7 Cách Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi Chống Té Ngã

Theo thống kê tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 1,5 – 1,9 triệu người già bị té ngã, 5% trong số đó phải nhập viện điều trị. Tỉ lệ chấn thương do té ngã ở người cao tuổi từ 10 – 25%, trong đó gãy xương chiếm tỉ lệ cao nhất lên đến 87% và hầu hết là các trường hợp người cao tuổi té ngã tại nhà. Do đó, chủ động có các biện pháp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại nhà phòng ngừa nguy cơ té ngã góp phần bảo vệ sức khỏe và chất lượng sống người già lúc xế chiều.

Hậu quả sức khỏe khi người cao tuổi té ngã

Té ngã là nguyên nhân phổ biến dẫn đến những chấn thương làm ảnh hưởng khả năng vận động, gây tốn kém cho việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng như:

Chấn thương

Chấn thương sọ não và gãy xương là những chấn thương phổ biến, trong đó gãy xương hông chiếm 90%. Các chấn thương thường gặp khác như bong gân, trật khớp, bầm tím, tụ máu não,…

Giảm khả năng vận động

Người cao tuổi bị té ngã thường vận động khó khăn, các hoạt động thường ngày mang tính phụ thuộc, dẫn đến giảm chất lượng cuộc sống.

Ảnh hưởng sức khỏe tinh thần

Té ngã ở người già gây tâm lý ám ảnh, sợ hãi, thậm chí là trầm cảm ở các trường hợp nặng.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi phòng chống té ngã
Nguồn: Freepik

Nguyên nhân tình trạng té ngã ở người cao tuổi tăng cao

1. Vấn đề lão hóa

Lão hóa làm dẫn đến những vấn đề sức khỏe tuổi già và những thay đổi sinh lý cơ thể, dẫn đến việc giảm khả năng linh hoạt của các cơ và khớp, thị lực kém, dẫn truyền thần kinh chậm. Đây là lý do vì sao người lớn tuổi thường đi chậm, bước chân ngắn và dễ té ngã. 

Các nghiên cứu cho thấy, các hoạt động trị liệu làm tăng sức mạnh cơ bắp là một biện pháp quan trọng giúp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đề phòng té ngã.

2. Ảnh hưởng do bệnh lý tuổi già

Một số bệnh lý không những gây khó khăn cho việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi mà còn làm tăng nguy cơ té ngã như:

  • Thoái hóa khớp, viêm khớp, cứng khớp, làm cản trở hoạt động của khớp.
  • Yếu cơ, co cứng cơ làm giảm độ cao và chiều dài bước chân, làm cho bước đi mất thăng bằng và độ ổn định.
  • Bệnh tim mạch: hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim, thiếu máu não,… khiến người cao tuổi cảm thấy chóng mặt khi thay đổi tư thế đột ngột.
  • Một số bệnh lý tuổi già khác: đục thủy tinh thể, hạ đường huyết, parkinson, tiền đình, lú lẫn.
Người cao tuổi mắc bệnh xương khớp
Nguồn: Freepik

3. Nguy cơ té ngã đến từ môi trường sống

Cần đặc biệt quan tâm đến không gian sống và thói quen sinh hoạt khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Nguyên nhân từ môi trường sống gây té ngã thường gặp nhất là:

  • Trang phục không phù hợp: quần áo, giày dép quá rộng hoặc quá chật, 
  • Không gian sống thiếu an toàn: ghế ngồi quá cao hoặc quá thấp; nội thất gia đình bố trí không phù hợp, nhiều thảm trải hay dây điện, bề mặt sàn nhà trơn trượt, có nhiều chướng ngại vật; cầu thang dốc, không có tay vịn; không gian sống không đủ ánh sáng.

4. Tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Việc người cao tuổi sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh như thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật có tác dụng phụ như gây buồn ngủ, thiếu tập trung, lú lẫn,… có thể làm tăng nguy cơ té ngã.

Do đó, người nhà cần đặc biệt theo dõi sát sao việc sử dụng thuốc khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi để tránh tác dụng phụ không mong muốn và giảm nguy cơ té ngã ở người cao tuổi.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Nguồn: Freepik

7 cách đơn giản chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ngăn ngừa nguy cơ té ngã

1. Duy trì hoạt động thể chất và luyện tập thăng bằng

Duy trì hoạt động thể chất đều đặn mỗi ngày không những có ý nghĩa quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi mà còn giúp làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp, duy trì sự dẻo dai và linh hoạt của cơ thể.

