Hotline: 1900 5247
Văn phòng: 171 Trần Não, Quận 02, TP. HCM
Mã số doanh nghiệp: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn
- 4
- 24.730
Cơm trắng tưởng chừng là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của mọi người Việt Nam, song với người bị tiểu đường, việc tiêu thụ cơm trắng thường xuyên có thể trở thành một thói quen hại cho sức khoẻ.
Cùng WeCare 247 tìm hiểu lý do và khám phá top 4 thực phẩm người tiểu đường có thể dùng thay cơm qua bài viết dưới đây để lên thực đơn cho người bệnh chuẩn xác hơn.
Cơm trắng là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người Á Đông. Tuy nhiên, với người bị tiểu đường, việc ăn cơm trắng có thể gây nên nhiều tác hại không ngờ tới.
Cụ thể, cơm trắng có chỉ số đường huyết khá cao với GI = 83. Với lượng đường huyết cao, ăn cơm trắng dễ làm lượng đường trong máu bệnh nhân tăng nhanh, từ đó dẫn đến nhiều biến chứng và khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết.
Với người không mắc tiểu đường, việc ăn cơm trắng có thể làm tăng đường huyết, tuy nhiên, cơ chế của cơ thể sẽ tự động xử lý tiêu hao năng lượng, từ đó điều chỉnh đường huyết về mức an toàn. Còn với người bị tiểu đường, trường hợp này không diễn ra bởi cơ thể họ không thể tự điều chỉnh lượng glucose trong máu về ngưỡng an toàn.
Chính vì lý do trên, nhiều bệnh nhân cần tìm một nguồn thực phẩm khác thay thế cơm trắng để phòng tránh nhiều biến chứng nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu qua phần dưới đây để xây dựng thực đơn cho người bệnh chuẩn khoa học hơn.
Gạo lứt là lựa chọn hoàn hảo khi xây dựng thực đơn cho người bệnh tiểu đường nhờ vào chỉ số đường huyết thấp (Gl = 68), thấp hơn so với cơm gạo trắng (Gl = 83). Đây là một thực phẩm chứa tinh bột thay thế tốt nhất cho gạo trắng.
Gạo lứt, so với gạo trắng, chỉ khác biệt bởi một lớp màng cám mỏng, nhưng lại cung cấp nhiều dinh dưỡng và ít ảnh hưởng đến đường huyết. Lớp màng cám này chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe như vitamin B, magie, chất xơ, khoáng chất, hỗ trợ thúc đẩy quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể diễn ra đều đặn và năng suất.
Bên cạnh đó, chất xơ hòa tan trong gạo lứt còn giúp làm chậm sự tiêu hóa thức ăn, từ đó điều tiết quá trình hấp thụ đường glucose vào máu và giúp kiểm soát chỉ số đường huyết hiệu quả. Magie trong gạo lứt còn kích thích sản xuất insulin, thúc đẩy chuyển hóa đường thành năng lượng nhanh chóng.
Có thể nói, gạo lứt không chỉ kiểm soát đường huyết mà còn tạo cảm giác no, hỗ trợ giảm cân và kiểm soát cân nặng ở người bệnh tiểu đường.
Bạn có thể đang hoang mang: Khoai lang là thực phẩm thuộc nhóm giàu tinh bột nhưng lại được khuyến khích dùng thay cơm – liệu có gì nhầm lẫn ở đây? Không, bạn không hề nhầm. Hãy cũng phân tích thành phần dinh dưỡng của khoai lang để hiểu hơn vì sao chúng tôi khuyên bổ sung trong thực đơn cho người bệnh tiểu đường nhé.
Khoai lang sở hữu chỉ số đường huyết thấp (GI = 44 – 46) chính vì vậy mà không có khả năng gây tăng chỉ số đường huyết đáng kể so với cơm trắng. Đồng thời, tinh bột kháng đường trong củ khoai lang không thể tiêu hóa trong ruột non vì vậy mà khoai lang không gây tăng đường huyết.
Ngược lại, các thành phần trong khoai lang có thể kích thích tăng độ nhạy tế bào với insulin trong ruột non, từ đó thúc đẩy việc xử lý và chuyển hóa đường trong khoai lang thành năng lượng hỗ trợ hoạt động cơ thể. Có thể nói khoai lang không chỉ không làm tăng đường huyết mà còn ngăn chặn táo bón và kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Đối với người tiểu đường, cách chế biến hấp hoặc luộc khoai lang là lựa chọn tốt nhất để đảm bảo chỉ số GI thấp. Trong mỗi 100g khoai lang chứa 28,5g carbs vì thế mà người bệnh nên ăn khoai lang hạn chế – không nhiều hơn 200g mỗi bữa ăn. Cách xây dựng thực đơn cho người bệnh này giúp duy trì mức đường huyết ổn định, tránh tình trạng táo bón và giúp giảm cân.
Diêm mạch, với chỉ số đường huyết GI = 53, trở thành một lựa chọn thay thế cơm trắng hiệu quả trên thực đơn cho người bệnh tiểu đường. Với đặc tính gần giống ngũ cốc, diêm mạch cung cấp hàm lượng protein và chất xơ dồi dào giúp hỗ trợ quá trình hấp thu đường vào máu chậm lại, từ đó duy trì chỉ số đường huyết. Đặc biệt, trong diêm mạch chứa các chất chống oxy hóa hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng tiểu đường như tim mạch, mỡ trong máu, v.v.
Khi xây dựng thực đơn cho người bệnh tiểu đường, hãy lưu ý cho bệnh nhân tiêu thụ khoảng 200g diêm mạch mỗi ngày để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng mà không lo tăng đường huyết. Hạt diêm mạch có thể được chế biến thành nhiều món ăn như cháo, salad, v.v vừa dễ tiêu hóa, vừa đảm bảo độ no.
Với chỉ số đường huyết thấp (Gl = 55), yến mạch là một lựa chọn lý tưởng trong thực đơn cho người bệnh tiểu đường. Khác với cơm trắng, yến mạch không gây tăng chỉ số đường huyết đột ngột sau khi ăn. Đồng thời, với hàm lượng beta glucan dồi dào, yến mạch giúp làm chậm quá trình phân hủy đường, từ đó kiểm soát lượng đường và insulin trong máu. Bên cạnh đó, beta glucan còn giúp giảm lượng cholesterol xấu, tăng độ nhạy insulin và phòng tránh nhiều biến chứng nguy hiểm của tiểu đường.
Yến mạch dễ chế biến thành nhiều món ăn thú vị như cháo yến mạch, yến mạch sữa chua, v.v. Một chén bột yến mạch (120g) sau khi nấu chín chứa khoảng 30 carbs – vô cùng phù hợp cho bữa ăn của bệnh nhân tiểu đường vì vừa giúp duy trì đường huyết, vừa cung cấp năng lượng cho cơ thể mà không gây thừa cân, béo phì.
Trong bài viết này, chúng ta đã cùng tìm hiểu tác động của cơm trắng với sức khoẻ của người mắc tiểu đường và khám phá top 4 thực phẩm nên có trong thực đơn cho người bệnh tiểu đường. Hãy thực hiện theo các lời khuyên từ chuyên gia để đảm bảo sức khoẻ nhé!
Theo dõi WeCare 247 để thường xuyên cập nhật thông tin mới nhất về bí quyết chăm sóc sức khoẻ cá nhân tại nhà.
Bài viết có tham khảo thông tin từ website của Bệnh viện đa khoa MEDLATEC và Công ty cổ phần Nutricare.
Đánh giá bài viết
Hotline: 1900 5247
Văn phòng: 171 Trần Não, Quận 02, TP. HCM
Mã số doanh nghiệp: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn
[…] Bệnh tiểu đường. […]