Hotline: 1900 5247
Văn phòng: 171 Trần Não, Quận 02, TP. HCM
Mã số doanh nghiệp: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn
- 20
- 27.659
Người cao tuổi thường là nhóm đối tượng dễ bị bỏ quên trong xã hội hiện đại. Việc hiểu biết và đồng cảm với những thay đổi tâm lý là một phần quan trọng để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và hỗ trợ họ đối mặt với những thách thức của tuổi tác.
Theo định nghĩa chung, người cao tuổi là những người ở độ tuổi trung bình từ 50 tuổi trở lên. Những người này thường gặp phải nhiều khó khăn và áp lực từ môi trường xã hội, sức khỏe, tâm lý và thậm chí là tài chính. Điều này có thể ảnh hưởng đến tâm lý và tạo ra những đặc điểm riêng biệt.
“Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số già từ năm 2036, khi đó, tỷ trọng nhóm dân số từ 65 trở lên chiếm 14,2% tổng dân số. Sau 20 năm, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số siêu già.” (báo Dân Trí)
Một trong những đặc điểm tâm lý bạn thường thấy khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là tính cách nóng tính và dễ căng thẳng do áp lực từ cuộc sống hàng ngày của họ.
Khi tuổi tác càng cao, họ càng dễ bị ức chế với những vấn đề nhỏ, vốn là trụ cột gia đình nay lại phải cần sự chăm sóc từ con cháu khiến họ dễ cảm thấy tự ti, khó kiểm soát cảm xúc và sẽ cáu gắt thậm chí buông những lời khó nghe tới người khác.
Người thân, đặc biệt là con cháu trong gia đình cần thông cảm, hiểu và chia sẻ cùng ông bà, cha mẹ để có thể giúp giảm bớt căng thẳng.
Cảm giác cô đơn và lạc lõng là một trong những vấn đề tâm lý phổ biến ở người cao tuổi vì con cháu thường xuyên bận rộn với công việc khiến họ cảm thấy mình bị bỏ rơi, không ai để ý và quan tâm.
Chính vì vậy, họ thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm sự quan tâm và sự chia sẻ từ người xung quanh. Người thân cần dành nhiều thời gian để lắng nghe, trò chuyện và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi để họ cảm thấy được yêu thương hơn.
Tuổi tác càng cao, người già càng dễ mẫn cảm với mọi thứ và suy nghĩ theo chiều hướng tiêu cực, và điều này có thể gây ra khủng hoảng tâm lý người già và làm suy giảm sức khỏe.
Để hạn chế tối đa tình trạng đa nghi ở người cao tuổi thì người thân trong gia đình cần cẩn trọng ở lời nói khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Hãy ưu tiên chia sẻ những câu chuyện tích cực để phần nào giúp họ cảm thấy lạc quan, vui vẻ.
Ở người già thường mắc một số bệnh như loãng xương và có những thay đổi liên quan đến tuổi như phản xạ tự vệ chậm nên khi ngã khó kiểm soát cơ thể để có thể tự đứng dậy dễ dàng.
Ngã là một trong những nguyên nhân chính gây tàn phế ở người cao tuổi. Hệ thống cơ xương của người lớn tuổi khá yếu, chức năng thăng bằng và phản xạ của thần kinh suy giảm theo thời gian khiến người cao tuổi dễ bị ngã hơn so với người trẻ tuổi.
Để việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi hiệu quả, gia đình cần trang bị cho người thân lớn tuổi gậy chống trượt để hạn chế té ngã cũng như phòng một số trường hợp không có vật cầm nắm giữ thăng bằng.
Càng lớn tuổi thì người già càng có nỗi sợ hãi, lo lắng về việc đối mặt với cái chết. Đồng thời, họ cũng chứng kiến những người thân, bạn bè cùng độ tuổi dần rời đi, vì thế mà suy nghĩ ám ảnh về cái chết càng mạnh mẽ.
Người cao tuổi có khả năng dễ bị trầm cảm nhiều hơn so với người trẻ tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau như sự cô đơn, mất đi người thân, vấn đề sức khỏe, hay sự thay đổi trong cuộc sống.
Có một số người già bị trầm cảm nhưng các triệu chứng lại không rõ ràng như ở người trẻ. Họ không hề cảm thấy buồn bã, thay vào đó họ cảm thấy mệt mỏi và đau nhức triền miên. Gia đình và những người kề cận thường bỏ qua những dấu hiệu này khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi mà không biết đó là dấu hiệu trầm cảm.
Người thân trong gia đình cần tạo điều kiện để họ có thể thể hiện cảm xúc và chia sẻ vấn đề của mình nhiều hơn.
Đọc thêm:
Hy vọng qua bài viết trên độc giả có thêm nhiều thông tin hữu ích cho quá trình chăm sóc sức khỏe người già hiệu quả hơn.
Theo dõi website cũng như trang Facebook WeCare 247 để cập nhật những tin tức mới nhất về sức khỏe cũng như đặt dịch vụ chăm sóc sức khỏe cá nhân tại nhà 24/7.
Bài viết có tham khảo thông tin từ website của Bệnh viện Quốc tế Vinmec và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang.
Đánh giá bài viết
Hotline: 1900 5247
Văn phòng: 171 Trần Não, Quận 02, TP. HCM
Mã số doanh nghiệp: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn
[…] ổn định tâm lý và nâng cao sức khỏe tinh thần người bệnh, người thân trong gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc người […]