Người cao tuổi tập thể dục hằng ngày kết hợp các bài tập thăng bằng giúp xương chắc khỏe, tăng sức cơ, tăng khả năng kiểm soát thăng bằng cho cơ thể và giảm đáng kể nguy cơ té ngã.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Nguồn: Freepik

Có nhiều hình thức vận động phù hợp với tuổi già như: tập thể dục dưỡng sinh, tập thái cực quyền, đi bộ, bơi lội, khiêu vũ,… Tuy nhiên, người cao tuổi nên lựa chọn luyện tập với cường độ và mức độ tập nhẹ nhàng để hạn chế những chấn thương do luyện tập thể thao gây ra.

2. Theo dõi sức khỏe định kỳ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Khám sức khỏe tổng quát định kỳ giúp bác sĩ có thể đánh giá được nguy cơ té ngã ở người cao tuổi thông qua kết quả thăm khám như các chỉ số xét nghiệm máu, chỉ số sinh tồn, hệ thần kinh, cơ xương khớp, tim mạch,…

Đồng thời việc khám sức khỏe tổng quát cho người cao tuổi còn giúp phát hiện sớm các bệnh lý để kịp thời điều trị, tư vấn biện pháp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và dự phòng những biến chứng có thể dẫn đến nguy cơ té ngã.

Ví dụ:

  • Người cao tuổi mắc bệnh Parkinson cần tập vật lý trị liệu cải thiện di chuyển.
  • Người cao tuổi mắc các vấn đề tim mạch nên được tầm soát và điều trị.
  • Người cao tuổi bị trầm cảm nên được sử dụng thuốc có hiệu quả với liều thấp nhất và tái khám thường xuyên.
Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Nguồn: Freepik

3. Chế độ dinh dưỡng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi lành mạnh

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi với một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất và cần bằng giữa các thành phần dinh dưỡng thiết yếu như đạm, đường, chất béo cùng các vitamin và khoáng chất giúp hạn chế tình trạng loãng xương, yếu cơ, cũng như các bệnh lý mạn tính tuổi già.

Đồng thời, bổ sung vitamin D cũng được xem là một biện pháp phòng ngừa té ngã ở người già dễ dàng và an toàn. Theo nghiên cứu, bổ sung vitamin D giúp giảm 19% nguy cơ té ngã ở người cao tuổi.

Bên cạnh đó, người cao tuổi cần hạn chế ăn đồ chiên rán quá nhiều dầu mỡ, hạn chế uống rượu bia cũng như sử dụng các chất kích thích để bảo vệ sức khỏe tổng thể.

4. Tạo môi trường sống an toàn để chống ngã & chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Có đến 30 – 50% trường hợp té ngã ở người cao tuổi do tác động từ môi trường sống. Vì thế, việc tạo một môi trường sống an toàn, ngăn nắp là điều cần thiết để ngăn ngừa té ngã và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi:

  • Không gian sống như nhà, phòng ngủ của người lớn tuổi, nhà vệ sinh cần được bố trí đồ đạc gọn gàng, loại bỏ các vật dụng có nguy cơ gây té ngã.
  • Sàn nhà cần có độ bám tốt, trải thảm chống trơn trượt
  • Cầu thang và nhà vệ sinh cần có tay vịn được gia cố kỹ càng
  • Đảm bảo phòng ngủ, nhà vệ sinh, cầu thang và hành lang luôn đầy đủ ánh sáng
Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Nguồn: Freepik

5. Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần ở tất cả mọi người, đặc biệt là người cao tuổi.

Theo khuyến nghị, người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên) tốt nhất cần ngủ sâu từ 7 – 9 giờ mỗi đêm để có thể đảm bảo đủ thời gian tái tạo năng lượng cho cơ thể, giúp tinh thần minh mẫn, tăng khả năng tập trung để hạn chế té ngã.

