Hotline: 1900 5247
Văn phòng: 171 Trần Não, Quận 02, TP. HCM
Mã số doanh nghiệp: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn
- 9
- 28.344
Cần phải nói rằng, nếu không nắm vững cách chăm sóc người bệnh tâm thần đúng đắn thì đây là một nhiệm vụ không hề dễ dàng, thậm chí là vô cùng thách thức, bởi tâm thần là một bệnh lý gây ra do tổn thương thực thể hoặc chức năng thần kinh, làm ảnh hưởng đến tâm lý, khả năng nhận thức và hành vi của người bệnh.
Vì vậy, một người thực hiện cách chăm sóc người bệnh tâm thần cần phải vừa thấu hiểu, đồng cảm, chia sẻ, vừa phải biết được những gì nên làm và không nên làm trong quá trình chăm sóc để tránh xảy ra những điều không mong muốn.
Bệnh nhân tâm thần thường gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình sống và điều trị. Những khó khăn này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của họ mà còn tác động đến chất lượng cuộc sống và mối quan hệ với gia đình, bạn bè, và cộng đồng.
Bệnh nhân tâm thần, đặc biệt là những người mắc trầm cảm hoặc rối loạn tâm thần phân liệt, có thể thiếu động lực hoặc không đủ sức lực để thực hiện các công việc hàng ngày như ăn uống đúng giờ, vệ sinh cá nhân hoặc duy trì môi trường sống gọn gàng.
Các rối loạn tâm lý có thể làm cho bệnh nhân gặp khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ gia đình và người thân. Họ có thể cảm thấy khó chịu, không thể chia sẻ cảm xúc hoặc không thể tham gia các hoạt động chung, dẫn đến sự xa cách và hiểu lầm.
Đối với những người mắc bệnh tâm thần, việc hòa nhập vào xã hội là một thách thức lớn. Họ thường bị xa lánh, xua đuổi hoặc không nhận được sự quan tâm chăm sóc. Điều này khiến cho bệnh nhân cảm thấy xấu hổ, lo sợ bị từ chối và ngại tham gia vào các hoạt động xã hội hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ từ cộng đồng.
Hiểu được những khó khăn của người bệnh tâm thần, sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè và các chuyên gia tâm lý là cách chăm sóc người bệnh quan trọng và ý nghĩa giúp bệnh nhân vượt qua bệnh tật.
Cách chăm sóc người bệnh tâm thần hiệu quả là cả một quá trình lâu dài, toàn diện và phối hợp thực hiện nhiều biện pháp trị liệu kết hợp dùng thuốc theo chỉ định. Vì vậy, người chăm sóc cần phải đối diện với nhiều thách thức, như:
Việc phát hiện sớm với dấu hiệu của bệnh tâm thần giúp gia đình có cách chăm sóc người bệnh kịp thời và hiệu quả hơn. Vì vậy, nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về về hành vi, nhận thức hoặc cảm xúc của thành viên trong gia đình, hãy đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế chuyên khoa để được đánh giá và điều trị chuyên nghiệp. Việc can thiệp sớm thường sẽ có hiệu quả đáng kể.
Sống chung với người tâm thần, một trong những nguyên tắc quan trọng trong cách chăm sóc người bệnh là không đối xử phân biệt. Bởi, người bệnh tâm thần vẫn là con người, có quyền được tôn trọng và đối xử công bằng giống như bất kỳ ai. Việc bạn phân biệt đối xử như thể hiện sự sợ hãi hoặc tránh né, có thể khiến người bệnh cảm giác rằng họ bị xua đuổi hay bỏ rơi, thiếu sự hỗ trợ và giảm động lực phục hồi.
Thay vào đó, cách chăm sóc người bệnh tâm thần đúng đắn, trước hết cần phải duy trì thái độ thân thiện và bình tĩnh. Điều này sẽ giúp họ cảm thấy được chấp nhận và hỗ trợ. Việc đối xử bình đẳng, tôn trọng và không kỳ thị là yếu tố cơ bản giúp người bệnh cảm thấy được yêu thương, chấp nhận và có cơ hội phục hồi tốt hơn.
Giao tiếp bình tĩnh là chìa khóa quan trọng trong cách chăm sóc người bệnh tâm thần, giúp xây dựng mối quan hệ tin cậy, hỗ trợ quá trình điều trị và cải thiện tinh thần của bệnh nhân. Càng trong lúc người bệnh căng thẳng hoặc mất kiểm soát, việc duy trì giao tiếp bình tĩnh có thể giúp họ cảm thấy an toàn và giảm thiểu sự lo âu.
Cách giao tiếp bình tĩnh không chỉ bao gồm việc nói chuyện mà còn là việc lắng nghe. Khi người bệnh cảm thấy được lắng nghe mà không bị đánh giá hay phán xét, họ sẽ dễ dàng mở lòng và thảo luận về tình trạng của mình. Điều này có tác dụng đáng kể trong việc hỗ trợ bác sĩ hoặc người chăm sóc có thể đưa ra các cách chăm sóc người bệnh phù hợp và phương pháp điều trị hiệu quả hơn.
