe cá nhân tại nhà – huyết áp, nhịp tim. Chính vì sự tiện lợi này mà ngày càng nhiều gia đình tự trang bị máy đo huyết áp điện tử.

Cách đo chỉ số huyết áp trên máy đo điện tử khi chăm sóc sức khỏe cá nhân tại nhà

Tư thế chuẩn

Our Caregivers WeCare 247 đang đo huyết áp cho bệnh nhân | Nguồn: WeCare 247

Để việc đo huyết áp đạt hiệu quả tốt nhất, hãy cố gắng thực hiện đo bằng tư thế chuẩn như sau:

  • Ngồi vững trên ghế, cố giữ cho lưng thẳng, không gù lưng, không dịch chuyển và rung lắc cơ thể.
  • Duỗi thẳng cánh tay trên bề mặt phẳng
  • Phần khuỷu tay đặt ngang với tim
  • Giữ cơ thể thoải mái, thả lỏng, không đè ngực, đè tay hay bất kỳ tư thế nào gây căng thẳng, khó thở

Quy trình đo huyết áp khi chăm sóc sức khỏe cá nhân tại nhà

  • Quấn vòng bít (là vòng vải có thiết kế dạng tròn, có khoảng trống ở giữa để lồng vào cánh tay) với một lực vừa phải, không quá lỏng làm rơi rớt vòng, không quá chặt làm máu khó lưu thông.
  • Sau khi ổn định tư thế, thở đều, vòng bít đủ chặt, mở máy đo. 
  • Màn hình sẽ tự động hiện về số 0, sau đó người dùng sẽ cảm nhận được có một lực bơm khí đang liên tục ép vào cánh tay, cùng lúc đó màn hình máy đo liên tục hiển thị số tăng dần lên tới hơn 100.
  • Sau vào giây, bắt đầu xả hơi khỏi vòng bít. Số liệu từ từ ổn định lại đến khi dừng hẳn.

Những điều cần lưu ý 

  • Nên thực hiện đo huyết áp ở cả hai tay và lấy số liệu ở bên cao hơn.
  • Khi đo huyết áp, hãy cố giữ tinh thần thoải mái nhất cơ thể để giữ nhịp tim ổn định, không bị quá nhanh vì phấn khích, hồi hộp, hay chậm vì mệt mỏi, kiệt sức.
  • Không chèn ép cổ tay, tim hay các vùng thở để nhịp tim được bình thường, giúp số liệu đo được chính xác nhất.
  • Nên đo huyết áp tối thiểu 1 lần/ ngày.
  • Nên ghi nhận và theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên để báo bác sĩ nếu có chỉ số huyết áp cao – thấp bất thường.

Ai cũng nên thường xuyên đo huyết áp, nhịp tim và giành nhiều sự quan tâm chăm sóc sức khỏe cá nhân tại nhà. Từ người trẻ đến người già – tất cả đều nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên để nhanh chóng ngăn chặn nguy cơ bệnh tật nếu không may xảy ra.

Lưu ý ngồi thẳng, đặt tay lên bề mặt phẳng và hít thở đều khi đo huyết áp | Nguồn: iStock

Cách đọc chỉ số huyết áp trên máy đo điện tử

Như đã giới thiệu ở phần 1 – Các chỉ số cần biết, sau khi kết thúc quá trình đo huyết áp, máy sẽ tự động hiện lên ba chỉ số: SYS, DIA, và Pulse/min, trong đó:

  • SYS (mmHg): chỉ số huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa)
  • DIA (mmHg): chỉ số huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu)
  • Pulse/min: chỉ số nhịp tim trong 1 phút

Chỉ số sinh tồn bình thường

Huyết áp tâm trương 90-140
Huyết áp tâm thu 60-90
Nhịp tim 60-80 lần/ phút

Hãy dựa vào bảng trên đây và so sánh với chỉ số huyết áp vừa thu thập được. 

Chỉ cần một trong hai chỉ số (huyết áp tâm trương hoặc tâm thu) bất thường, thì bạn đã có dấu hiệu của bệnh cao hoặc thấp huyết áp, hoặc nghiêm trọng hơn, là các bệnh về tim mạch. Hãy đi khám bác sĩ sớm nếu một trong hai chỉ số huyết áp bất thường để được điều trị tốt nhất nhé.

WeCare 247 – Đồng hành cùng gia đình bạn trong việc chăm sóc sức khỏe cá nhân tại nhà

Chăm sóc sức khỏe cá nhân tại nhà | Nguồn: WeCare 247

Được thành lập vào năm 2017, WeCare 247 tự hào là một trong những đơn vị tiên phong trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cá nhân. Sau 6 năm hoạt động, chúng tôi đã nhận được nhiều thành tích đáng kể:

  • 100% chăm sóc viên được đào tạo bài bản và kiểm tra tay nghề định kỳ
  • Hơn 33 bệnh viện lớn và uy tín là đối tác
  • Hơn 20,000 gia đình Việt Nam tin tưởng sử dụng dịch vụ

Bạn đang tìm kiếm chăm sóc viên với đầy đủ kiến thức chuyên môn, tay nghề và kinh nghiệm để chăm sóc người bệnh tại nhà? Hãy để WeCare 247 giúp bạn.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn chi tiết. 

Đánh giá bài viết

5/5 - (6 votes)

Bài viết khác

Hướng Dẫn Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Điều Trị Viêm Đa Khớp
Hướng Dẫn Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Điều Trị Viêm Đa Khớp
Những Sai Lầm Thường Gặp Phải Khi Chăm Sóc Người Bệnh Tai Biến Mạch Máu Não
Những Sai Lầm Thường Gặp Phải Khi Chăm Sóc Người Bệnh Tai Biến Mạch Máu Não
Bảo Vệ Sức Khỏe Gia Đình Khỏi Căn Bệnh Viêm Mũi Dị Ứng Mùa Lạnh
Bảo Vệ Sức Khỏe Gia Đình Khỏi Bệnh Viêm Mũi Dị Ứng Mùa Lạnh
Subscribe
Notify of
guest
4 Góp ý
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

[…] Theo dõi huyết áp, kiểm soát cân nặng và chỉ số cholesterol trong cơ thể. Những căn bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp có thể làm ảnh hưởng trầm trọng hơn các bệnh liên quan đến mắt. […]

[…] Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Đo Huyết Áp Điện Tử Đúng Cách […]

[…] được khuyến khích khám sức khỏe định kì, đặc biệt là kiểm tra chỉ số huyết áp, chỉ số cholesterol, tầm soát ung thư, đái tháo đường,… để các bác sĩ […]

[…] Đo huyết áp cho người bệnh I Nguồn: Freepik Tụt huyết áp (Hay còn gọi Hạ huyết áp hoặc Huyết áp thấp) là tình trạng khi áp lực của dòng máu tác động lên thành động mạch ở cơ thể giảm xuống mức thấp hơn bình thường dẫn đến sự thiếu máu và dưỡng chất đến các cơ quan và mô gây ra các tình trạng chóng mặt, khó chịu,… Nói một cách dễ hiểu, người bị hạ huyết áp thì chỉ số huyết áp toàn thân trên máy đo sẽ giảm xuống dưới mức 90/60 mmHg. Còn đối với người bình thường, khỏe mạnh thì chỉ số sẽ dưới 120/80 mmHg. >>> Xem thêm về các chỉ số sinh tồn cần biết khi chăm sóc sức khoẻ cá nhân tại nhà và cách đọc chỉ số trên máy đo huyết áp. […]