Đối với những trường hợp người cao tuổi bị mất ngủ cần điều trị bằng thuốc thì cần lưu ý:

  • Không nên lạm dụng các loại thuốc chữa mất ngủ vì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh và gia tăng nguy cơ té ngã.
  • Người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ về liều lượng, cách sử dụng thuốc để nâng cao hiệu quả điều trị và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi được tối ưu.
  • Hiểu rõ về các tác dụng phụ của thuốc để có biện pháp hạn chế và can thiệp kịp thời giúp phòng tránh nguy cơ té ngã ở người cao tuổi.
Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Nguồn: Freepik

6. Không thay đổi tư thế đột ngột

Thay đổi tư thế đột ngột ở người già, nhất là những người có bệnh lý về huyết áp, tiền đình, dễ dẫn đến chóng mặt, choáng váng và té ngã.

Cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đề phòng té ngã là nên để người lớn tuổi thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi hoặc đứng dậy một cách từ từ chậm rãi, không thay đổi tư thế một cách đột ngột quá nhanh. 

Trong lúc ngủ, người cao tuổi nên nằm ngửa và sử dụng nhiều gối kê đầu ngay ngắn để tránh các cơn chóng mặt xảy ra lúc thức dậy.

Bên cạnh đó, người cao tuổi không nên ngồi ghế xoay, hạn chế các động tác nghiêng, cúi người để nhặt đồ hoặc thắt dây giày.

7. Sử dụng thiết bị hỗ trợ di chuyển và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Trong trường người cao tuổi cảm thấy yếu, đi lại khó khăn do bệnh lý cần chủ động sử dụng các công cụ hỗ trợ như gậy, khung tập đi, thậm chí xe lăn để hỗ trợ cho việc đi lại, đảm bảo an toàn và giảm nguy cơ té ngã.

Lựa chọn giày dép phù hợp cho người cao tuổi cũng là cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi phòng té ngã hiệu quả. Người già nên mang giày hỗ trợ ngay cả khi ở trong nhà, nên chọn giày dép vừa vặn có đế cứng và thấp.

Đọc thêm:

Khi người cao tuổi bị chấn thương do té ngã thì quá trình hồi phục rất lâu. Điều đó không những mang lại nhiều hậu quả sức khỏe cho bản thân người cao tuổi mà chính gia đình cũng phải gánh chịu chi phí khám chữa bệnh rất tốn kém.

Nhân viên WeCare 247 đang chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Chăm sóc viên WeCare 247 được đào tạo kỹ thuật giúp bệnh nhân xoay trở, di chuyển, tránh té ngã | Nguồn: WeCare 247

Mặc dù té ngã ở người cao tuổi là tình trạng xảy ra khá phổ biến, nhưng có thể phòng ngừa nếu người trong gia đình hoặc người chăm sóc áp dụng tốt các biện pháp giúp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và ngăn ngừa nguy cơ té ngã như thông tin đã nêu ở bài viết trên.

Độc giả quan tâm tìm hiểu thêm thông tin hữu ích về sức khỏe hoặc có nhu cầu đăng ký đặt dịch vụ chăm sóc người bệnh tại nhà vui lòng bấm theo dõi hoặc liên hệ chúng tôi qua:

  1. Website: WeCare 247
  2. Hotline: 1900 5247
  3. Facebook: https://www.facebook.com/WeCare247VN

Bài viết có tham khảo thông tin từ website của Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec và Bệnh viện Đa Khoa Hồng Hưng.

Đánh giá bài viết

5/5 - (7 votes)

Bài viết khác

Cải thiện đau đầu khi chăm sóc sức khỏe gia đình
Cẩm Nang Cải Thiện Sức Khỏe Gia Đình: Hay Đau Đầu Nên Bổ Sung Dưỡng Chất Gì?
Phòng ngừa bệnh xơ cứng động mạch khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Lưu Ý Khi Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Không Nên Chủ Quan Với Bệnh Xơ Cứng Động Mạch
Cách chăm sóc người bệnh nằm một chỗ
Cẩm Nang Cách Chăm Sóc Người Bệnh Nằm Một Chỗ Thời Gian Dài
Subscribe
Notify of
guest
2 Góp ý
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

[…] Rối loạn chức năng thần kinh: suy giảm trí nhớ, sự chú ý, sự tập trung, tốc độ phản ứng,…làm tăng nguy cơ té ngã ở người cao tuổi. […]

[…] Khi chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não, ta nhận thấy người bệnh thường gặp khó khăn trong việc duy trì thăng bằng và phối hợp vận động. Tắm đêm, khi cơ thể người bị tai biến mệt mỏi và phản xạ chậm hơn, dễ dẫn đến té ngã. […]