Hiểu Để Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi Tốt Hơn: 8 Biến Đổi Ở Cơ Thể Phụ Nữ Thời Kỳ Mãn Kinh

Thời kỳ tiền mãn kinh là giai đoạn tự nhiên mà mọi phụ nữ lớn tuổi đều trải qua khi cơ thể dần giảm sản xuất hormone estrogen và progesterone. Những biến đổi cơ thể trong giai đoạn này thường gây ra nhiều thay đổi cả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Việc hiểu rõ những biến đổi này là cần thiết để phụ nữ có thể chuẩn bị và giúp gia đình có kế hoạch chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tốt hơn. Điều này giúp đảm bảo cho phụ nữ lớn tuổi một giai đoạn lão hóa khỏe mạnh và hạnh phúc.

Thế nào là tiền mãn kinh – mãn kinh?

1. Tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh là giai đoạn trước khi phụ nữ chính thức bước vào thời kỳ mãn kinh. Trong giai đoạn này, cơ thể bắt đầu giảm dần sản xuất hormone estrogen và progesterone, dẫn đến rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Tiền mãn kinh có thể kéo dài từ vài tháng đến nhiều năm, thường bắt đầu khi phụ nữ ở độ tuổi từ 40 đến 50.

Hiểu Để Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi Tốt Hơn: 8 Biến Đổi Ở Cơ Thể Phụ Nữ Thời Kỳ Mãn Kinh
Nguồn: Freepik

2. Mãn kinh

Mãn kinh là thời điểm mà phụ nữ chính thức ngừng chu kỳ kinh nguyệt, thường được xác định sau 12 tháng liên tiếp không có kinh. Đây là dấu mốc đánh dấu sự kết thúc của khả năng sinh sản tự nhiên. Mãn kinh thường xảy ra ở độ tuổi trung bình từ 45 đến 55, và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tuổi già ở phụ nữ.

8 thay đổi của cơ thể phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh

1. Kinh nguyệt không đều

Trong giai đoạn tiền mãn kinh, một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất là kinh nguyệt trở nên không đều. Sự thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt là do cơ thể sản xuất ít hormone estrogen và progesterone hơn. Điều này có thể dẫn đến chu kỳ dài hơn, ngắn hơn, thậm chí có khi mất hẳn một vài chu kỳ. 

Hiểu và theo dõi chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp phụ nữ và những người chăm sóc chuẩn bị tốt hơn về mặt tinh thần và có cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi phù hợp.

2. Cơ thể nóng bừng hay bốc hỏa

Hiện tượng nóng bừng (bốc hỏa) là một trong những triệu chứng phổ biến nhất trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Cảm giác nóng đột ngột và dữ dội, thường kéo dài từ vài giây đến vài phút, khiến phụ nữ cảm thấy khó chịu, toát mồ hôi và đỏ mặt.

Hiểu Để Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi Tốt Hơn: 8 Biến Đổi Ở Cơ Thể Phụ Nữ Thời Kỳ Mãn Kinh
Nguồn: Freepik

Triệu chứng này xảy ra do sự dao động của hormone, ảnh hưởng đến trung tâm điều hòa nhiệt độ của cơ thể. Nóng bừng có thể xảy ra cả vào ban ngày lẫn ban đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ, chất lượng cuộc sống và cần có cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi phù hợp ở giai đoạn này. 

3. Tăng cân

Tăng cân là một trong những thay đổi cơ thể mà nhiều phụ nữ lớn tuổi gặp phải trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Sự giảm dần của hormone estrogen không chỉ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất mà còn khiến cơ thể tích trữ nhiều mỡ hơn, đặc biệt là ở vùng bụng. Điều này có thể dẫn đến tăng cân dù chế độ ăn uống và hoạt động thể chất không thay đổi.

Hiểu Để Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi Tốt Hơn: 8 Biến Đổi Ở Cơ Thể Phụ Nữ Thời Kỳ Mãn Kinh
Nguồn: Freepik

Tăng cân không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, tiểu đường và huyết áp cao làm ảnh hưởng đến sức khỏe tuổi già về sau này.

4. Giảm ham muốn tình dục

Trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, nhiều phụ nữ cảm thấy giảm hứng thú với hoạt động tình dục. Sự giảm sút này phần lớn do thay đổi hormone, đặc biệt là sự suy giảm estrogen, làm cho âm đạo khô hơn, gây ra cảm giác khó chịu hoặc đau khi quan hệ. Cùng với đó, các triệu chứng khác như mệt mỏi, căng thẳng và thay đổi tâm trạng cũng góp phần làm giảm ham muốn.

5. Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Khi bước vào thời kỳ mãn kinh, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ở phụ nữ tăng lên đáng kể. Hormone estrogen trước đây giúp bảo vệ tim mạch bằng cách giữ cho các mạch máu linh hoạt và giúp điều chỉnh mức cholesterol thì bây giờ, khi nồng độ estrogen giảm, cholesterol xấu (LDL) có thể tăng và cholesterol tốt (HDL) giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cao huyết áp, xơ vữa động mạch,…

Hiểu Để Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi Tốt Hơn: 8 Biến Đổi Ở Cơ Thể Phụ Nữ Thời Kỳ Mãn Kinh
Nguồn: Freepik

Để giảm nguy cơ này khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, phụ nữ thời kỳ mãn kinh cần duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên, không hút thuốc và kiểm tra sức khỏe tim mạch định kỳ.

6. Loãng xương

Loãng xương là tình trạng thường gặp khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ sau mãn kinh do sự sụt giảm mạnh của hormone estrogen – loại hormone giúp duy trì sự chắc khỏe của xương. Để phòng ngừa loãng xương, việc bổ sung canxi, vitamin D và tham gia các hoạt động thể chất là vô cùng quan trọng. Đồng thời, việc kiểm tra mật độ xương định kỳ cũng giúp phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời.

7. Rối loạn giấc ngủ và đổ mồ hôi trộm vào ban đêm

Các vấn đề về giấc ngủ như khó ngủ, ngủ không sâu, hoặc tỉnh giấc giữa đêm là tình trạng thường gặp khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, đặc biệt ở phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Một trong những nguyên nhân chính là do hiện tượng nóng bừng và đổ mồ hôi vào ban đêm, khiến cơ thể không thoải mái. Đồng thời, sự thay đổi về hormone không chỉ gây ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể mà còn ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ và làm giảm chất lượng giấc ngủ.

Hiểu Để Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi Tốt Hơn: 8 Biến Đổi Ở Cơ Thể Phụ Nữ Thời Kỳ Mãn Kinh
Nguồn: Freepik

8. Tâm trạng thay đổi thất thường

Sức khỏe tinh thần là yếu tố quan trọng cần được quan tâm khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Trong đó, tâm trạng thay đổi thất thường là một trong những triệu chứng phổ biến trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. 

Sự thay đổi về nồng độ hormone có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống thần kinh và tâm lý, dẫn đến cảm giác lo âu, căng thẳng, buồn bã hoặc dễ cáu gắt. Thêm vào đó, những khó khăn về giấc ngủ, tăng cân và các triệu chứng khác cũng góp phần làm gia tăng sự thay đổi tâm trạng.

Một số lời khuyên mà phụ nữ nên áp dụng trong thời kỳ mãn kinh để bảo vệ sức khỏe

Thực hiện một lối sống lành mạnh chính là “chìa khóa” giúp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ thời kỳ mãn kinh, nhằm bảo vệ sức khỏe và duy trì chất lượng sống. Dưới đây là những lời khuyên bổ ích dành cho phụ nữ, giúp họ vượt qua thời kỳ này một cách nhẹ nhàng hơn:

– Ăn nhiều rau củ, trái cây, protein và chất béo lành mạnh. Bổ sung đủ canxi và vitamin D giúp bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ loãng xương.

– Tránh các thực phẩm chứa nhiều đường, thịt đỏ, mỡ, nội tạng động vật, rượu bia, caffeine và thuốc lá để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tốt hơn.

– Hoạt động thể chất thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, duy trì cân nặng, tăng cường sức mạnh cơ bắp và mật độ xương.

– Ngủ ngon hơn bằng cách duy trì lịch ngủ ổn định, tránh caffeine vào buổi tối và giữ phòng ngủ thoáng mát có nhiệt độ phù hợp.

Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để giữ cho cơ thể đủ nước, giảm tình trạng khô da, nóng bừng và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tốt hơn.

– Tăng cường kết nối với gia đình, bạn bè và tham gia vào các hoạt động cộng đồng giúp giảm căng thẳng và cảm giác cô đơn.

Kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ để theo dõi sức khỏe tim mạch, mật độ xương và các nguy cơ sức khỏe khác, giúp phát hiện sớm và xử lý kịp thời.

Hiểu Để Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi Tốt Hơn: 8 Biến Đổi Ở Cơ Thể Phụ Nữ Thời Kỳ Mãn Kinh
Nguồn: Freepik

Đọc thêm:

Thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh là giai đoạn không thể tránh khỏi trong cuộc đời của phụ nữ, với nhiều biến đổi quan trọng về sức khỏe và tinh thần. Hiểu rõ về những thay đổi này không chỉ giúp phụ nữ tự chăm sóc bản thân mà còn hỗ trợ người thân, bạn bè hiểu và chia sẻ nhiều hơn. Đặc biệt, việc nâng cao kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong giai đoạn này là chìa khóa để duy trì chất lượng cuộc sống và hạnh phúc lâu dài.

Nếu bạn quan tâm đến các thông tin hữu ích về sức khỏe phụ nữ và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, hãy ghé qua WeCare 247 để cập nhật những bài viết và chia sẻ bổ ích.

Bài viết có sử dụng thông tin từ website của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec và Bệnh viện Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh.

Đánh giá bài viết

5/5 - (7 bình chọn)

Bài viết khác

Hướng Dẫn Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Người Bệnh Tăng Huyết Áp: 8 Quan Điểm Sai Lầm Phổ Biến
Hướng Dẫn Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Người Bệnh Tăng Huyết Áp: 8 Quan Điểm Sai Lầm Phổ Biến
Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: Cách Phòng Tránh Dậy Thì Sớm Ở Trẻ Nhỏ
Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: Cách Phòng Tránh Dậy Thì Sớm Ở Trẻ Nhỏ - Top 5 Thực Phẩm Cần Hạn Chế
10 thực phẩm giúp chăm sóc người bệnh tăng huyết áp
Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Người Bệnh Tăng Huyết Áp: Top 10 Thực Phẩm Nên Có Trong Thực Đơn Hàng Ngày
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận