Hotline: 1900 5247
Văn phòng: 171 Trần Não, Quận 02, TP. HCM
Mã số doanh nghiệp: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn
- 33
- 28.423
Trong xã hội hiện đại, với cuộc sống bận rộn và thói quen ăn uống không lành mạnh, sỏi thận đang trở thành vấn đề sức khỏe phổ biến. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, bài viết ngày hôm nay sẽ khám phá những điều cần biết về sỏi thận, từ nguyên nhân, dấu hiệu gây bệnh đến biện pháp phòng ngừa.
Hãy cùng chuyên gia WeCare 247 tìm hiểu về căn bệnh này để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình tốt hơn.
Sỏi thận là gì? Thận là một trong số những “bộ lọc tự nhiên” của cơ thể với chức năng xử lý và loại bỏ urê và các khoáng chất dư thừa từ máu vào niệu quản, sau đó xuất ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Khi lượng lớn urê và các khoáng chất không được xử lý hoàn toàn tích tụ lại trong thận, sỏi thận có thể hình thành.
Đúng như tên gọi, sỏi thận có hình dạng những khối tinh thể rắn. Sỏi thận có thể xuất phát từ một hoặc cả hai thận và có thể di chuyển đến các bộ phận khác của đường tiết niệu như niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Kích thước của sỏi thận khá đa dạng: có loại nhỏ như hạt đậu, cũng có loại đạt tới kích thước của một trái banh.
Hầu hết sỏi thận tự tan mà không cần điều trị, tuy nhiên, sỏi lớn có thể gây đau và cần được can thiệp điều trị bằng cách loại bỏ để tránh biến chứng như nhiễm trùng hoặc tổn thương thận. Sỏi thận thường không gây triệu chứng cho đến khi chúng di chuyển vào niệu quản.
Sỏi thận thường chỉ gây triệu chứng khi sỏi đã di chuyển vào niệu quản. Một số dấu hiệu sỏi thận phổ biến như sau:
Có 2 loại đau do sỏi thận:
Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng có những triệu chứng sỏi thận trên. Trong nhiều trường hợp, người bệnh sẽ không có bất kỳ dấu hiệu sỏi thận nào đáng kể. Vì thế, cách tốt nhất để biết rõ tình trạng sức khoẻ và bệnh lý của cơ thể chính là thường xuyên khám sức khoẻ tổng quát định kỳ 6 tháng/ lần. Đồng thời, đừng bỏ qua những dấu hiệu đau bất thường dù rất nhỏ và hiếm của cơ thể.
Sự hình thành sỏi thận bắt đầu từ quá trình kết tinh và lắng đọng tinh thể trong hệ tiết niệu qua thời gian dài. Theo chuyên gia, sự xuất hiện của sỏi tiết niệu thường do nước tiểu chứa quá nhiều hóa chất như calci, acid uric, cystine… Đến 85% sỏi hình thành do sự lắng đọng canxi.
Nguyên nhân cụ thể dẫn đến sự tích tụ tinh thể bao gồm việc uống nước không đủ, khiến cơ thể không đủ nước để thận bài tiết và nước tiểu trở nên quá đặc. Chế độ ăn nhiều muối và đạm của người Việt cũng góp phần tăng cường sự hình thành sỏi canxi. Bổ sung Calcium và Vitamin C không đúng cách cũng là một nguyên nhân bởi việc thêm khoáng chất quá mức vào cơ thể mà không đủ khả năng xử lý sẽ tạo điều kiện cho sỏi hình thành.
Các bệnh lý đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày và tiêu chảy cũng có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận. Yếu tố di truyền và các vấn đề về hệ tiết niệu cũng làm tăng rủi ro mắc bệnh. Ngoài ra, nhiễm trùng đường tiết niệu và tình trạng béo phì cũng được xác định là nguyên nhân tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.
Sỏi thận có nguy hiểm Không? Câu trả lời là có. Sỏi thận hoàn toàn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Phát hiện sỏi thận và không tiếp cận điều trị đúng đắn hay kịp thời có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Bít tắc đường tiết niệu, ứ nước, ứ mủ thận và tái phát nhiễm khuẩn là những biến chứng thường gặp. Nếu không giải quyết, có thể dẫn đến suy thận cấp và mất chức năng thận hoàn toàn.
Việc chủ động trong điều trị sỏi thận, đặc biệt là với phương pháp thích hợp, là quan trọng để ngăn chặn những hậu quả nặng nề này.
Người bệnh hoàn toàn có thể tái mắc sỏi thận.
Để ngăn chặn hình thành và tái phát sỏi, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học và duy trì hoạt động thể chất. Ngoài ra, điều trị các bệnh lý nguy cơ liên quan đến sỏi cũng là quan trọng.
Trong một số trường hợp cụ thể, việc duy trì thuốc kiềm hóa nước tiểu hoặc hạ acid uric trong cơ thể là cần thiết để giảm nguy cơ tái phát sỏi.
Đến 50% trong số 100 người sau khi trải qua liệu pháp điều trị sỏi thận trong khoảng 5-7 năm sẽ tái phát sỏi. Chính vì thế, việc hiểu và có các biện pháp phòng ngừa đúng là vô cùng quan trọng.
Đối với việc giảm nguy cơ sỏi thận, sự kết hợp giữa chế độ ăn uống và thay đổi lối sống đóng vai trò tiên quyết. Dưới đây là một số biện pháp mọi người có thể tự áp dụng trong chăm sóc sức khoẻ cá nhân tại nhà mỗi ngày:
Sỏi nhỏ có thể tự tan biến mà không cần điều trị, nhưng với sỏi lớn, can thiệp là cần thiết để tránh biến chứng nguy hiểm về sau.
Sỏi thận là một vấn đề phổ biến và có thể gây ra bệnh thận mạn tính cũng như nhiều biến chứng khác. Nếu xuất hiện dấu hiệu sỏi thận, việc thăm khám bác sĩ để chẩn đoán và điều trị là vô cùng quan trọng.
Đối với những người khoẻ mạnh và chưa có triệu chứng sỏi thận, hãy tuân thủ những lưu ý chuyên gia WeCare 247 đã nêu trên để chăm sóc sức khoẻ cá nhân và phòng tránh sỏi thận triệt để.
Theo dõi chúng tôi tại fanpage WeCare 247 để thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất về chăm sóc sức khoẻ cá nhân tại nhà.
Bài viết có sử dụng thông tin từ website của Phòng khám Bệnh viện Đại Học Y Dược 1 , Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và TT Y tế Quận 4.
Đánh giá bài viết
Hotline: 1900 5247
Văn phòng: 171 Trần Não, Quận 02, TP. HCM
Mã số doanh nghiệp: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn
[…] Các bệnh về thận, đặc biệt là suy thận có thể gây ra biến chứng là cao huyết áp. […]
[…] Tắc nghẽn đường tiết niệu: Do sỏi thận, khối u, hoặc phì đại tuyến tiền liệt, gây áp lực ngược lên […]