Khi thực hành cách chăm sóc người bệnh tâm thần, việc các thành viên trong gia đình thể hiện tình yêu và sự quan tâm có ý nghĩa quan trọng, không chỉ giúp cải thiện tình trạng tinh thần của bệnh nhân mà còn có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ điều trị.
Khi người bệnh tâm thần cảm nhận được tình yêu và sự quan tâm từ người chăm sóc, họ sẽ cảm thấy an toàn và bớt lo lắng hơn. Bệnh nhân sẽ cảm thấy an toàn, được bảo vệ và được trân trọng. Điều này giúp thúc đẩy sự ổn định về mặt tinh thần cho người bệnh và khuyến khích quá trình chữa lành.
Những cử chỉ quan tâm như trò chuyện nhẹ nhàng, ôm ấp, hay chỉ đơn giản là ngồi bên cạnh giúp bệnh nhân cảm thấy họ không đơn độc trong cuộc chiến với bệnh tật. Tình yêu thương làm dịu bớt cảm giác cô đơn và tự ti – hai yếu tố thường gặp ở những người mắc bệnh tâm thần.
Có thể nói, việc trò chuyện ngắn và đơn giản là một phương pháp quan trọng để giao tiếp với bệnh nhân tâm thần, giúp người bệnh dễ dàng tiếp thu thông tin và giảm thiểu sự căng thẳng, lo âu. Khi bệnh nhân mắc các bệnh lý tâm thần, họ có thể gặp khó khăn trong việc tập trung, tiếp thu thông tin. Vì vậy, những cuộc trò chuyện quá dài hoặc phức tạp có thể làm bệnh nhân cảm thấy bối rối, lo lắng và khó chịu.
Do đó, cách chăm sóc người bệnh tâm thần đúng là chúng ta nên trò chuyện ngắn gọn giúp họ cảm thấy dễ tiếp thu và không bị quá tải. Khi các cuộc trò chuyện dễ dàng tiếp thu, bệnh nhân cảm thấy tự tin hơn trong việc giao tiếp và không cảm thấy mình bị đánh giá hoặc xem là “không hiểu gì”, từ đó giúp họ cảm thấy được kết nối và dần cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình.
Để cải thiện tinh thần, sức khỏe và khả năng tự lập của bệnh nhân tâm thần, hãy tìm cách thúc đẩy và hỗ trợ bệnh nhân tham gia vào các hoạt động hàng ngày, giúp bệnh nhân duy trì sự gắn kết với xã hội, đồng thời giúp họ giảm căng thẳng, lo âu và phục hồi sức khỏe tâm thần hiệu quả.
Điều này là bởi, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tham gia vào các hoạt động hằng ngày có thể giúp giảm mức độ lo âu và trầm cảm, giúp bệnh nhân tâm thần cảm thấy bớt cô đơn và có giá trị. Các hoạt động như dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc cây cối, hoặc nấu ăn có thể giúp bệnh nhân cảm thấy mình có ích và gắn kết hơn với thế giới xung quanh. Khi bệnh nhân hoàn thành một công việc hoặc hoạt động đơn giản trong ngày, dù nhỏ, họ sẽ cảm thấy tự hào và có cảm giác thành tựu, điều này giúp nâng cao tự trọng và tinh thần. Đây là cách chăm sóc người bệnh hiệu quả, giúp bệnh nhân duy trì sự độc lập và giảm bớt phụ thuộc vào người khác.
Quản lý và kiểm soát việc dùng thuốc là phần quan trọng trong thể thiếu trong cách chăm sóc người bệnh tâm thần. Thuốc là phần quan trọng trong việc điều trị các bệnh tâm thần, giúp kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa các cơn tái phát. Việc dùng thuốc đúng liều, đúng thời gian là yếu tố quyết định đến sự thành công của quá trình điều trị.
Vì vậy, trong quá trình chăm sóc người bệnh, nhằm giúp bệnh nhân không quên hoặc bỏ sót liều thuốc, bạn nên lập lịch uống thuốc và nhắc nhở bệnh nhân mỗi ngày để theo dõi chính xác lịch uống thuốc của mình. Đặc biệt, tuyệt đối không tự ý thay đổi chủng loại hoặc liều lượng thuốc mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Điều này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và làm tăng nguy cơ tái phát bệnh.
Việc tuân thủ dùng thuốc là cách chăm sóc người bệnh tâm thần đặc biệt quan trọng để kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa tái phát.
Khi chăm sóc người bệnh tâm thần, việc kiên nhẫn và duy trì một thái độ tích cực là vô cùng quan trọng. Khi người bệnh có những suy nghĩ hoặc hành vi không hợp lý, bạn không nên tranh cãi hoặc phản đối một cách gay gắt. Việc tranh cãi có thể làm bệnh nhân cảm thấy bị đe dọa, xấu hổ hoặc lo lắng, gây thêm căng thẳng và làm trầm trọng thêm tình trạng của họ.
