Hotline: 1900 5247
Văn phòng: 171 Trần Não, Quận 02, TP. HCM
Mã số doanh nghiệp: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn
- 63
- 28.150
Ung thư là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe gia đình, nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư hằng ngày len lỏi trong cuộc sống của chúng ta, từ thói quen sinh hoạt cho đến việc sử dụng thực phẩm và nguy cơ nhiễm khuẩn.
Trên toàn thế giới, nhiễm trùng có liên quan đến 15 – 20% các ca bệnh ung thư, trong đó bao gồm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), được biết đến là một loại vi khuẩn chuyên tấn công dạ dày và làm tăng nguy cơ ung thư tại cơ quan này.
Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là một loại xoắn khuẩn sinh trưởng trong lớp chất nhầy bao phủ bề mặt niêm mạc dạ dày và có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe gia đình, bao gồm viêm loét dạ dày và tá tràng.
Có khoảng 2/3 dân số thế giới nhiễm HP. Trong đó, tỷ lệ nhiễm ở các nước đang phát triển cao hơn nhiều so với ở các nước phát triển. Tại Việt Nam, hơn 70% người trưởng thành bị nhiễm vi khuẩn HP.
Hãy bổ sung ngay vào cẩm nang sức khỏe gia đình những bệnh thường gặp khi nhiễm HP để sớm nhận biết và được điều trị đúng cách:
HP có khả năng gây ra viêm dạ dày cấp tính và mạn tính, làm tổn thương niêm mạc dạ dày và dẫn đến các triệu chứng như đau bụng, khó tiêu và buồn nôn.
Vi khuẩn này còn là nguyên nhân chính gây ra loét dạ dày và tá tràng. Loét dạ dày là các vết loét mở trên niêm mạc dạ dày, trong khi loét tá tràng xảy ra ở phần đầu của ruột non.
Đau, nóng rát, đầy bụng vùng thượng vị, ăn nhanh no; các triệu chứng này thường sẽ giảm sau khi ăn khoảng 30 phút đến 2 giờ.
HP đã được nghiên cứu chứng minh là nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày và ảnh hưởng sức khỏe gia đình. HP gây ung thư dạ dày qua cơ chế làm viêm mạn tính lớp niêm mạc dạ dày, quá trình viêm nhiễm lâu dài sẽ làm biến đổi tế bào thành ác tính.
Tuy nhiên hơn 80% người nhiễm khuẩn HP không có triệu chứng cũng như không có biến chứng. Trong suốt cả cuộc đời của một người có nhiễm HP mà không điều trị, khoảng 10 – 20% có khả năng bị loét dạ dày, tá tràng và 1 – 2% có khả năng bị ung thư dạ dày.
Do đó thăm khám sức khỏe định kỳ là cách chăm sóc sức khỏe gia đình hiệu quả, việc chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.
Vi khuẩn HP lây nhiễm chủ yếu qua các con đường sau:
Vi khuẩn HP có thể lây nhiễm qua dịch nôn của người nhiễm. Khi một người nhiễm HP nôn mửa, vi khuẩn có thể lẫn vào nước bọt và các chất khác, dẫn đến lây nhiễm cho người khác khi tiếp xúc với các chất này.
Hiểu rõ các con đường lây nhiễm của vi khuẩn HP để thực hiện các cách chăm sóc sức khỏe gia đình phù hợp, giúp giảm nguy cơ nhiễm HP và các biến chứng liên quan.
Việc tầm soát HP là việc rất cần thiết và có giá trị lớn đối với sức khỏe gia đình trong phát hiện và điều trị sớm các vấn đề sức khỏe tiêu hóa, đặc biệt là ung thư dạ dày.
Các bác sĩ khuyên bạn và gia đình nên tầm soát để phát hiện và điều trị nhiễm HP nếu:
Một số xét nghiệm được thực hiện nhằm phát hiện vi khuẩn HP:
Một số lý do khiến HP khó điều trị dứt điểm và dễ tái lại ảnh hưởng sức khỏe gia đình:
Sống chung với vi khuẩn HP đòi hỏi sự chú ý đến sức khỏe tổng quát và thực hiện các biện pháp cụ thể để giảm nguy cơ biến chứng. Dưới đây là một số lời khuyên để sống khỏe mạnh khi đã nhiễm HP mà bạn có thể áp dụng để chăm sóc sức khỏe gia đình:
Người bệnh cần tuân thủ và hoàn thành đầy đủ liệu trình điều trị bằng kháng sinh và thuốc giảm axit dạ dày do bác sĩ kê đơn. Điều này giúp tiêu diệt vi khuẩn HP và giảm triệu chứng.
Đồng thời, theo dõi tình trạng sức khỏe qua các buổi tái khám định kỳ để đảm bảo rằng vi khuẩn đã bị loại bỏ hoàn toàn và không có biến chứng phát sinh.
Người bệnh HP nên ăn nhiều trái cây, rau quả, và ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ, và thức ăn cay nóng.
Tránh thực phẩm gây kích thích như: caffeine, rượu, và thực phẩm có tính axit cao như cam, chanh, và cà chua để giảm kích ứng dạ dày.
Người bệnh nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ba bữa lớn để giảm áp lực lên dạ dày.
Thực hiện khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe gia đình. Nếu bạn bị nhiễm HP, nên khuyến khích các thành viên trong gia đình đi khám để phát hiện và điều trị sớm nếu cần thiết.
Hiểu rõ về bệnh lý và các triệu chứng có thể gặp phải để chăm sóc tốt sức khỏe gia đình và biết khi nào cần tìm kiếm sự hỗ trợ y tế.
Nếu người nhiễm HP xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như đau bụng dữ dội, nôn mửa, hoặc chảy máu tiêu hóa, cần đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Bằng cách tuân thủ các hướng dẫn trên và thực hiện một lối sống lành mạnh, bạn hoàn toàn có thể sống chung khỏe mạnh với vi khuẩn HP và giảm nguy cơ các biến chứng tiềm ẩn.
Đọc thêm:
Hy vọng với bài viết trên WeCare 247 đã giúp bạn và gia đình có cái nhìn tổng quan hơn về loại vi khuẩn tấn công dạ dày này. Qua đó, khi nhiễm HP, người bệnh không nên lo lắng quá mức. Mặc dù vi khuẩn HP là một mối đe dọa sức khỏe gia đình khi có mối liên hệ với ung thư, nhưng có thể được quản lý và điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm và tuân thủ đúng các biện pháp điều trị.
Để có thêm những thông tin và kiến thức sức khỏe bổ ích, bạn đọc hãy nhấn theo dõi Fanpage Facebook WeCare 247!
Bài viết có tham khảo thông tin từ website của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
Đánh giá bài viết
Hotline: 1900 5247
Văn phòng: 171 Trần Não, Quận 02, TP. HCM
Mã số doanh nghiệp: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn
[…] nhân gây ung thư dạ dày, khoảng 70% trường hợp mắc ung thư dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) – một loại vi khuẩn sinh sống được ở trong môi trường […]
[…] bệnh bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) có thể gặp những biến chứng nghiêm trọng và dễ tái phát nếu không được […]