Thực Đơn Cho Người Bệnh Cao Huyết Áp: Top 5 Thực Phẩm Cần Có Trong Khẩu Phần Hàng Ngày

Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp cho người bị cao huyết áp là vô cùng quan trọng cho quá trình cải thiện tình trạng sức khoẻ của họ. Trong bài viết này, hãy cùng WeCare 247 tìm hiểu một số lưu ý khi thiết kế thực đơn cho người bệnh và top 5 thực phẩm người bị cao huyết áp nên ăn.

Người bị cao huyết áp cần lưu ý gì trong chế độ dinh dưỡng?

Nguồn: Rawpixel

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện tình trạng bệnh cao huyết áp. Cụ thể, trong thực đơn hàng ngày, người bệnh cần lưu ý:

Ăn giảm

  • Hạn chế tiêu thụ muối (dưới 6g/ ngày)

  • Giảm lượng chất béo bão hoà

  • Không sử dụng rượu bia nói riêng và thức uống có cồn nói chung

Ăn tăng cường

  • Bổ sung thực phẩm giàu khoáng chất: magie, kali, canxi

  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu protein (60-70g/ ngày) và chất béo không bão hoà.

Trên đây là những lưu ý khi thiết kế thực đơn cho người bệnh tại nhà. Để giúp bạn thiết kế khẩu phần ăn tốt hơn, tiếp theo hãy cùng WeCare 247 tìm hiểu top 5 thực phẩm các chuyên gia khuyến cáo nên có trong thực đơn hàng ngày.

>>> Đọc thêm: Hướng dẫn sử dụng máy đo huyết áp điện tử tại nhà

Top 5 thực phẩm cần có trong thực đơn cho người bệnh cao huyết áp

Chuối

Như đã đề cập ở phần trên, người bệnh tăng huyết áp cần bổ sung kali vào thực đơn hàng ngày, và chuối chính là một trong những nguồn cung cấp kali tự nhiên dồi dào nhất.

Sở hữu hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất cao, lại rất dễ mua, dễ chế biến, và có tác dụng kích thích tiêu hoá nhanh, chuối là thực phẩm nên có trong thực đơn cho người bệnh cao huyết áp. 

Rau màu xanh

Nguồn: Pickpik

Rau xanh có nhiều chất xơ và khoáng chất có lợi cho quá trình tiêu hoá của cơ thể. Bên cạnh đó, các loại rau có lá xanh như cải xoăn, xà lách, rau diếp có hàm lượng kali cao, giúp trung hoà lượng natri từ muối trong cơ thể, từ đó mà hạn chế tình trạng tăng huyết áp.

Các chuyên gia khuyến khích bạn nên mua rau tươi mới mỗi ngày thay vì rau đóng hộp bởi thực phẩm đóng hộp thường có chứa muối để bảo quản được lâu.

Nếu điều kiện không cho phép mua rau tươi thường xuyên, bạn có thể mua rau đông lạnh – lượng dưỡng chất của chúng vẫn còn nguyên so với lúc còn tươi, nhưng có ít chất bảo quản hơn rau đóng hộp.

Nếu người bệnh không thích ăn quá nhiều rau, vậy lựa chọn tốt nhất có thể thêm vào thực đơn cho người bệnh chính là bông cải xanh. Loại rau này chứa nhiều chất chống oxy hóa flavonoid có chức năng làm tăng nồng độ oxit nitric, thúc đẩy quá trình lưu thông máu và hạ huyết áp. 

Quả mọng

Nguồn: Pexels

Một số quả mọng như dâu tây, mâm xôi, nho, chanh, cam chứa hợp chất flavonoids có khả năng duy trì huyết áp ở mức độ trung bình, tránh tăng huyết áp quá cao hay hạ huyết áp quá tiêu chuẩn. Đặc biệt, các loại quả này còn chứa hàm lượng cao chất chống oxy hoá anthocyanin, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như ung thư.

Quả mọng như việt quất, dâu, nho, cam có vị ngọt và chua nhẹ, lại mềm, dễ nhai, dễ tiêu hoá, dễ chế biến. Hãy thêm các loại quả mọng vào thực đơn cho người bệnh tại nhà.

Khoai tây

Nguồn: Wikimedia

Khoai tây – một nguyên liệu phổ biến trong ẩm thực Việt Nam – là nguồn cung cấp kali và magie dồi dào. Như đã đề cập, đây là hai chất có chức năng duy trì huyết áp ở mức độ cân bằng. Ngoài ra, khoai tây còn giàu chất xơ, vì thế mà rất cần có trong thực đơn cho người bệnh nói riêng và bữa ăn gia đình nói chung để tăng cường tốc độ tiêu hoá và bài tiết chất thải.

Đồng thời, khoai tây có lượng calo khá cao so với nhiều loại củ khác với 87 calo/100g. Người bệnh hoàn toàn có thể ăn khoai tây để cung cấp năng lượng thay cho cơm nếu cảm thấy ngán cơm.

Sữa không đường

Nguồn: Pxhere

Sữa chứa hàm lượng canxi cao, giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết cho người bị cao huyết áp. Ngoài ra, sữa ấm, nếu được dùng với liều lượng vừa phải trước khi ngủ khoảng 2-3 giờ, còn giúp ngủ ngon hơn.

Tuy nhiên, hãy lưu ý chọn sữa không đường để bổ sung vào thực đơn cho người bệnh thay vì sữa béo, nhiều đường, bởi tiêu thụ đường quá nhiều chính là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như tim mạch, béo phì, tiểu đường.

Chăm sóc viên WeCare 247 đang đo huyết áp cho bệnh nhân | Nguồn: WeCare 247

Trên đây là một số lưu ý khi chuẩn bị bữa ăn cho người mắc cao huyết áp. Hãy theo dõi fanpage WeCare 247 để thường xuyên được cập nhật những thông tin mới nhất về dinh dưỡng, chăm sóc sức khoẻ cá nhân và chăm sóc người bệnh.

Bài viết có tham khảo thông tin từ website của Cổng thông tin điện tử Bộ Y Tế (MOH).

Đánh giá bài viết

5/5 - (5 bình chọn)

Bài viết khác

Thực phẩm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi mắc Alzheimer
Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: 14 Dưỡng Chất Thiết Yếu Phòng Ngừa Bệnh Alzheimer
Chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não
Chăm Sóc Người Bệnh Tai Biến Mạch Máu Não: Vì Sao Không Nên Tắm Đêm?
Chăm sóc sức khỏe gia đình
Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình Tốt Hơn Với 6 Cách Phòng Tránh Bệnh Bạch Hầu Hiệu Quả
Theo dõi
Thông báo của
guest
5 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

[…] >>> Tìm hiểu thêm về Thực phẩm tốt để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi bị cao huyết áp […]

[…] Top 5 Thực Phẩm Nên Có Khi Lập Thực Đơn Chăm Sóc Người Bệnh Tăng Huyết Áp […]

[…] khi chăm sóc người bệnh tăng huyết áp, cần tham khảo và sử dụng những loại thực phẩm phù hợp trong thực đơn chăm sóc người bệnh tăng huyết áp như: chuối, rau ăn lá, quả mọng, khoai […]

[…] áp thường xuyên để phòng ngừa các rủi ro tiềm ẩn. Ngoài việc tuân thủ chế độ ăn uống và tập thể dục đều đặn, người lớn tuổi cần lưu […]

[…] của người cao tuổi cũng được cải thiện một cách hiệu quả khi tim mạch, huyết áp, lưu lượng máu sẽ được duy trì ở mức ổn định. Với những người lớn […]