Nguyên Tắc Chăm Sóc Người Bệnh Toàn Diện: 7 Tác Dụng Phụ Của Thuốc Nhất Định Không Được Bỏ Qua

Việc sử dụng thuốc trong kế hoạch chăm sóc người bệnh toàn diện có thể giúp bệnh nhân giảm các triệu chứng bệnh lý và phòng ngừa nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe. Tuy nhiên, bên cạnh tác dụng chữa bệnh, thuốc cũng có một số tác dụng phụ. Việc nhận biết các tác dụng phụ nguy hiểm và xử lý kịp thời là là vấn đề sống còn của người bệnh.

Tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra ngay lập tức hoặc sau một thời gian sử dụng thuốc. Thông thường, những phản ứng không mong muốn này có thể biểu hiện nhẹ, không nghiêm trọng đến người bệnh. Nhưng bên cạnh đó, một số trường hợp cụ thể, thuốc cũng có thể xảy ra tác dụng phụ gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Dưới đây là một số tác dụng phụ của thuốc nhất định bạn không được bỏ qua trong nguyên tắc chăm sóc người bệnh toàn diện.

1. Đau tức ngực sau khi dùng thuốc – cần lưu ý để chăm sóc người bệnh toàn diện

Đau tức ngực khi sử dụng thuốc có thể là dấu hiệu của một phản ứng nghiêm trọng và cần được xử lý ngay lập tức. Tình trạng này thường xảy ra khi bệnh nhân sử dụng một số thuốc như thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc giảm mỡ máu, hoặc thuốc chống đông, v.v.

Khi chăm sóc người bệnh toàn diện, sau khi uống thuốc, nếu bệnh nhân cảm thấy đau ngực kèm theo khó thở, thở nhanh, hoặc cảm giác nghẹt thở, đây có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim hoặc thuyên tắc phổi. Nếu hiện tượng này xuất hiện ngay sau khi dùng thuốc, hãy lập tức cho bệnh nhân ngừng sử dụng thuốc và liên hệ với bác sĩ để được tư vấn. Trong trường hợp bệnh nhân đau ngực kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, mồ hôi lạnh, hoặc chóng mặt, người chăm sóc cần gọi cấp cứu ngay lập tức để được hỗ trợ kịp thời.

Nguyên Tắc Chăm Sóc Người Bệnh Toàn Diện: 7 Tác Dụng Phụ Của Thuốc Nhất Định Không Được Bỏ Qua
Nguồn: Freepik

Cùng với đó, liên tục kiểm tra nhịp tim, huyết áp, sự tỉnh táo và tình trạng thở của bệnh nhân để đánh giá mức độ nghiêm trọng và quyết định phương án điều trị. Đồng thời, người chăm sóc và người bệnh phải thông báo cho bác sĩ về tất cả các thuốc đang sử dụng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa, vì có thể tác dụng phụ xảy ra do có tương tác giữa các thuốc.

Tóm lại, trong quá trình chăm sóc người bệnh toàn diện, việc đau tức ngực khi sử dụng thuốc là một dấu hiệu nguy hiểm, không thể coi thường. Để đảm bảo nguyên tắc chăm sóc người bệnh toàn diện, cần phải theo dõi cẩn thận các triệu chứng và phản ứng của bệnh nhân. Việc nhận diện và xử lý sớm có thể cứu sống bệnh nhân trong khoảnh khắc.

2. Rối loạn nhịp tim: dấu hiệu nguy hiểm cần lưu ý khi chăm sóc người bệnh toàn diện

Một trong những tác dụng phụ nguy hiểm khác của thuốc là rối loạn nhịp tim. Các dấu hiệu rối loạn nhịp tim có thể xảy ra ngay sau khi dùng thuốc, hoặc sau một thời gian dài sử dụng thuốc. Khi chăm sóc người bệnh toàn diện, việc nhận diện và xử lý kịp thời các dấu hiệu này rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

Rối loạn nhịp tim có thể xảy ra do tác dụng phụ của một số loại thuốc như: thuốc điều trị tim mạch, thuốc điều trị lo âu và trầm cảm, thuốc kháng sinh và thuốc chống vi rút, thuốc điều trị ung thư,… Sau khi dùng thuốc, nếu nhịp tim nhanh hơn 100 nhịp/phút hoặc chậm hơn 60 nhịp/phút thì người bệnh cần phải ngừng thuốc ngay lập tức. Tình trạng này có thể đi kèm với cảm giác khó thở hoặc hụt hơi, do rối loạn nhịp tim ảnh hưởng đến lưu thông máu hoặc chức năng phổi. Nếu nhịp tim quá nhanh hoặc quá chậm kéo dài có thể gây thiếu máu lên não và các cơ quan khác, khiến bệnh nhân cảm thấy chóng mặt hoặc ngất xỉu, đồng thời làm tăng nguy cơ đột quỵ hoặc suy tim.

Nguyên Tắc Chăm Sóc Người Bệnh Toàn Diện: 7 Tác Dụng Phụ Của Thuốc Nhất Định Không Được Bỏ Qua
Nguồn: Freepik

Ngay khi nhận thấy những triệu chứng của tác dụng phụ này, người chăm sóc cần liên tục kiểm tra nhịp tim, huyết áp, nhịp thở của bệnh nhân. Đo điện tâm đồ (ECG) nếu có thể để theo dõi nhịp tim và nhận diện các bất thường.

Suy cho cùng, để chăm sóc người bệnh toàn diện, cần theo dõi sát sao các triệu chứng và phản ứng của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân có các triệu chứng rối loạn nhịp tim, đi kèm những biểu hiện nghiêm trọng như đau ngực, khó thở, ngất xỉu, hoặc mệt mỏi bất thường, cần gọi cấp cứu ngay lập tức và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế.

3. Người bệnh dị ứng nghiêm trọng sau khi uống thuốc, triệu chứng cần đặc biệt chú ý khi chăm sóc người bệnh toàn diện

Dị ứng nghiêm trọng sau khi uống thuốc có thể gây ra những phản ứng nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Khi chăm sóc người bệnh toàn diện, việc nhận diện các triệu chứng dị ứng nghiêm trọng là rất quan trọng để có biện pháp can thiệp kịp thời và giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng.

Nhóm thuốc kháng sinh là nguyên nhân phổ biến gây dị ứng, đặc biệt là penicillin và các thuốc kháng sinh nhóm cephalosporin.

Nguyên Tắc Chăm Sóc Người Bệnh Toàn Diện: 7 Tác Dụng Phụ Của Thuốc Nhất Định Không Được Bỏ Qua
Nguồn: Freepik

Các triệu chứng của dị ứng thuốc có thể xuất hiện ngay sau khi uống thuốc hoặc sau vài giờ. Khi chăm sóc người bệnh toàn diện, các dấu hiệu sau đây cần được đặc biệt chú ý:

3.1 Phản ứng dị ứng nhẹ

  • Phát ban đỏ: Các vết phát ban có thể xuất hiện trên da và có thể gây ngứa.
  • Mẩn ngứa hoặc nổi mề đay: Ngứa da, nổi mề đay là dấu hiệu ban đầu của dị ứng thuốc, có thể tiến triển thành phản ứng nghiêm trọng hơn.

3.2 Phản ứng dị ứng nghiêm trọng

  • Phù mặt và cổ: Sưng phù ở mặt, môi, lưỡi, hoặc cổ có thể gây khó thở.
  • Khó thở hoặc thở khò khè
  • Sốc phản vệ (Anaphylaxis): Đây là phản ứng dị ứng nguy hiểm đến tính mạng, với các triệu chứng như: Khó thở hoặc thở dốc; huyết áp giảm; mạch đập yếu, nhanh; sưng toàn thân; buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy.

Các phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể làm tổn thương hệ thần kinh của người bệnh, khiến bệnh nhân suy giảm sự tỉnh táo. Bên cạnh đó, nếu vị trí phát ban lan rộng có thể gây nên tổn thương các mô trong cơ quan nội tạng.

Dị ứng nghiêm trọng sau khi uống thuốc có thể là một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, khi chăm sóc người bệnh toàn diện, cần theo dõi các triệu chứng và cung cấp hỗ trợ y tế ngay lập tức khi có dấu hiệu dị ứng nghiêm trọng.

4. Xuất hiện triệu chứng buồn nôn dữ dội và đau dạ dày

Buồn nôn dữ dội và đau dạ dày sau khi uống thuốc là một tác dụng phụ thường gặp, đặc biệt khi thuốc tác động trực tiếp lên dạ dày hoặc gây kích ứng dạ dày, ruột. Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của một phản ứng không mong muốn do thuốc, hoặc là triệu chứng của một bệnh lý tiềm ẩn mà thuốc là nguyên nhân khiến bệnh trầm trọng thêm. Khi chăm sóc người bệnh toàn diện, việc nhận diện nguyên nhân và có biện pháp can thiệp kịp thời rất quan trọng để giảm thiểu tác động tiêu cực của triệu chứng này.

