Hotline: 1900 5247
Văn phòng: 171 Trần Não, Quận 02, TP. HCM
Mã số doanh nghiệp: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn
- 16
- 24.932
Bệnh cao huyết áp là một căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến không chỉ ở người cao tuổi mà còn dễ thấy ở những người có thói quen sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh. Khi chăm sóc người bệnh tăng huyết áp, chúng ta cần đặc biệt lưu ý các nhóm thực phẩm cần tránh để cải thiện tình trạng sức khỏe người bệnh.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh cao huyết áp. Thông thường, các chuyên gia y tế chia bệnh cao huyết áp thành hai nhóm:
Người bệnh có thể mắc cao huyết áp mà không rõ nguyên nhân, có thể do di truyền, cơ địa, hoặc lối sống không lành mạnh. Tình trạng này thường thấy ở người cao tuổi và nam giới.
Nếu tìm ra nguyên nhân thì người bệnh được xếp vào nhóm cao huyết áp thứ phát. Thông thường, cao huyết áp thứ phát là do các căn bệnh khác gây ra như:
Tùy vào từng nguyên nhân mà ta có thể lập kế hoạch chăm sóc người bệnh tăng huyết áp sao cho phù hợp.
Khi chăm sóc người bệnh tăng huyết áp, cần đặc biệt chú ý tới những nhóm thực phẩm nào giúp cải thiện tình trạng bệnh, cũng như những nhóm thực phẩm đặc biệt nên tránh xa. Dưới đây là các thực phẩm đại kỵ với người bệnh:
Theo nhiều nghiên cứu, việc tiêu thụ quá nhiều muối có thể dẫn đến tăng tiết dịch tế bào, từ đó khiến bệnh tăng huyết áp ngày càng nghiêm trọng. Chính vì thế, cần hạn chế việc ăn quá nhiều muối khi lên thực đơn chăm sóc người bệnh tăng huyết áp.
Lượng muối tối đa mà một người nên tiêu thụ một ngày là không quá 2,3g (tương ứng với 1 thìa cà phê muối). Nếu thường xuyên sử dụng nước tương, nước mắm, lượng tiêu thụ là không quá 5g/ ngày.
Vì thế, khi xây dựng thực đơn chăm sóc người bệnh tăng huyết áp, cần lưu ý hạn chế tối thiểu lượng muối và thực phẩm có hàm lượng Natri cao. Một phương pháp khác để hạn chế lượng muối trong bữa ăn là không đặt các lọ gia vị sẵn như nước tương, sốt cà chua, mayonnaise trên bàn ăn.
Thịt đỏ chứa nhiều chất béo bão hòa và protein khó tiêu hóa, có thể tích tụ chất béo trong cơ thể và gây áp lực lên huyết áp. Đối với người bị cao huyết áp, thịt đỏ càng nên tránh để ngăn chặn quá trình xơ cứng động mạch, bệnh tim mạch, và đột quỵ.
Một “đặc sản” rất được nhiều người Việt yêu thích khác – nội tạng động vật, đặc biệt là gan – cũng là món ăn cần tránh với người bị cao huyết áp. Thức ăn này rất giàu cholesterol nên ăn nhiều gan có thể làm tăng lượng cholesterol trong cơ thể và làm dày thành mạch máu, làm mất đàn hồi của mạch máu và tăng nguy cơ cao huyết áp.
Nhiều loại phô mai có chứa nhiều muối và những chất béo bão hòa cũng có thể khiến cho tình trạng huyết áp ngày càng nghiêm trọng, đồng thời làm tăng cholesterol, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Khi lập kế hoạch chăm sóc người bệnh tăng huyết áp, cần hạn chế những thực phẩm giàu chất béo bão hoà và chất béo chuyển hóa như thịt đỏ, nội tạng động vật, phô mai, v.v như trên.
