Hiểu Rõ Những Bệnh Lý Tai Mũi Họng Thường Gặp Và Cách Chăm Sóc Người Bệnh

Tai mũi họng, một trong những bộ phận quan trọng của hệ hô hấp trong quá trình chăm sóc người bệnh, thường dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động của môi trường sống xung quanh.

Việc hiểu rõ những bệnh lý tai mũi họng không chỉ giúp bạn tự bảo vệ sức khỏe mà còn cung cấp kiến thức cần thiết để chăm sóc sức khoẻ cá nhân một cách hiệu quả hơn. 

Hãy cùng chúng tôi khám phá những bệnh lý tai mũi họng thường gặp và cách chăm sóc trong bài viết này.

Các bệnh lý tai mũi họng thường gặp trong quá trình chăm sóc người bệnh

Viêm họng

Nguồn: Flickr

Viêm họng là một trong những căn bệnh tai mũi họng phổ biến nhất. Nguyên nhân gây bệnh là do sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc virus vào họng, gây nhiễm trùng, khiến họng sưng nề và đỏ. Người mắc bệnh này sẽ thấy khó nuốt, đau nhẹ ở cổ, khó thở, cảm giác có dị vật nhưng không có đàm, không khàn giọng, không ho.

Viêm họng kéo dài có thể gây sốt, đau đầu, đau nhức khớp và cơ, và sưng đau hạch cổ. Thông thường, bệnh này sẽ được chữa trị bằng thuốc uống đông hoặc tây y, không cần phẫu thuật hay thực hiện các thủ thuật chuyên sâu.

Viêm xoang

Viêm mũi xoang là căn bệnh xảy ra khi niêm mạc mũi và xoang cạnh mũi bị viêm phù nề. Nguyên nhân chính của tình trạng trên là nhiễm virus, vi khuẩn, nấm hoặc dị ứng.

Các triệu chứng thông thường của viêm xoang là ngạt mũi, chảy mũi mủ, đau mặt hoặc cảm thấy nặng vùng mặt; đôi khi đau đầu, đau nhức sọ mặt, và/hoặc có sốt. Viêm xoang, nếu người chăm bệnh có phương pháp chăm sóc người bệnh đúng cách, có thể thuyên giảm trong vòng hai đến ba tuần.

Căn bệnh này khá phổ biến ở người lớn tuổi với sức đề kháng yếu, dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân ngoại lai từ môi trường như vi khuẩn. Ở người lớn tuổi, viêm xoang sẽ khiến các ông, các bà mệt mỏi, khó chịu kéo dài và cần nhiều thời gian để hồi phục hơn so với thanh niên.

Ngưng thở khi ngủ: căn bệnh nguy hiểm khi chăm sóc người bệnh cần lưu ý

Ngưng thở khi ngủ xảy ra do có sự tắc nghẽn đường hô hấp khi ngủ khiến luồng không khí bị giảm hoặc ngưng hoàn toàn. Thông thường, người bị thừa cân-béo phì, viêm amidan có nguy cơ bị ngưng thở khi ngủ cao hơn những người không bị.

Ngưng thở khi ngủ là một căn bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Trong thời gian mới phát bệnh, bệnh nhân dễ mệt mỏi, khó thở, chậm chuyển hoá, mệt tim; trong thời gian dài, căn bệnh có thể là tiền nhân gây tim mạch, bệnh chuyển hoá, hoặc ung thư.

Nếu gia đình phát hiện người thân có triệu chứng ngưng thở khi ngủ thường xuyên, hãy nhanh chóng đưa bệnh nhân thăm khám bác sĩ để có kế hoạch chăm sóc hiệu quả.

Viêm tai giữa

Nguồn: Flickr

Viêm tai giữa là bệnh lý nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn và virus trong tai giữa. Có rất nhiều nguyên nhân gây nhiễm trùng tai giữa: cảm lạnh, cúm, dị ứng gây tắc nghên mũi sau, v.v Bệnh có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em, tuy nhiên trẻ em từ 6 tới 15 tháng tuổi có nguy cơ mắc cao hơn cả. 

Ở trẻ em, bệnh biểu hiện qua việc trẻ thường xuyên bị đau tai, khó ngủ, nghe kém, khóc nhiều, dễ mất thăng bằng, thậm chí sốt lên đến 38 độ và chảy dịch từ tai. Với người lớn, viêm tai giữa gây ra đau tai, chảy dịch tai và khó khăn khi nghe.

Bệnh có thể được chữa trị bằng thuốc và phẫu thuật, tuy nhiên, thuốc là lựa chọn phổ biến nhất khi điều trị và chăm sóc người bệnh.

Viêm amidan

Viêm amidan là một trong những căn bệnh thường diễn ra cùng với viêm họng và được các bác sĩ gọi là “viêm họng lan toả”, hay viêm họng cấp tính. Viêm amidan là bệnh lý diễn ra khi phần amidan bị nhiễm trùng, viêm và sưng. 

Bệnh có thể diễn ra ở trẻ em và cả người lớn, tuy nhiên trẻ em thường là nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bởi hệ miễn dịch còn yếu, khả năng kháng vi khuẩn chưa cao. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh có thể thường xuyên tái đi tái lại, dẫn đến tình trạng viêm amidan mãn tính.

Bệnh tai mũi họng có nguy hiểm trong quá trình chăm sóc người bệnh không?

Nguồn: Public Domain Pictures

Hầu hết các bệnh tai mũi họng là bệnh lý lành tính và chỉ gây ra sự khó chịu, đau đầu, thường xuyên chảy dịch và mệt mỏi cho người bệnh. Tuy nhiên, những biến chứng của bệnh tai mũi họng thì có nguy hiểm.

Một số căn bệnh phái sinh từ bệnh tai mũi họng như tim mạch, ung thư, rối loạn chuyển hoá, ung thư thanh quản, v.v hoàn toàn có thể diễn ra với bất cứ ai. Vì thế, bệnh nhân không nên chủ quan để bệnh kéo dài mà hãy tập trung điều trị bệnh triệt để để ngăn chặn hoàn toàn những nguy cơ và hậu quả ngoài ý muốn kéo dài.

>>> Đọc thêm: Bí quyết chăm sóc người bệnh tại nhà hiệu quả

Biện pháp phòng tránh bệnh tai mũi họng khi chăm sóc người bệnh

Hầu hết các bệnh tai mũi họng đều phát sinh từ việc cơ thể bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus kéo dài. Vì thế, để phòng tránh tai mũi họng, điều cần làm đó là:

  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng tai mũi họng

  • Ăn chín, uống sôi

  • Giữ vệ sinh môi trường sống

  • Đeo khẩu trang khi tới nơi đông người

  • Tiêm phòng đầy đủ vắc xin

  • Ăn uống đủ chất đề tăng cường sức đề kháng

  • Khám sức khỏe định kỳ

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày

  • Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn

  • Nếu bạn là người chăm bệnh: Luôn đeo khẩu trang và khử khuẩn khi chăm sóc người bệnh

Nguồn: Stocksnap

Trong bài viết này, chúng ta đã xem xét một số bệnh lý tai mũi họng phổ biến mà mọi người thường gặp. Những vấn đề về sức khỏe này có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Để đối phó với những bệnh lý này, việc hiểu biết về triệu chứng và cách phòng ngừa là cách tốt nhất để duy trì sức khỏe tai mũi họng của bạn và người thân.

Hãy theo dõi fanpage WeCare 247 để thường xuyên cập nhật thông tin mới nhất về chăm sóc người bệnh, chăm sóc sức khoẻ cá nhân tại nhà, và dinh dưỡng.

Bài viết có tham khảo thông tin từ website của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Cẩm nang Y tế MSD Manuals.

Đánh giá bài viết

5/5 - (3 bình chọn)

Bài viết khác

wecare247
CHĂM SÓC VIÊN WECARE SẴN SÀNG HỖ TRỢ BỆNH NHÂN DỊP TẾT 2025
Dinh Dưỡng Cho Sức Khỏe Gia Đình: Vì Sao Phụ Nữ Trong Độ Tuổi 20-30 Nên Ăn Chuối?
Dinh Dưỡng Cho Sức Khỏe Gia Đình: Vì Sao Phụ Nữ Trong Độ Tuổi 20-30 Nên Ăn Chuối?
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Tại Nhà: 5 Loại Thuốc Kháng Sinh Phổ Biến Bạn Nên Biết
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Tại Nhà: 5 Loại Thuốc Kháng Sinh Phổ Biến Bạn Nên Biết
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

[…] Viêm mũi dị ứng có khả năng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác với tỷ lệ di truyền 60-70%. Nhiều yếu tố bên ngoài như ô nhiễm môi trường, biến đổi thời tiết và điều kiện làm việc cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh. Xem thêm: >> Bệnh bụi phổi nghề nghiệp : Nguyên nhân, Triệu chứng và Biện pháp chăm sóc sức khỏe cá nhân >> 6 tác hại của thuốc lá không ngờ tới – hiểu để cai thuốc ngay hôm nay >> Hiểu rõ những bệnh lý tai mũi họng thường gặp và cách chăm sóc người bệnh […]