Tốt nhất, bạn hãy cố gắng kiềm chế và tránh phản ứng tiêu cực khi người bệnh có hành vi khó kiểm soát . Nếu bạn cảm thấy không thể kiểm soát cảm xúc của mình, hãy nhờ sự hỗ trợ từ các chuyên gia để có cách chăm sóc người bệnh tốt nhất.
Điều quan trọng trong cách chăm sóc người bệnh tâm thần là tạo một môi trường an toàn, đầy yêu thương và hỗ trợ bệnh nhân. Tuyệt đối không làm những việc như trói, đánh đập hoặc cô lập,… gây tổn hại về tâm lý, thậm chí là thể chất của những người bị bệnh tâm thần. Việc cô lập họ khỏi các mối quan hệ xã hội, gia đình hoặc bạn bè có thể làm người bệnh tăng cảm giác bị bỏ rơi, tuyệt vọng. Điều này chỉ làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Thay vào đó, cách chăm sóc người bệnh tâm thần tốt nhất là khuyến khích bệnh nhân tham gia các hoạt động xã hội, gặp gỡ bạn bè hoặc tham gia vào các nhóm hỗ trợ. Điều này giúp họ cảm thấy gắn kết với xã hội và cải thiện tình trạng tâm lý.
Trong cách chăm sóc người bệnh tâm thần, một điều quan trọng cần lưu ý là tránh sử dụng hoặc để người bệnh gần các công cụ nguy hiểm. Nếu họ có hành vi không kiểm soát được hoặc có ý định tự làm hại bản thân, các công cụ nguy hiểm như dao, kéo, hoặc vật sắc nhọn… trong tầm tay sẽ là mối nguy hiểm cho bệnh nhân tâm thần.
An toàn là ưu tiên hàng đầu. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng, không để các công cụ nguy hiểm trong khu vực mà bệnh nhân có thể tiếp cận, để ngăn ngừa nguy cơ bệnh nhân tự làm hại mình hoặc gây thương tích cho người khác. Nếu bệnh nhân cần sử dụng chúng, hãy giám sát chặt chẽ hoặc yêu cầu sự trợ giúp từ người khác.
Một số người tin tưởng vào các phương pháp điều trị “truyền thống” hoặc mê tín, như sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, bùa chú, thảo dược không có chứng minh khoa học, hay các phương pháp chữa bệnh dựa trên niềm tin tôn giáo hoặc huyền bí. Tuy nhiên, những biện pháp này là cách chăm sóc người bệnh tâm thần không có cơ sở khoa học, chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng hoặc chưa được chứng minh hiệu quả có thể gây hại cho bệnh nhân tâm thần thay vì cải thiện tình trạng bệnh của họ.
Vì vậy, thay vì dựa vào các phương pháp chưa được chứng minh, bạn nên tìm kiếm các phương pháp điều trị khoa học và đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, chẳng hạn như liệu pháp tâm lý (như CBT – Cognitive Behavioral Therapy), thuốc điều trị tâm thần do bác sĩ chỉ định, hoặc các liệu pháp thay thế đã được chứng minh an toàn để có cách chăm sóc người bệnh tâm thần đúng đắn.
Đọc thêm:
Tóm lại, sự kiên nhẫn và bình tĩnh, thấu hiểu và yêu thương là liều thuốc tinh thần quý giá cho những người bị bệnh tâm thần. Bên cạnh đó, luôn ghi nhớ những điều nên và không nên làm trong cách chăm sóc người bệnh tâm thần để tránh cảm giác tiêu cực cho người bệnh. Điều này có thể khiến cho bệnh tình ngày càng tệ hơn, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình chữa trị và phục hồi.
Nếu gia đình bạn không may có người bị tâm thần và mong muốn có cách chăm sóc người bệnh tốt nhất, hãy tham khảo dịch vụ chăm sóc người bệnh tại nhà của WeCare 247. Với đội ngũ chăm sóc viên dày dặn kinh nghiệm, tận tâm và khéo léo, chắc chắn sẽ có hỗ trợ đáng kể cho bệnh nhân trong quá trình điều trị và phục hồi.
Độc giả quan tâm thông tin về cách chăm sóc người bệnh tâm thần hoặc có nhu cầu đăng ký đặt dịch vụ chăm sóc người bệnh tại nhà vui lòng bấm theo dõi hoặc liên hệ chúng tôi qua:
|
Bài viết có tham khảo thông tin từ Website của Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec & Nhà thuốc Long Châu.
Đánh giá bài viết
Hotline: 1900 5247
Văn phòng: 171 Trần Não, Quận 02, TP. HCM
Mã số doanh nghiệp: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn