Rối Loạn Giấc Ngủ Là Gì? Tác Hại & Bí Quyết Vượt Qua Tình Trạng Này

Rối loạn giấc ngủ là tình trạng thường xuyên diễn ra ở nhiều người lớn tuổi. Vậy, đây là bệnh lý gì và nguyên nhân gây ra là đâu? Làm sao để cải thiện vấn đề chất lượng giấc ngủ khi chăm sóc người lớn tuổi? Cùng WeCare 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Rối loạn giấc ngủ là gì?

Một giấc ngủ chất lượng là khi giấc ngủ sâu, hầu như không có tình trạng thức giấc giữa chừng và nếu có thức giấc thì có thể dễ dàng ngủ lại nhanh chóng. Đặc biệt, sau khi ngủ dậy, chủ thể hoàn toàn không cảm thấy mệt mỏi mà ngược lại vô cùng sảng khoái, nhiều năng lượng, đầu óc tỉnh táo.

Rối loạn giấc ngủ là gì?
Ảnh: Flickr

Nếu chủ thể đang trải qua tình trạng trái ngược hoàn toàn với mô tả trên – có thể đó chính là dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ. Bệnh nhân rối loạn giấc ngủ thường có những biểu hiện tiêu biểu như:

  • Ngủ dậy hay bị nặng đầu và đau
  • Khó ngủ lại sau khi tỉnh giấc
  • Thường xuyên tỉnh giữa giấc
  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải
  • Dậy từ rất sớm và hay tỉnh giấc nửa đêm
  • Giấc ngủ có thể bị đảo lộn: ban ngày buồn ngủ – ban đêm tỉnh

Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở người lớn tuổi

Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi thường xuất phát từ nhiều vấn đề sức khỏe như ngưng thở khi ngủ, chứng mất trí nhớ, bệnh tim mạch, khí thũng, bệnh thần kinh mạch máu, và GERD. Những hiện tượng như chứng mất ngủ do các sự kiện thể chất bất thường, hội chứng chân không yên, trầm cảm, lo lắng, và nhiều tình trạng khác cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của người cao tuổi.

Lịch trình ngủ không đều trong thời gian dài có thể tạo ra sự căng thẳng quá mức, mệt mỏi, khó chịu, và ủ rũ. Điều này không chỉ làm giảm trí nhớ và chức năng nhận thức, mà còn tăng nguy cơ té ngã ở người cao tuổi.

Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở người lớn tuổi
Ảnh: Wallpaper Flare

Trong quá trình chăm sóc người lớn tuổi, gia đình và chăm sóc viên cần có sự quan tâm đặc biệt đối với vấn đề sức khoẻ và chất lượng giấc ngủ để giúp người cao tuổi duy trì một lối sống khỏe mạnh và giảm nguy cơ các vấn đề bệnh lý liên quan.

Tác hại của rối loạn giấc ngủ với sức khoẻ người lớn tuổi

Tình trạng rối loạn giấc ngủ ở người già, nếu không được chăm sóc và chữa trị kịp thời, có thể dẫn đến hậu quả lớn đối với chất lượng sống và sức khỏe. Hệ lụy của tình trạng này thường bao gồm:

  • Uể oải, mệt mỏi, mất tập trung trong ngày, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
  • Hệ miễn dịch suy yếu, tăng nguy cơ bị bệnh do virus và vi khuẩn.
  • Tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, tiểu đường, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
  • Dễ buồn ngủ vào ban ngày
  • Thiếu năng lượng
  • Nguy cơ thừa cân và béo phì cao
  • Gây nhiều khó khăn trong điều trị các bệnh nền có sẵn.
  • Mất ngủ kéo dài có thể dẫn đến hiện tượng ảo giác và rối loạn nhận thức

Rối loạn giấc ngủ ở người lớn tuổi – Một số câu hỏi thường gặp

Người cao tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần ở mọi độ tuổi, đặc biệt là trong việc chăm sóc người lớn tuổi. Theo khuyến nghị, người cao tuổi (65 tuổi trở lên) cần ngủ sâu từ 7 – 9 giờ mỗi đêm để duy trì sức khỏe tốt.