Trong loại thực phẩm này thường có chứa nhiều đường, nhiều natri, chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa và ít chất xơ. Tiêu thụ những loại thực phẩm này có thể khiến cơ thể tăng cholesterol LDL và giảm cholesterol HDL, cuối cùng dẫn tới tăng nguy cơ huyết áp.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), khoảng 70% lượng natri tiêu thụ đến từ thực phẩm đóng gói, đồ ăn chế biến sẵn hoặc thức ăn tại nhà hàng. Do đó, người bệnh tăng huyết áp nên hạn chế các món ăn nhanh, chế biến sẵn như thịt xông khói, thịt muối, jambon, lạp xưởng, xúc xích, giò chả vì chúng thường chứa nhiều muối và chất bảo quản.
Tốt nhất là người mắc bệnh cao huyết áp hạn chế đi ăn ở ngoài càng ít càng tốt và có chế độ dinh dưỡng dành riêng khi chăm sóc người bệnh tăng huyết áp. Trong khi đi ăn tại nhà hàng, lúc gọi món nên yêu cầu nêm nhạt hoặc tìm các món hấp, luộc được chế biến theo cách chứa ít natri hơn.
Các thức ăn cần thời gian và vi khuẩn để lên men như dưa muối, cà muối, kim chi, đùi lợn muối, gà xông khói đều là những thực phẩm nên tránh khi chăm sóc người bệnh tăng huyết áp.
Khi ủ muối các thực phẩm này,, cần cho nhiều muối để thực phẩm không bị hỏng và có thể dùng được trong nhiều ngày. Ủ càng lâu thì càng hấp thu nhiều muối và không hề tốt cho sức khỏe của người bệnh. Chính vì thế, bệnh nhân huyết áp cao nên tránh xa loại thực phẩm này.
Một nghiên cứu năm 2019 được công bố trên tạp chí của Đại học Tim mạch Hoa Kỳ với hơn 17.000 người Mỹ trưởng thành cho thấy, tiêu thụ rượu vừa phải (được định nghĩa là 7-13 ly mỗi tuần) cũng làm tăng hơn gấp đôi nguy cơ phát triển bệnh tăng huyết áp.
Các chất kích thích như cà phê, rượu bia sẽ làm hưng phấn thần kinh, có thể gây rối loạn nhịp tim từ đó dẫn đến tăng huyết áp. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, rượu gây độc cho tim và có thể làm suy yếu cơ tim, nó cũng có thể gây tăng huyết áp tới mức nguy hiểm.
Đặc biệt, các chất kích thích thần kinh có nguy cơ gây ra vỡ mạch máu ở người bệnh tăng huyết áp mà ngay cả khi uống thuốc cũng không kiểm soát được nên tốt nhất là kiêng không cho bệnh nhân uống rượu bia khi chăm sóc người bệnh tăng huyết áp.
Vậy trà có phải là thực phẩm cần kiêng kỵ khi chăm sóc người bệnh tăng huyết áp không? Theo các chuyên gia, trà đặc, đặc biệt là hồng trà nên tránh do chứa nhiều chất kiềm có thể làm tăng huyết áp. Trái lại, uống chè xanh có lợi cho việc điều trị cao huyết áp.
Bên cạnh những lưu ý về các thực phẩm đại kỵ khi chăm sóc người bệnh tăng huyết áp, cần lập kế hoạch tổng thể về chế độ dinh dưỡng lành mạnh và duy trì cân nặng ổn định: ăn nhiều chất xơ và các thực phẩm giàu vitamin như rau xanh, trái cây.
Đồng thời, người bệnh cần tránh đi ngủ ngay sau khi ăn, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng và tập thể dục thường xuyên.
Đọc thêm:
Trên đây là một số lời khuyên của WeCare 247 về danh sách các thực phẩm đại kỵ khi chăm sóc người bệnh tăng huyết áp. Hãy theo dõi Fanpage WeCare 247 để luôn cập nhật những kiến thức bổ ích về sức khỏe bạn nhé!
Đánh giá bài viết
Hotline: 1900 5247
Văn phòng: 171 Trần Não, Quận 02, TP. HCM
Mã số doanh nghiệp: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn