Hotline: 1900 5247
Văn phòng: 171 Trần Não, Quận 02, TP. HCM
Mã số doanh nghiệp: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn
- 51
- 30.859
Có rất nhiều nguyên nhân khiến người lớn tuổi trở nên đổi tính đổi nết khi về già. Vậy cần chăm sóc người lớn tuổi như thế nào để họ trở nên “dễ tính” hơn? Hãy cùng WeCare 247 xem qua bài viết dưới đây nhé.
Ở độ tuổi xế chiều, người lớn tuổi có sự thay đổi rõ rệt về mặt tâm lý, họ thường cảm thấy khó chịu bức bối trong người, thậm chí còn hay cáu gắt với mọi người xung quanh. Đôi lúc, chúng ta luôn cảm thấy phiền não vì tình trạng này kéo dài mãi gây xung đột, cãi vã trong gia đình.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng cáu gắt ở người lớn tuổi có thể xuất phát từ một loạt yếu tố tâm lý và sinh lý, cụ thể như:
Khi tuổi tác càng cao, cơ thể bị suy giảm chức năng, vận động khó khăn, làm việc gì cũng cần sự trợ giúp từ người khác, chẳng hạn như: Đau nhức xương khớp cần người chăm sóc, ăn uống khó khăn, cần con cái vệ sinh cá nhân, v.v. Điều này làm cho người lớn tuổi bị mất kiên nhẫn và dễ phát sinh tình trạng căng thẳng, cáu gắt.
Bổn phận của người thân trong gia đình sẽ phải chăm sóc người lớn tuổi, khiến phần lớn người cao tuổi có xu hướng cảm thấy tự ti, luôn có suy nghĩ tiêu cực chỉ biết dựa dẫm vào con cái, để các con phải lo toan mọi việc khiến họ dần dần khó kiểm soát cảm xúc và né tránh mọi người xung quanh.
Khi về già, người lớn tuổi hầu như chỉ quanh quẩn trong nhà, mất kết nối với xã hội bên ngoài. Còn con cháu thì thờ ơ, ít dành thời gian để quan tâm, hỏi han tới ông bà khiến họ thường xuyên cảm thấy cô đơn, thiếu người thấu hiểu. Dần dần, những người lớn tuổi sẽ trở nên nhạy cảm và căng thẳng.
Để người già trở nên “dễ tính” hơn, chúng ta cần tạo ra môi trường tốt để họ có thể thoải mái và cảm thấy yêu thương. Dưới đây là một số cách:
Một môi trường sống thoải mái sẽ giúp cho người lớn tuổi cảm thấy tích cực và quy trình chăm sóc người lớn tuổi cũng vì thế mà hiệu quả hơn.
Hãy bày trí không gian sinh hoạt mang hơi hướng trong lành, trồng nhiều cây xanh quanh sân nhà và sắp đặt những vật dụng khơi gợi kỉ niệm xưa như: Tranh ảnh, nhật kí về gia đình giúp tạo nên không gian ấm cúng, an lành và thú vị.
Sự kiên nhẫn và thấu hiểu từ phía người thân rất quan trọng. Thay vì vội “kết tội” thì chúng ta hãy dành thời gian lắng nghe họ, chia sẻ những câu chuyện và tạo cơ hội cho người lớn tuổi thể hiện cảm xúc.
Ngoài ra, người thân trong gia đình cần đối xử mềm mỏng khi chăm sóc người lớn tuổi. Khi về già, con người thường có xu hướng “đổi tính đổi nết”, họ muốn được quan tâm, chiều chuộng nhiều hơn là nghe những lời nói lạnh nhạt từ người thân. Chúng ta cần hiểu rõ tâm trạng của họ và luôn sẵn sàng lắng nghe khi họ muốn chia sẻ. Đối xử mềm mỏng sẽ giúp cho người lớn tuổi cảm thấy được quan tâm và yêu thương nhiều hơn.
Giúp người lớn tuổi “Trẻ hóa bản thân” là một cách để giúp họ giảm bớt căng thẳng và phát triển tốt hơn. Tổ chức những bữa tiệc gia đình nho nhỏ mỗi tuần, cùng con cháu đi mua sắm, du lịch xa, dạo bước ngắm nhìn đường phố lên đèn,… cũng góp phần giúp người lớn tuổi cảm thấy yêu đời hơn, hồi xuân cũng như được chữa lành hơn đấy.
4. Khuyến khích người lớn tuổi tham gia các hoạt động cộng đồng
Tạo điều kiện cho người lớn tuổi tham gia các hoạt động cộng đồng là một cách để giúp cho họ có được sự kết nối với xã hội. Chúng ta có thể khuyến khích họ tham gia các hoạt động xã hội như các câu lạc bộ ca hát, nhảy múa, các hoạt động tình nguyện hoặc các hoạt động văn hóa để tạo dịp gặp gỡ bạn bè cùng trang lứa.
Bằng cách tạo ra môi trường thích hợp và chăm sóc đúng cách, chúng ta có thể giúp người lớn tuổi vượt qua những cảm xúc khó khăn và tiếp tục sống một cuộc sống thú vị và ý nghĩa. Chăm sóc người lớn tuổi không chỉ về mặt thể chất, mà còn là sự thấu hiểu và chia sẻ yêu thương từ người thân gia đình dành cho họ.
Đánh giá bài viết
Hotline: 1900 5247
Văn phòng: 171 Trần Não, Quận 02, TP. HCM
Mã số doanh nghiệp: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn
[…] Vì sao người già thường hay cáu gắt, dễ nóng giận? […]
[…] Vì sao người lớn tuổi lại hay cáu gắt, dễ nóng giận? […]
[…] với những thay đổi trong tâm trạng và hành vi. Người bệnh có thể trở nên cáu kỉnh, lo lắng, trầm cảm hoặc cũng có thể trở nên thiếu kiên nhẫn và dễ bị kích […]