Nguyên Tắc Chăm Sóc Người Bệnh Toàn Diện: 7 Tác Dụng Phụ Của Thuốc Nhất Định Không Được Bỏ Qua
Nguồn: Freepik

Khi người bệnh cảm thấy buồn nôn và đau dạ dày sau khi uống thuốc, các triệu chứng đi kèm thường là:

  • Đau âm ỉ hoặc quặn thắt vùng bụng, đặc biệt là vùng trên rốn hoặc phần giữa bụng.
  • Đau tăng khi ăn hoặc uống thuốc.
  • Nôn mửa, dẫn đến mất nước nếu tình trạng kéo dài.
  • Bệnh nhân có thể cảm thấy đầy bụng, khó tiêu sau khi ăn hoặc uống thuốc.
  • Bệnh nhân có thể nôn ra máu hoặc phân có máu.

Nếu có nghi ngờ thuốc gây buồn nôn và đau dạ dày, ngừng sử dụng thuốc ngay lập tức và thông báo với bác sĩ về tình trạng của bệnh nhân. Đồng thời, trong quá trình chăm sóc người bệnh toàn diện, đảm bảo bệnh nhân uống đủ nước để tránh mất nước do nôn mửa. Nếu buồn nôn, đau dạ dày và các triệu chứng khác không giảm sau khi ngừng thuốc hoặc thay đổi chế độ ăn uống, cần liên hệ với bác sĩ để được khám và điều chỉnh liệu trình thuốc.

Chung quy lại, việc chăm sóc người bệnh toàn diện bao gồm theo dõi triệu chứng, thay đổi chế độ ăn uống và hỗ trợ y tế khi cần thiết để giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc. Nếu bệnh nhân có  triệu chứng chảy máu hoặc nôn mửa nặng, cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay lập tức.

5. Bệnh nhân có dấu hiệu xuất huyết

Xuất huyết sau khi uống thuốc là một dấu hiệu nghiêm trọng và cần được xử lý kịp thời khi chăm sóc người bệnh toàn diện, vì nó có thể là biểu hiện của một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như loét dạ dày, rối loạn đông máu, hoặc các tác dụng phụ của thuốc gây chảy máu.

Khi bệnh nhân có dấu hiệu xuất huyết sau khi uống thuốc, cần chú ý các triệu chứng sau đây:

– Xuất huyết dưới niêm mạc: Người bệnh đi tiểu ra máu, chảy máu âm đạo ở phụ nữ.

– Biểu hiện xuất huyết ngoài da: Bầm tím, chảy máu cam bất thường, chảy máu chân răng.

– Dấu hiệu xuất huyết trong đường tiêu hoá: Bệnh nhân đi ngoài ra máu hoặc nôn ra máu.

– Triệu chứng toàn thân: Mệt mỏi, da xanh xao, huyết áp giảm, nhịp tim nhanh.

Nếu bệnh nhân có dấu hiệu xuất huyết sau khi uống thuốc, ngừng sử dụng thuốc nghi ngờ và liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Đặc biệt là với các thuốc chống đông máu và NSAIDs, việc ngừng thuốc cần được thực hiện càng sớm càng tốt để giảm nguy cơ tiếp tục xuất huyết, đồng thời theo dõi sát sao tình trạng xuất huyết và các dấu hiệu nguy hiểm. Nếu sau khi ngừng thuốc và điều trị, tình trạng xuất huyết không cải thiện, cần thông báo cho bác sĩ để điều chỉnh kế hoạch điều trị.

5 Bí Quyết Chọn Dịch Vụ Chăm Sóc Sức Khỏe Tại Nhà Chất Lượng Cao
Nguồn : WeCare 247

6. Thị lực người bệnh thay đổi

Một trong những tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng một số loại thuốc là làm thay đổi thị lực của người bệnh. Bệnh nhân có thể bị mờ mắt, nhòe mắt, mất thị lực tạm thời hoặc vĩnh viễn. Do đó, khi chăm sóc người bệnh toàn diện, việc nhận diện các dấu hiệu thay đổi thị lực và can thiệp kịp thời rất quan trọng để đảm bảo sự an toàn của người bệnh.

Khi bệnh nhân sử dụng thuốc và có dấu hiệu thay đổi thị lực, cần đặc biệt chú ý đến những triệu chứng sau đây:

  • Mờ mắt
  • Nhìn đôi
  • Thay đổi màu sắc nhìn thấy
  • Khó khăn trong việc điều tiết mắt
  • Mắt khô hoặc chảy nước mắt
  • Đau mắt hoặc cảm giác cộm trong mắt
  • Mất thị lực đột ngột

Khi chăm sóc người bệnh có thay đổi thị lực do thuốc, ngoài việc theo dõi triệu chứng và điều chỉnh thuốc, người chăm sóc cần lưu ý các yếu tố sau:

  • Đảm bảo bệnh nhân tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về cách sử dụng thuốc, bao gồm liều lượng và thời gian uống thuốc.
  • Nếu bệnh nhân gặp khó khăn trong việc nhìn rõ, cần đảm bảo môi trường xung quanh họ an toàn, chẳng hạn như cung cấp ánh sáng đủ sáng và tránh các vật cản trong nhà.
  • Khuyến khích bệnh nhân ghi lại bất kỳ thay đổi nào trong thị lực để bác sĩ có thể điều chỉnh liệu trình điều trị kịp thời.
Nguyên Tắc Chăm Sóc Người Bệnh Toàn Diện: 7 Tác Dụng Phụ Của Thuốc Nhất Định Không Được Bỏ Qua
Nguồn: Freepik

7. Người bệnh thay đổi tinh thần đột ngột

Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến chức năng tâm lý và thần kinh, dẫn đến những thay đổi đột ngột về tinh thần. Những thay đổi này có thể bao gồm các triệu chứng như lo âu, cáu kỉnh, trầm cảm, thay đổi tâm trạng hoặc hành vi bất thường. Cụ thể:

  • Người bệnh thay đổi tâm trạng, cảm thấy khó chịu, tức giận, lo âu đột ngột hoặc  cảm giác buồn bã bất thường mà không rõ nguyên nhân.
  • Người bệnh có thể có xu hướng tham gia vào các hành động nguy hiểm hoặc có những hành vi bạo lực hoặc kích động.
  • Bệnh nhân có thể bị lú lẫn hoặc mất trí nhớ tạm thời hoặc mất khả năng tập trung.
  • Các triệu chứng nghiêm trọng hơn: Suy nghĩ tự tử hoặc tự làm hại bản thân, bị hoang tưởng, ảo giác
Nguyên Tắc Chăm Sóc Người Bệnh Toàn Diện: 7 Tác Dụng Phụ Của Thuốc Nhất Định Không Được Bỏ Qua
Nguồn: Freepik

Nếu bạn đang thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnh toàn diện mà thấy bệnh nhân gặp tình trạng thay đổi tinh thần đột ngột do tác dụng phụ của thuốc, bạn cần:

  • Giám sát và theo dõi sát sao các triệu chứng tinh thần và hành vi của bệnh nhân.
  • Tạo môi trường an toàn cho người bệnh, tránh để họ tiếp xúc với các yếu tố kích thích có thể làm tình trạng tâm lý thêm trầm trọng.
  • Cung cấp thông tin cho người bệnh và gia đình về tác dụng phụ của thuốc để họ có thể nhận diện sớm và can thiệp kịp thời.

Tổng kết: 7 tác dụng phụ của thuốc nhất định không được bỏ qua

Đọc thêm:

Mặc dù việc sử dụng thuốc khi chăm sóc người bệnh toàn diện có thể giúp cải thiện sức khỏe, nhưng phải luôn cảnh giác với những tác dụng phụ tiềm ẩn của thuốc đối với bệnh nhân. Luôn đọc nhãn thuốc, làm theo hướng dẫn và ngay lập tức trao đổi với bác sĩ nếu bạn nhận thấy người bệnh có bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong khi dùng thuốc.

Độc giả quan tâm thông tin liên quan đến nội dung chăm sóc người bệnh toàn diện hoặc có nhu cầu đăng ký đặt dịch vụ chăm sóc sức khỏe người bệnh tại nhà vui lòng bấm theo dõi hoặc liên hệ chúng tôi qua:

  1. Website: WeCare 247
  2. Hotline: 1900 5247
  3. Facebook: WeCare 247

Bài viết có tham khảo thông tin từ website của Báo Sức khỏe & Đời sống.

Đánh giá bài viết

Bài viết khác

Nguyên Tắc Chăm Sóc Người Bệnh Toàn Diện: 7 Tác Dụng Phụ Của Thuốc Nhất Định Không Được Bỏ Qua
Nguyên Tắc Chăm Sóc Người Bệnh Toàn Diện: 7 Tác Dụng Phụ Của Thuốc Nhất Định Không Được Bỏ Qua
10 Lời Khuyên Dinh Dưỡng Để Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình Hiệu Quả Hơn
Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: Tìm Hiểu Về Nhu Cầu Dinh Dưỡng Của Cơ Thể Bạn
Dinh Dưỡng Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi Sau 50: Nên Ăn Gì, Kiêng Gì?
Dinh Dưỡng Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi Sau 50: Nên Ăn Gì, Kiêng Gì?
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận