Bảo Vệ Sức Khỏe Gia Đình Khỏi 5 Bệnh Thường Gặp Vào Mùa Mưa

Những cơn mưa nặng hạt đã xuất hiện ngày một nhiều hơn trên dải đất hình chữ S, báo hiệu cho một mùa mưa nữa sắp bắt đầu. Ngoài việc giải nhiệt cho chuỗi ngày nắng nóng oi bức, mùa mưa tới kéo theo sự thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm, môi trường sống, tạo điều kiện cho nhiều vi khuẩn, virus phát triển mạnh mẽ, làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến chúng ta dễ mắc bệnh hơn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe gia đình bạn.

Chăm sóc sức khỏe gia đình là việc làm chúng ta không thể lơ là. Do đó, nếu bạn đang thắc mắc nên làm gì để chăm sóc gia đình mình vào mùa mưa, thì hãy xem hết những thông tin bệnh thường gặp vào mùa mưa bên dưới nhé.

Bệnh do nhiễm virus, vi khuẩn

Một số bệnh phổ biến do nhiễm virus

Cảm lạnh và cúm

Cảm cúm hay cảm lạnh thông thường là một bệnh về đường hô hấp phổ biến, bệnh có thể gây ra do nhiều loại virus khác nhau, nhưng thường có chung triệu chứng như: sốt, ho, đau đầu, đau họng, chảy nước mũi, hắt hơi, người uể oải,…

Bệnh thường có thể tự khỏi sau 5-7 ngày, tuy nhiên vẫn không được chủ quan vì một số trường hợp bệnh có thể diễn tiến nặng chuyển sang viêm phế quản, viêm phổi,… rất nguy hiểm.

Nguồn ảnh: Freepik

Bệnh có khả năng lây lan rất nhanh, ai trong gia đình từ già đến trẻ đều có thể mắc bệnh cảm cúm. Đặc biệt nếu gia đình có trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, người lớn trên 65 tuổi, người đang có bệnh nền về hô hấp hoặc có hệ miễn dịch suy yếu, chúng ta lại càng phải chú ý hơn đến sức khỏe gia đình để phòng tránh bệnh.

Nếu bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.

Thương hàn

Thương hàn là một bệnh lý nhiễm khuẩn gây ra bởi vi khuẩn Salmonella, có độ lây nhiễm rất cao và nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não màng não, thủng ruột, viêm tủy xương,…. Nguyên nhân bệnh thường là do ăn phải thức ăn và nước uống bị ô nhiễm, không hợp vệ sinh.

Người bị bệnh thương hàn thường có triệu chứng sốt cao đột ngột kéo dài, đau đầu, đau bụng dữ dội, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, mất cảm giác ngon miệng…

Do bệnh có tính nguy hiểm và lây lan cao, nên để đảm bảo sức khỏe gia đình, nếu trong nhà đang có người bị nhiễm bệnh cần được cách ly và tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Cách chăm sóc sức khỏe gia đình giúp phòng tránh các bệnh do vi khuẩn, virus

  • Tiêm vắc xin phòng bệnh là cách hiệu quả giúp bảo vệ sức khỏe gia đình bạn, giúp tăng khả năng tạo miễn dịch tốt.
  • Uống đủ nước, ăn đủ và đa dạng các chất, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, vitamin giúp tăng miễn dịch.
  • Giữ ấm cho cơ thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống.
  • Tránh tiếp xúc với người đang bị cảm cúm, hoặc nghi ngờ sốt thương hàn.

Bệnh truyền nhiễm do côn trùng

Một số bệnh truyền nhiễm phổ biến trong mùa mưa

Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại siêu vi trùng có tên là Dengue gây ra, với nguồn lây chính từ muỗi vằn. Đây là bệnh không thể lơ là trong cẩm nang sức khỏe gia đình vào mùa mưa.

Bệnh sốt xuất huyết có thể khiến đau nhức cơ và các khớp. Sốt xuất huyết dạng nhẹ có thể gây phát ban, sốt cao từ 39-40 độ C, dạng nặng thì có thể gây chảy máu, giảm huyết áp đột ngột và khiến người bệnh dễ rơi vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

Nguồn ảnh: Freepik

Vì vậy, nếu trong gia đình bạn có người thân bị sốt cao đột ngột kèm các triệu chứng như phát ban, người bệnh cần được nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để được khám và điều trị, không nên tự chữa bệnh tại nhà.

Sốt rét

Bệnh sốt rét là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất gây ra bởi ký sinh trùng Plasmodium, lây truyền chính qua vật trung gian là muỗi.

Tùy thuộc vào loại ký sinh trùng gây bệnh mà triệu chứng sốt rét được chia làm hai loại sốt rét thông thường và sốt rét ác tính.

  • Dấu hiệu sốt rét thông thường: người bệnh sẽ có những dấu hiệu thường gặp như sốt, ớn lạnh, đau đầu, đau bụng, mệt mỏi, nhịp tim nhanh, ho, mệt mỏi, đau cơ khớp, tiêu chảy. Thông thường, người bệnh sẽ trải qua 3 giai đoạn: Rét run – sốt – vã mồ hôi.
  • Dấu hiệu sốt rét ác tính: trường hợp này người bệnh sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm hơn với các triệu chứng nặng như sốt cao liên tục, rối loạn ý thức (mơ sảng), ói mửa, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, đau đầu dữ dội, da tái xanh,… Nếu không được điều trị kịp thời người bệnh có thể tử vong rất nhanh.

Làm gì để phòng ngừa bệnh do muỗi gây ra trong việc chăm sóc sức khỏe gia đình?

Mùa mưa chính là thời điểm vàng cho muỗi sinh sôi phát triển, đây cũng là nguồn lây cho bệnh sốt rét và sốt xuất huyết. Vì vậy để bảo vệ sức khỏe gia đình, cách tốt nhất là ngăn ngừa muỗi:

  • Phun thuốc diệt muỗi định kỳ
  • Thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa, đậy kín các dụng cụ chứa nước, không để nước tù đọng trong các thau chậu, thường xuyên thay nước bình hoa.
  • Phát quang bụi rậm, cây cỏ xung quanh nhà, loại bỏ môi trường sống lý tưởng của muỗi
  • Mặc áo dài tay, ngủ mắc màn, sử dụng các sản phẩm chống muỗi bôi hoặc xịt lên da.

Bệnh về da liễu

Một số bệnh da liễu thường gặp vào mùa mưa

Mưa kéo dài khiến cho nguồn nước chứa nhiều tác nhân gây bệnh, việc thường xuyên tiếp xúc với nước mưa hoặc các vùng nước ngập ô nhiễm có thể gây các vấn đề về da, phổ biến nhất là chàm (bệnh viêm da kích ứng), ghẻ, nước ăn chân, nấm kẽ chân.

Các vấn đề về da thường không gây nguy hiểm, nhưng lại ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình bạn như gây triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy, mụn nước, rất khó chịu, làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, cũng như tinh thần người bệnh.

Nguồn ảnh: Freepik

Với các trường hợp nấm da ở dạng nhẹ, có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng kháng sinh, trường hợp nặng cần sử dụng thuốc đặc trị nấm.

Cẩm nang sức khỏe gia đình mùa mưa để luôn khỏe mạnh từ trong ra ngoài

  • Chuẩn bị đầy đủ trang bị khi ra ngoài, tránh tiếp xúc nước mưa, đường ngập nước, không mặc quần áo ướt quá lâu.
  • Không nên tắm khi vừa dầm mưa về nhà, cách chăm sóc sức khỏe gia đình mùa mưa là cần lau khô người trước, sau đó tắm bằng nước ấm. Lưu ý không dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, quần áo,…
  • Uống đủ từ 2 lít nước mỗi ngày. Ăn đủ chất, tăng cường rau xanh, trái cây, tránh đồ cay nóng.
  • Giữ vệ sinh cá nhân. Khi da bị tổn thương, cần vệ sinh bằng nước sạch, nước muối sinh lý hoặc bôi thuốc thích hợp, tránh gãi hay cào xước.

Đọc thêm:

Ngoài những bệnh trên, mùa mưa còn tiềm ẩn nhiều bệnh khác như hen suyễn, bệnh về đường tiêu hóa, xương khớp,…

Vì vậy cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe gia đình vào mùa mưa là luôn trang bị cho mình và người thân trong gia đình đầy đủ những dụng cụ tránh mưa cần thiết khi ra ngoài cũng như nắm vững những kiến thức về cách chăm sóc sức khỏe gia đình mùa mưa như ăn chín uống sôi, giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống.

Bên cạnh đó, có thể kết hợp chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể để phòng ngừa bệnh.

Nguồn ảnh: WeCare 247

Độc giả quan tâm tìm hiểu thêm thông tin hữu ích về sức khỏe hoặc có nhu cầu đăng ký đặt dịch vụ chăm sóc người bệnh tại nhà vui lòng bấm theo dõi hoặc liên hệ chúng tôi qua:

  1. Website: WeCare 247
  2. Hotline: 1900 5247
  3. Facebook: https://www.facebook.com/WeCare247VN

Bài viết có sử dụng thông tin từ website của Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM, Nhà Thuốc An Khang và Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Đánh giá bài viết

5/5 - (6 bình chọn)

Bài viết khác

Thực phẩm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi mắc Alzheimer
Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: 14 Dưỡng Chất Thiết Yếu Phòng Ngừa Bệnh Alzheimer
Chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não
Chăm Sóc Người Bệnh Tai Biến Mạch Máu Não: Vì Sao Không Nên Tắm Đêm?
Chăm sóc sức khỏe gia đình
Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình Tốt Hơn Với 6 Cách Phòng Tránh Bệnh Bạch Hầu Hiệu Quả
Theo dõi
Thông báo của
guest
3 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

[…] Bảo Vệ Sức Khỏe Gia Đình Khỏi 5 Bệnh Thường Gặp Vào Mùa Mưa […]

[…] tiết mưa nắng thất thường khi giao mùa là nguyên nhân dẫn đến các bệnh thường gặp vào mùa mưa như: cảm lạnh, cảm cúm, bệnh truyền nhiễm do côn trùng như sốt rét, sốt […]

[…] Bảo Vệ Sức Khỏe Gia Đình Khỏi 5 Bệnh Thường Gặp Vào Mùa Mưa […]