Tuy nhiên, không nhất thiết tất cả người lớn tuổi phải ngủ đủ số giờ trên để khoẻ mạnh. Thực tế, nhu cầu về giấc ngủ của mỗi người không hoàn toàn giống nhau. Một số người lớn tuổi chỉ cần ngủ từ 5-6 giờ/ngày, trong khi người khác cần nhiều hơn để phục hồi năng lượng và sự khác biệt này không quá ảnh hưởng tới sức khoẻ người già.

Bí quyết cải thiện giấc ngủ cho người lớn tuổi

Bí quyết cải thiện giấc ngủ cho người lớn tuổi
Ảnh: Freepik

Để chăm sóc người lớn tuổi mắc chứng rối loạn giấc ngủ, ngoài việc tuân thủ kế hoạch điều trị y tế, gia đình và chăm sóc viên có thể áp dụng một số phương pháp hữu ích dưới đây để cải thiện tình trạng giấc ngủ cho các ông, bà:

  • Tạo không gian ngủ lý tưởng

Điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ, hạn chế ánh sáng và tiếng ồn, sử dụng tinh dầu thiên nhiên giúp tạo môi trường thuận lợi cho giấc ngủ.

  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Áp dụng chế độ ăn uống khoa học với các thực phẩm như cá béo, quả óc chó, hạt hạnh nhân giúp tăng cường chất dinh dưỡng hỗ trợ giấc ngủ.

  • Xoa bóp giảm đau nhức

Áp dụng xoa bóp tại các vị trí như đầu, tay, chân giúp giảm đau nhức xương khớp, hỗ trợ giấc ngủ.

  • Thư giãn và ngâm chân

Ngâm chân trong nước ấm giúp lưu thông khí huyết, giảm đau nhức, cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Chăm sóc người lớn tuổi mất ngủ đòi hỏi sự kết hợp linh hoạt giữa phương pháp y tế và những biện pháp tại nhà để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Mất ngủ thường xuyên ở người già có nguy hiểm không?

Mất ngủ ở người già tuy không gây nguy hiểm trực tiếp, song, những hậu quả phát sinh từ nó có thể là mối nguy cho sức khoẻ. Những triệu chứng phát sinh từ mất ngủ như mệt mỏi, suy giảm tập trung và hệ miễn dịch suy yếu thường xuyên xuất hiện, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, tiểu đường, nhồi máu cơ tim, đồng thời làm tăng khả năng bị nhiễm trùng.

Mất ngủ thường xuyên ở người già có nguy hiểm không?
Ảnh: Wallpaper Flare

Việc cải thiện chất lượng giấc ngủ và chăm sóc người lớn tuổi đúng cách sẽ giúp giảm nhẹ những tác động tiêu cực của rối loạn giấc ngủ và bảo vệ sức khỏe toàn diện.

Đọc thêm:

Trên đây là một số thông tin cơ bản về chăm sóc người lớn tuổi mắc chứng rối loạn giấc ngủ và những lưu ý để giúp họ dễ đi vào giấc ngủ sâu hơn. Để tiếp tục cập nhật những thông tin mới nhất về chăm sóc sức khoẻ cá nhân tại nhà, hãy theo dõi các kênh thông tin của WeCare 247 để được thông báo khi có bài viết mới.

Bài viết có tham khảo thông tin từ website của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC và Bệnh viện Bangkok.

Đánh giá bài viết

Bài viết khác

z5385421491981_3c9d2ac0083ca18585ca96180b541848
🍀🍀 ĐỒNG HÀNH CÙNG WECARE 247 MANG NƯỚC SẠCH VỀ CÁC TỈNH MIỀN TÂY 🍀🍀
qeqwe
THÔNG BÁO ĐIỀU CHỈNH GIÁ DỊCH VỤ GÓI CHĂM SÓC 247 NÂNG CAO TỪ 02.05.2024
5 Thực Phẩm Làm Chậm Lão Hoá Da - Hiểu Để Chăm Sóc Sức Khỏe Cá Nhân & Giữ Gìn Xuân Sắc
5 Thực Phẩm Làm Chậm Lão Hoá Da - Hiểu Để Chăm Sóc Sức Khỏe Cá Nhân & Giữ Gìn Xuân Sắc
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

[…] tái tạo năng lượng sau một ngày làm việc dài. Thiếu ngủ về thời gian hay chất lượng giấc ngủ kém đều sẽ khiến cơ thể của bạn liên tục cảm thấy rã rời và thiếu hụt […]